4.4.1 Khái niệm vai trò xã hội
G.H. Mead (nhà xã hội học người Mỹ, thuộc trường phái lý thuyết
tương tác biểu trưng của Trường Đại học Tổng hợp Chicago), là người
đầu tiên đưa thuật ngữ Vai trò xã hội (Social role) vào trong khoa học lần đầu tiên vào năm 1934. Thuật ngữ này bắt nguồn từ việc người diễn viên đóng vai và diễn trò trên sân khấu. Có thể nói vai trò xã hội là khái niệm để chỉ sự mong đợi xã hội đối với hành vi diễn xuất của một cá nhân trong một tình huống xã hội cụ thể và trong một khung cảnh xã hội nhất định.
- Theo Ralph Linton (1936), coi vai trò là những lối ứng xử đã được quy định sẵn và áp đặt, tương ứng với những vị trí cụ thể nhất định.13
- Theo Jean Stoetzel, “Vai trò như là tập hợp ứng xử của mỗi cá
nhân mà mọi người khác chờ đợi”.14
- Theo I. Robertsons, vai trò là tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định.15
- Theo J.H. Fischer, sự phối hợp và tương tác qua lại của các khuôn mẫu được tập trung thành một nhiệm vụ xã hội gọi là vai trò. Nói một cách khác, vai trò là những hành động, hành vi ứng xử, những khuôn mẫu tác tác phong mà xã hội chờ đợi, đòi hỏi một người hay một nhóm xã hội nào đó phải thực hiện trên cơ sở vị thế của họ.16
Vai trò xã hội của một người có nghĩa là người đó phải đảm nhận hay thể hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở
13
Trần Hữu Quang (1998), Sđd, tr.44.
14 Nguyễn Minh Hòa (1997), Sđd, tr.50.
15 Nguyễn Đình Tấn (2005), Sđd, tr.52.
vị thế của người đó. Đồng thời họ cũng nhận được những quyền lợi xã hội tương ứng với việc thực hiện vai trò của họ. Như vậy ta thấy rằng, khái niệm vai trò xã hội có sự liên hệ gắn bó chặt chẽ với khái niệm vị thế xã hội, hay có thể nói vị thế nào thì vai trò ấy. Trong suốt cuộc đời
của mình các cá nhân chiếm giữ nhiều vị thế khác nhau do đó họ cũng phải diễn nhiều vai trò khác nhau, trong một thời điểm nào đó cá nhân nắm giữ cùng lúc nhiều vị thế thì họ cũng đồng thời phải diễn nhiều vai trò cùng một lúc.
Chúng ta có thể coi mỗi cá nhân hiện hữu trong xã hội chính là hiện hữu qua các vai trò xã hội, và rằng các cá nhân khi thực hiện hành vi giao tiếp với nhau chính là giao tiếp qua các vai trò xã hội và chỉ qua các vai trò xã hội chúng ta mới có thể thực hiện được cái gọi là “quan hệ xã
hội”.17
4.4.2 Những vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu vai trò xã hội
Một vai trò xã hội có thể có nhiều mức độ biểu hiện, hay những sắc thái khác nhau về khuôn mẫu tác phong.
Vai trò không chỉ bao gồm những khuôn mẫu tác phong biểu hiện ra bên ngoài mà còn bao hàm cả những khuôn mẫu nội dung tinh thần ở bên trong.
Nội dung của bất kỳ vai trò xã hội nào cũng luôn được liên hệ với những vai trò xã hội khác.
Giới hạn của sự co giãn trong mức độ biểu hiện của vai trò. Mức độ biểu hiện của vai trò có sự co giãn nhất định, nhưng mức độ co giãn chỉ được chấp nhận đến một giới hạn nhất định, vượt khỏi giới hạn đó thì sẽ dẫn đến sai lệch; có nghĩa là người ta sẽ không làm đúng vai trò của mình nữa.
Căng thẳng và xung đột vai trò. Căng thẳng vai trò xảy ra khi khi cá nhân thấy rằng vai trò không thích hợp và họ khó khăn trong việc thực hiện vai trò đó, nhất là những vai trò được nhiều người mong đợi, kỳ vọng quá nhiều. Xung đột vai trò xảy ra khi cá nhân cùng lúc chiếm giữ hai hay nhiều vị thế, vai trò và khi cá nhân tham gia nhiều nhóm xã hội khác nhau, họ phải đáp ứng những mong đợi của những nhóm xã hội khác nhau, nhiều khi những mong đợi đó xung đột với nhau về lợi ích.
Vai trò và nhân cách. Theo J.H. Fischer, trên phương diện xã hội học, nhân cách xã hội là toàn bộ những vai trò của cá nhân, nhân cách xã hội chính là hệ thống toàn vẹn của những vai trò làm trung gian trong
những nhóm, những đoàn thể, những tổ chức xã hội mà cá nhân thực hiện những vai trò của mình.
Một người không chỉ có một vai trò mà có nhiều vai trò. Một người nào đó tham gia vào bao nhiêu đoàn thể xã hội thì có bấy nhiêu vai trò. Mức độ nhiều hay ít các vai trò phụ thuộc vào mức độ tham gia nhiều hay ít của một người nào đó vào các đoàn thể, tổ chức xã hội.
Nghiên cứu vai trò cũng cần phân biệt giữa những vai trò chung trừu tượng với vai trò cụ thể.
4.4.3 Các loại vai trò xã hội
a) Vai trò định chế (qua trường lớp)
Đây là loại vai trò mà khi cá nhân thực hiện nó buộc phải tuân theo những diễn xuất theo những cách thức nhất định do một tổ chức chính thức nào đó quy định và kèm theo đó là những biện pháp, chế tài. Các cá nhân phải hành động theo những khuôn mẫu đã được vạch sẵn. Để đóng được các vai trò chế định cá nhân thường phải trải qua những khóa học tập, huấn luyện để có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết mà vai trò đó đòi hỏi.
b) Vai trò thông thường (không qua trường lớp)
Đây là loại vai trò mà chúng ta thường xuyên đóng và liên tục thay đổi chúng trong đời sống thường ngày. Đối với loại vai trò này cá nhân không cần phải trải qua học tập, tập huấn mà chỉ cần bắt chước, học hỏi một cách đơn giản là có thể đóng được. Vai trò thường nhật là loại vai trò chiếm đại đa số trong tổng số vai trò mà chúng ta đóng trong suốt cuộc đời.
c) Vai trò kỳ vọng
Là loại vai trò khi mà cá nhân đóng nó sẽ nhận được rất nhiều sự mong đợi, niềm tin và hy vọng từ rất nhiều cá nhân, nhóm xã hội khác gửi gắm vào vai trò đó và cá nhân có trách nhiệm đáp lại sự mong mỏi đó. Có những vai trò mà khi cá nhân đóng nhận được sự mong đợi của cả một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc.
d) Vai trò gán (bình bầu)
Là loại vai trò mà các cá nhân có được do một tổ chức xã hội chính thức hay một nhóm người nào đó gán cho qua kết quả của một lựa chọn, bình xét hay tôn vinh.
e) Vai trò tự chọn
Là loại vai trò mà cá nhân có thể lựa chọn theo ý muốn để đi đến quyết định là đóng hay không đóng.
Theo T. Parsons, thì có 5 dạng biểu hiện của vai trò, đó là:18
+ Một số vai trò đòi hỏi sự kiềm chế tình cảm khi thực hiện, trong khi một số khác thì không.
+ Một số vai trò dựa trên vị thế, vị trí đã có sẵn.
+ Một số vai trò định hẹp còn một số khác lại được xác định rộng. + Một số vai trò đòi hỏi các cá nhân có thái độ ứng xử với mọi người theo quy tắc chung. Ngược lại một số vai trò khác đòi hỏi phải đối xử với người khác theo cách đặc thù vì những mối quan hệ xã hội đặc biệt với họ.
+ Các vai trò xã hội khác nhau thì có động cơ xã hội khác nhau.
4.5 SO SÁNH VỊ THẾ VÀ VAI TRÒ
4.5.1 Sự giống và khác nhau trong mối quan hệ giữa vị thế và vai trò
Đều tồn tại trong chủ thể nhất định, nhưng giữa vị thế xã hội và vai trò xã hội có sự khác nhau tương đối. Nếu vị trí xã hội (ở đây xét theo khía cạnh địa vị xã hội) thường mang tính ổn định khá cao trong một thời gian dài, thường được một tổ chức xã hội nào đó thừa nhận, thì vai trò xã hội lại không ổn định mà luôn luôn có sự thay đổi tùy theo từng tình huống xã hội và khung cảnh xã hội. Nếu địa vị xã hội trả lời cho câu hỏi: anh là ai?, thì vai trò xã hội trả lời cho câu hỏi: anh cần diễn xuất như thế nào? Cần phải làm gì? Trong tình huống đó, khung cảnh đó. Địa vị xã hội có thể xem như một cái trục định vị cá nhân thì vai trò xã hội có thể được xem như những biểu hiện đa dạng, phong phú quanh nó. Trong một số thời điểm địa vị và vai trò chồng lên nhau, nhưng số đó không nhiều lắm, bởi vì địa vị xã hội hữu hạn hơn nhiều so với vai trò xã hội.19
Vị thế và vai trò luôn gắn bó mật thiết với nhau. Không thể nói tới vị thế mà không nói tới vai trò và ngược lại. Vai trò và vị thế là hai mặt của một vấn đề.
Vai trò phụ thuộc vào vị thế (vị thế nào vai trò ấy). Theo lý thuyết Nho giáo của Khổng Tử, mối quan hệ giữa vị thế và vai trò chính là vấn đề “chính danh định phận”, có nghĩa là con người luôn phải vận động, ứng xử theo cái danh, cái phận tức là vị trí xã hội của họ. “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” - Vua phải hành động ra vua, bề tôi phải hành động ra bề tôi, cha ra cha, con ra con, vợ ra vợ, chồng ra chồng.
18 Lương Văn Úc (2009), Sđd, tr.189.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta có thể chỉ ra vô số những ví dụ minh chứng cho mối quan hệ này.
Một vị thế có thể có nhiều vai trò. Ví dụ: giáo sư đại học là một vị thế, nhưng có thể thực hiện nhiều vai trò khác nữa.
Trong mối quan hệ giữa vị thế và vai trò thì vị thế thường ổn định hơn, ít biến đổi hơn, còn vai trò thì động hơn hay biến đổi hơn.
Sự biến đổi của vai trò phụ thuộc vào sự biến đổi của vị thế, vị thế biến đổi thì vai trò cũng biến đổi,… Sự biến đổi của vai trò phụ thuộc vào sự biến đổi của vị thế qua mỗi giai đoạn cụ thể của từng cá nhân cũng như nhóm xã hội.
Vai trò và vị thế thường thống nhất với nhau, song đôi khi cũng gặp phải những mâu thuẫn, gây ra tình trạng xung đột giữa vị thế và vai trò.
4.5.2Các yếu tố ảnh hưởng đến vị thế và vai trò xã hội
Theo Lensky, trong xã hội Mỹ, các yếu tố ảnh hưởng đến địa vị xã hội của cá nhân là:
Yếu tố thu nhập
Yếu tố uy thế nghề nghiệp Yếu tố trình độ học vấn Yếu tố chủng tộc
Trong xã hội học, thì địa vị xã hội của các cá nhân phụ thuộc vào: Sự đánh giá của cá nhân về bản thân mình và xã hội đánh giá
khả năng, trình độ của cá nhân Những đặc trưng về tâm, sinh lý
Giới tính, tuổi, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, cơ may, thâm niên,…
Tóm tắt phương pháp dạy và học
1. Phương pháp nêu vấn đề
2. Hướng dẫn sinh viên phương pháp nghiên cứu 3. Hướng dẫn sinh viên đọc và lấy tư liệu
Câu hỏi hướng dẫn ôn tập chương 4
1. Hành động của cá nhân chịu sự chi phối của bản năng, ý thức và tiềm thức như thế nào?
2. Từ ba cách tiếp cận bản chất con người dẫn đến ba quan niệm xã hội hóa như thế nào?
3. Các môi trường biến hóa con người như thế nào?
4. Tìm hiểu về con người và bản chất của con người theo quan điểm xã hội học.
5. Các giai đoạn phát triển của cá nhân trong cuộc đời mình, nắm vững các đặc điểm trong từng giai đoạn.
6. Vai trò của xã hội hóa cá nhân trong thời đại ngày nay. Vì sao nói chúng ta phải học tập và làm theo tấm gương, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh?
7. Tìm hiểu về vai trò của người cha, người mẹ, người con trong gia đình. Liên hệ bản thân?
8. Vị trí xã hội thể hiện trong thực tế như thế nào?
9. Tại sao nói xã hội hóa là quá trình các cá nhân lĩnh hội nền văn hóa xã hội để hình thành nhân cách cá nhân?
10. Tại sao nói xã hội hóa là quá trình thiết lập vị trí, vị thế, vai trò xã hội cho các cá nhân trong các tình huống xã hội cụ thể.
Danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn
1. Bùi Quang Dũng (2004). Nhập môn lịch sử xã hội. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Viện Xã hội học. NXB Khoa học Xã hội.
2. Vũ Cao Đàm (2007). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB
Giáo Dục.
3. Endruweit.G và Trommsdorff.G (2002). Từ điển Xã hội học. NXB
Thế Giới, Hà Nội.
4. Phạm Tất Dong. Nguyễn Sinh Huy. Đỗ Nguyên Phương (1995). Xã hội học đại cương. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Viện Đại học Mở Hà Nội. Tủ sách đại học đào tạo từ xa Hà Nội.
5. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2008). Xã hội học. NXB Đại học
6. Nguyễn Duy Hới (2002). Giáo trình Nhập môn xã hội học. Trường Đại học Huế. Trung tâm đào tạo từ xa đại học Huế. NXB Giáo Dục. 7. Nguyễn Minh Hòa (1997). Xã hội học những vấn đề cơ bản. Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM. 8. Nguyễn Minh Hòa (1993). Một số phương pháp và kỹ thuật nghiên
cứu xã hội học ứng dụng. NXB Khoa học Xã hội.
9. Lương Văn Úc (2009). Giáo trình xã hội học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bộ môn Tâm lý xã hội học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
10. Lương Văn Út (2008). Hướng dẫn học tập môn xã hội học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bộ môn Tâm lý xã hội học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
11. Ngọ Văn Nhân (2008). Tập bài giảng xã hội học. Trường Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an Nhân dân.
12. Tạ Minh (2007). Giáo trình xã hội học đại cương. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 5
BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI
5.1 BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI 5.1.1 Khái niệm bất bình đẳng 5.1.1 Khái niệm bất bình đẳng
Bất bình đẳng là một vấn đề trung tâm của xã hội học, nó là cơ sở tạo nên sự phân tầng xã hội. Bất bình đẳng không phải là hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân mà nó xuất hiện khi có một nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác.
Con người trong xã hội mang nhiều đặc điểm khác nhau về giới tính, tuổi tác, chủng tộc, tôn giáo, tài sản và uy tín xã hội, quyền hành,… chúng ta gọi những sự khác biệt này là bất bình đẳng xã hội. Ở đây bất bình đẳng xã hội chưa mang một phê phán giá trị tốt hay xấu.
Nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp Pierre Bourdieu quan niệm rằng trong xã hội, chúng ta đã thừa hưởng và mang theo bên mình ba loại vốn (cappitaux) – trong nghĩa đen cũng như nghĩa bóng: vốn liếng kinh tế, vốn liếng xã hội và vốn liếng văn hóa. Chính những khác biệt về vốn liếng đã đặt mỗi cá nhân vào những vị trí khác nhau trong các tầng lớp xã hội khác nhau. Đây cũng là những cơ sở đầu tiên đặt nền móng cho sự bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội.
Các nhà xã hội học đã cố gắng khám phá nguồn gốc những bất bình đẳng trong cơ cấu và trong văn hóa của chính các xã hội này. Họ thấy rằng những khác biệt bẩm sinh giữa những cá nhân, và sự phát triển của từng cá nhân cũng đào sâu những khác biệt này, nhưng mặt khác các nhà xã hội học cũng quan niệm nền văn hóa và cơ cấu xã hội có thể cũng cố