NHỮNG NHÀ KHOA HỌC ĐẦU TIÊN SÁNG LẬP RA

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 28 - 50)

NGÀNH XÃ HỘI HỌC

So với lịch sử phát triển của nhiều ngành trong các khoa học xã hội thì xã hội học là một ngành khoa học còn non trẻ. Tuy nhiên những vấn đề xã hội mà các nhà xã hội học tiền bối đề xuất và tìm cách giải quyết cho đến nay vẫn có vai trò cực kỳ quan trọng và có tác dụng to lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội học hiện nay.

Theo trình tự thời gian và theo lịch sử phát triển của xã hội học, chúng ta lần lượt tìm hiểu sự cống hiến của một số nhà xã hội học tiêu biểu, được xem là những người có công đầu trong việc xây dựng và phát triển của xã hội học.

1.2.1 Auguste Comte (1798 -1857)

Sơ lược tiểu sử của A.Comte

A.Comte sống trong thời kỳ cách mạng tư sản Pháp thành công và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội công nghiệp nước Pháp. Theo ông xã hội Tây Âu trong thời kỳ này đã rơi vào khủng khoảng với sự sụp đổ của xã hội thần học và đồng thời với nó là sự ra đời của khoa học xã hội và công nghệ.

Auguste Comte sinh ra tại Montpellier, nước Pháp, trong một gia đình theo đạo Giatô theo xu hướng quân chủ. Năm 1814, ông học trường Bách khoa Pari, là người có tư tưởng tự do và cách mạng. Ra trường, ông dạy tư, rồi làm trợ lý cho Saint Simon. Năm 1826 ông bắt đầu giảng “Giáo trình triết học thực chứng”; các tác phẩm chính gồm:

- Giáo trình triết học biện chứng (1842) - Hệ thống xã hội thực chứng (1851)

Trong các tác phẩm đầu tiên của mình, Comte đã phân tích sự khủng hoảng của xã hội Tây Âu hồi đầu thế kỷ XIX với sự sụp đổ của xã

hội thần học và quân sự, đồng thời là sự ra đời của xã hội khoa học và công nghệ.

Comte quan niệm rằng xã hội học sẽ mang lại giải pháp cho sự khủng hoảng của văn minh phương Tây, là một thứ “kinh Phúc âm” của khoa học thực chứng mà ông truyền giảng với tư cách là nhà “cải cách xã hội”. Nhưng ông không có ảo tưởng đối với việc can thiệp vào đời sống xã hội, vì đó là việc quá phức tạp. Cải cách xã hội cũng đòi hỏi phải xét lại nhiều khái niệm căn bản, phải chỉnh đốn phong tục rất tốn thời gian và công sức. Ông xem chiến tranh là lỗi thời và dự báo trước sự xuất hiện một quyền lực tinh thần mới: quyền lực của các nhà bác học và các nhà triết học.

Về sau Auguste Comte được tôn vinh là người khai sáng ra xã hội học. Ông luôn luôn tin tưởng rằng muốn nghiên cứu xã hội học phải dựa trên sự quan sát có hệ thống và phân loại. Ông cũng thừa nhận rằng xã hội học luôn luôn bị chi phối bởi các nguyên tắc và phương pháp của khoa học tự nhiên.

Với những cống hiến to lớn như trên, ông được xem là người có công đầu xây dựng nên xã hội học với vai trò của một khoa học chân chính.

Quan niệm về xã hội học

Tư tưởng xã hội học của Comte chịu ảnh hưởng của khoa học tự nhiên như vật lý học, sinh vật học,...

Việc đặt tên

Ông là người khai sinh ra xã hội học. Công lao đầu tiên của ông đó là việc đặt tên cho bộ môn khoa học này là xã hội học (Sociology xuất phát từ hai từ: Socius: xã hội và logos: luận lý [học thuyết]).

Ông chia các ngành khoa học thành hai loại: khoa học cơ bản: toán, lý, hoá và khoa học cụ thể như: sinh, sử, địa,... Mục đích của ông không phải chỉ để phân loại mà để tìm chỗ đứng riêng biệt cho xã hội học nhằm đề cao xã hội học, vì theo ông “các khoa học cơ bản và cụ thể đều không

thể lý giải được xã hội hiện đại, chỉ có Xã hội học mới có thể làm được điều đó”.

Quan niệm về đối tượng của xã hội học

Xã hội học là khoa học nghiên cứu quy luật khái quát, phán ánh mối quan hệ căn bản nhất của các sự vật, hiện tượng xã hội.

Nguyên tắc xây dựng xã hội học

Chủ nghĩa kinh nghiệm: ông kế thừa quan điểm của Bekerly - đưa

người phải phục tùng xã hội, và Bacon (đưa ra quan niệm mới về phương pháp siêu hình học, phê phán quan điểm kinh viện của nhà thờ và đề cao tuyệt đối khoa học). Theo ông, chỉ có chủ nghĩa kinh nghiệm mới làm nên kiến thức con người. Chủ nghĩa kinh nghiệm tạo nên lý thuyết xã hội học.

Chủ nghĩa thực chứng: Dựa trên thuyết vật lý, phải lượng hóa

những yếu tố khoa học đo lường, chuẩn hóa từ quy luật, định luật để chuẩn hóa các hoạt động xã hội, hiện tượng xã hội. Thuyết của ông còn gọi là thuyết “Vật lý học xã hội”.

Học thuyết xã hội học của A.Comte

(1) Tĩnh học xã hội:

Đặt xã hội trong trạng thái tĩnh và từ đó đi mổ xẻ, tìm hiểu. Tĩnh học xã hội là bộ phận của xã hội học, nghiên cứu về trật tự xã hội, cơ cấu xã hội, các thành phần và mối liên hệ với chúng. Ông cho rằng, tĩnh học xã hội đầu tiên phải đi nghiên cứu vấn đề cá nhân.

Thực thể chứa đựng các nhu cầu, các năng lực có sẵn trong con người (thực thể tự nhiên). Tiếp đó, nó tồn tại các năng lực, các nhu cầu được tiếp thu từ bên ngoài (thực thể xã hội). Ông nhấn mạnh yếu tố thứ nhất, nhu cầu đó hình thành từ đâu, tại sao lại có nhu cầu. Yếu tố thứ nhất cấu tạo từ trái tim: chứa đựng tình cảm; trong khi đó khối óc: kiểm soát hành vi cá nhân. Ông cho rằng, hành vi, hành động sinh ra từ trái tim.

(2) Động học xã hội: (thay đổi xã hội)

Động học là khoa học về sự phát triển. Theo Comte, động học trước hết là tìm hiểu những nhân tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ông phân thành hai loại: kinh tế, khí hậu, dân số,... (không quan trọng) và nhận thức, tư tưởng của con người (có ý nghĩa quyết định).

Trên cơ sở phân chia đó ông chia lịch sử loài người làm ba giai đoạn, theo quy luật ba trạng thái: (Luật tam trạng)

+ Giai đoạn thần học: kéo dài hơn chục thế kỷ, tôn giáo thống trị xã hội, biểu hiện tư duy thần học là chủ yếu.

+ Giai đoạn siêu hình học: trong xã hội đã có tư duy trừu tượng nhưng những tư tưởng siêu hình thống trị. Ở đó, các nhà Luật học và Triết học chi phối xã hội. Ông coi đây là bản lề, bước đệm để chuyển giai đoạn thần học sang giai đoạn sau.

+ Giai đoạn thực chứng: ở giai đoạn này, các môn khoa học thực chứng phát triển. Điều đó làm kết thúc hệ thống đầu cơ tư tưởng tôn giáo cũng như Triết học kinh viện. Trong thời kỳ này, khoa

học tự nhiên thống trị xã hội, nghiên cứu khoa học theo nguyên tắc chủ nghĩa kinh nghiệm thực chứng luận và thuyết vật lý. Đây là giai đoạn mà con người hiểu hết đời sống xã hội một cách rõ nhất so với trước đây.

Từ đó rút ra rằng động học xã hội quan trọng hơn các trạng thái tĩnh học xã hội.

- Ngoài ba quy luật, ông còn nghiên cứu xã hội với tính cách là một tổng thể hữu cơ, trong đó mối quan hệ qua lại giữa các nhóm xã hội được coi là điều kiện tồn tại của xã hội.

- Ông nghiên cứu về chiến tranh và hoà bình: ông lên án chiến tranh xâm lược, đòi hỏi xóa bỏ chế độ thực dân “việc áp đặt chiến tranh

bằng lưỡi lê sẽ đem lại hậu quả cho cả hai phía”.

(3) Cơ cấu xã hội: theo ông cơ cấu xã hội phát triển từ thấp lên cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Cơ cấu xã hội tổng thể được tạo nên từ các tiểu cơ cấu và sự phát triển của xã hội tất yếu sẽ làm cho tiểu cơ cấu xã hội được chức năng hóa, chuyên môn hóa. Ví dụ: cơ cấu kinh tế gồm nhiều ngành: công nghiệp, nông nghiệp , dịch vụ,... Khi nền kinh tế phát triển, cơ cấu công nghiệp được chuyên môn hóa, chức năng hóa và phân hóa thành các tiểu cơ cấu. Ông nghiên cứu cách liên kết hữu cơ các tiểu cơ cấu lại với nhau theo con hai đường khác nhau.

Con đường 1: phải có vai trò của nhà nước, tức là thông qua quyền lực của nhà nước để điều hòa, điều phối nhằm liên kết các bộ phận lại không để nó tan rã.

Con đường 2: dựa vào đạo đức, tình cảm, sự thiện chí của các cá nhân để liên kết cộng đồng. Từ đây, ông đặt ra khẩu hiệu “Tình yêu là

nguyên tắc, trật tự là cơ sở, tiến bộ là mục tiêu”.

Quan niệm về gia đình: ông coi gia đình là một tế bào của xã hội, là đơn vị xã hội cơ bản nhất, nó tham gia vào mọi đơn vị khác. Ông đã đi sâu nghiên cứu gia đình, phân công lao động trong gia đình, quan hệ giữa các thành viên, đặc biệt là quan hệ huyết thống. Theo ông, gia đình có hai mối quan hệ cơ bản: hôn nhân và huyết thống.

Những phương pháp xã hội học của A.Comte

(1) Phương pháp quan sát: ông cho rằng, nghiên cứu ngoài xã hội rất khó tiến hành quan sát bởi đời sống xã hội biểu thị trong một số quá trình nhất định. Ông đã đề ra các nguyên tắc như sau trong quan sát:

- Quan sát trong một thời điểm nhất định (xác định rõ thời gian và không gian quan sát)

- Dựa trên những tiền đề lý luận nhất định

- Phải chú ý đến những quy luật thống kê, chọn mẫu, chọn đối tượng

- Phải biết kế thừa những quan sát của người đi trước

- Lựa chọn hình thức quan sát (quan sát kín, quan sát công khai, quan sát trực tiếp,…)

(2) Phương pháp thực nghiệm: có hai loại: trực tiếp và gián tiếp. - Phương pháp trực tiếp là nghiên cứu xã hội trên cơ sở những hiện tượng xã hội mà người nghiên cứu đã chọn ra, được nghiên cứu một cách dứt điểm trong trạng thái khách quan của nó.

- Phương pháp gián tiếp là nghiên cứu những hiện tượng xã hội lớn hơn đã có những nguyên nhân chung và riêng mà đa số chúng ta nghiên cứu bằng cách gián tiếp.

(3) Phương pháp so sánh: theo ông, so sánh phải dựa trên hai nguyên tắc: trục thời gian và vòng không gian.

Kết luận

Auguste Comte là người đặt cơ sở nền tảng cho xã hội học, ông đã đưa thuật ngữ Xã hội học vào kho tàng khoa học nhân loại.

Ông có nhiều lập trường quan điểm có tầm quan trọng ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của xã hội học cổ điển: chủ nghĩa bảo thủ, thuyết cải cách, thuyết khoa học và quan điểm vê thế giới tiến hóa của ông.

Ví dụ: Xã hội học của ông không tập trung vào cá nhân mà chỉ xem nó như là một đơn vị cơ bản của các thực thể phân tích lớn hơn như gia đình. Ông cũng đã đề xuất chúng ta nên nhìn vào cả cơ cấu xã hội và biến đổi xã hội. Những câu hỏi đó đã trở thành những chủ đề trọng tâm của lý thuyết xã hội học từ trước đến nay.

Auguste Comte xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận cho xã hội học (đòi hỏi các nhà xã hội học phải vận dụng sự quan sát thực nghiệm và phép phân tích so sánh lịch sử). Xã hội học của Comte chứa đựng nhiều tư tưởng tiến bộ, tìm ra con đường tiếp cận mới đối với sự phát triển xã hội - tức là ông vạch ra quy luật phát triển, mô hình phát triển, mô tả quy trình phát triển.

Ông tách xã hội học ra khỏi triết học tự biện, giáo điều và đem đến cho nó sức sống mãnh liệt của khoa học thực chứng, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển bộ môn khoa học này.

Tuy nhiên, trong học thuyết của ông cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Ví dụ: Cắt nghĩa động lực phát triển xã hội là yếu tố tư tưởng.

Nhìn chung tư tưởng xã hội học của Auguste Comte để lại nhiều nội dung và phương pháp quý giá được thế hệ sau kế thừa và phát triển.

1.2.2 Karl Marx (1818-1883)

Sơ lược tiểu sử của Karl Marx

K.Marx là nhà kinh tế học Đức, sinh năm 1818 ở Treves, mất vào năm 1883 ở Luân Đôn, Marx là nhà lí luận vĩ đại của phong trào công nhân thế giới và là nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học (cùng với F.Engels). Marx có hai phát kiến quan trọng như nhận xét của Engels là lí luận về giá trị thặng dư và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Từ sau các phát kiến ấy, Marx chuyển hẳn từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ lập trường dân chủ sang lập trường cộng sản. Cuộc đời Marx là sự kết hợp hài hòa những hoạt động cách mạng và thực tiễn.

Tác phẩm đồ sộ nhất của ông là bộ Tư bản, trong đó vận dụng phép biện chứng duy vật để mô tả và phân tích xã hội tư bản, ông rút ra kết luận về tính tất yếu của cách mạng vô sản và về xã hội cộng sản tương lai.

Sinh thời Karl Marx chưa bao giờ tự xem mình là nhà xã hội học nhưng những quan điểm khoa học thể hiện trong các tác phẩm của ông về mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp, về sự tiến hóa của lịch sử xã hội, ngày nay được đông đảo các nhà xã hội thừa nhận là có cống hiến to lớn, rất có ý nghĩa trong xã hội học.

Ở phương Tây, các nhà xã hội học xem Marx là người đại diện tiêu biểu cho trường phái xã hội học xuất phát từ lịch sử, từ mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội. Marx phân tích kết cấu xã hội dựa trên sự phân tích kết cấu kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế trong xã hội. Ông xem

địa vị xã hội, các thang bậc giá trị các cuẩn mực xã hội, các hành vi ứng xử giao tiếp giữa người và người – tất cả đều được quyết định, bị chi phối bởi mối quan hệ kinh tế tất yếu, tự nhiên cả chính họ (cũng chính là từ địa vị giai cấp của họ.

Ngày nay cũng có tác giả xem Marx là “một nhân vật đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của xã hội học”3 không chỉ đối với các nhà xã hội học Mácxít mà còn đối với giới xã hội học nói chung.

Các quan niệm về xã hội học của Karl Marx

Lý thuyết xung đột (lý thuyết tiếp cận xã hội): Ông coi xã hội là

một trường xung đột. Bất kể các hiện tượng trong tư duy của chúng ta đều mâu thuẫn. Qua lý thuyết này, ông cho rằng phải sử dụng nó để đi vào xã hội cụ thể.

Lý thuyết về hình thái kinh tế - xã hội. Qua đó, ông đã đi vào lý

thuyết về phương thức sản xuất (lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất). Trong mối tương quan này thì lực lượng sản xuất năng động hơn, quan hệ sản xuất chỉ là cái vỏ. Từ đây ông phát hiện ra quy luật, tính chất của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Từ đó ông phân chia lịch sử loài người thành 5 giai đoạn cụ thể. Xã hội loài người xem đây là phương thức nghiên cứu về chính xã hội loài người.

Lý thuyết về phân tầng xã hội: Ông chỉ ra hai nguyên nhân của

sự phân tầng:

Do sự khác nhau trong việc sở hữu lực lượng sản xuất. Người ta gọi Marx là nhà quyết định luận kinh tế. Trong xã hội có hai tầng lớp: có của cải vật chất: thống trị xã hội (tư sản) và không có của cải vật chất: bị trị (vô sản). Đấu tranh là động lực để phát triển xã hội.

Phân tầng xã hội còn là do phân công lao động xuất hiện khi con người biết tác động vào tự nhiên (săn bắn, hái lượm), do tính chất lao động, nghề nghiệp,... hình thành nên sự phân công lao động mà hình thành nên các tầng lớp khác nhau.

Các quan niệm

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 28 - 50)