Chức năng nhận thức

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 52 - 53)

Chức năng này được thực hiện trong một số mặt cơ bản sau:

- Trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học về sự phát triển của xã hội, quy luật của sự phát triển ấy, đồng thời vạch ra được cơ chế của sự phát triển đó.

- Thông qua việc vạch ra những quy luật khách quan của các quá trình phát triển của các hiện tượng và quá trình xã hội mà tạo nên những tiền đề để nhận thức về những triển vọng nhằm phát triển hơn nữa đời sống xã hội cũng như các mặt, các khía cạnh riêng biệt của nó.

- Thông qua nghiên cứu các nhà xã hội học xác định được nhu cầu phát triển của xã hội, của các giai cấp, các cộng đồng biểu lộ qua các hành động của con người, góp phần xác định các hình thức cụ thể nhằm đạt được nhu cầu, sự kết hợp được lợi ích của tập thể, cộng đồng.

- Chức năng nhận thức của xã hội học được thể hiện qua chức năng phương pháp luận của nó.

Ý nghĩa phương pháp luận của xã hội học thể hiện ở chỗ:

+ Đây là những thông tin khoa học loại trừ các thông tin không đóng vai trò quyết định trong quá trình nghiên cứu.

+ Đóng vai trò là những nguyên lý và những chuẩn mực trong quá trình nghiên cứu.

+ Mọi hoạt động của con người đều được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý cụ thể, chứa đựng những vấn đề mang tính chung, tính quy luật rút ra từ những kinh nghiệm của quá khứ và hiện tại  có vậy mới thuyết phục được các nhà lãnh đạo, quản lý xã hội. Nếu làm không tốt sẽ gây ra các ảnh hưởng không tốt đến kinh tế - xã hội, hiệu quả công việc không cao.

Ví dụ: Vấn đề đi lại, giao thông ở Việt Nam  liên quan nhiều đến hành vi của con người, phải tiến hành điều tra để tìm ra các nguyên nhân để giải quyết.

Theo điều tra:

* Đa số người được hỏi (có bằng) không thuộc luật. * Truyền thống “đi tắt đón đầu”.

* Phương pháp học và thi bằng lái xe còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế.

* Các thói quen không tốt khi tham gia giao thông đã ăn sâu vào cuộc sống của mọi người dân.

+ Trong hoạt động thực tế những nguyên lý này thể hiện trong các chuẩn mực, các quy tắc trong các hoạt động khoa học, các chức năng trên được thực hiện bằng các phương pháp nhận thức.

- Ý nghĩa thực tiễn của các phương pháp xã hội học thực nghiệm cho phép khảo nghiệm tính đúng đắn, xác thực của các mô hình, các quyết sách trong công tác quản lý xã hội trên cơ sở lý luận và thực tiễn.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 52 - 53)