Nông dân: Nói đến nông dân là nói đến một nhóm xã hội, một giai
tầng xã hội, một giai cấp xã hội. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Nông dân là người dân làm nghề trồng trọt, cày cấy.
Nông nghiệp: là một ngành nghề, một ngành kinh tế quốc dân
chuyên trồng trọt và cày cấy để cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp.
Nông thôn: là làng mạc sống bằng sản xuất nông nghiệp, khác hẳn
với thành thị, nói đến nông thôn là nói đến vùng địa lý cư trú gắn với thiên nhiên, dân cư chủ yếu là nông dân, ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp và có lối sống riêng, văn hóa riêng.
Như vậy, ta có thể thấy những đặc trưng nổi bật của xã hội nông thôn như sau:
- Thứ nhất, nông thôn phải gắn chặt với một nghề lao động xã hội
truyền thống, đặc trưng và nổi trội là hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Thứ hai, trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội ở nông thôn
do lịch sử để lại gồm tụ điểm quần cư thường có quy mô nhỏ về mặt số lượng.
- Thứ tư, nông thôn có một môi trường tự nhiên ưu trội, con người
gần gũi với tự nhiên hơn.
- Thứ năm, nông thôn có một lối sống đặc thù-lối sống nông thôn,
lối sống của các cộng đồng xã hội được hình thành chủ yếu trên cơ sở hoạt động nông nghiệp.
- Thứ sáu, chính lối sống này định hình một đặc trưng nổi trội của
nông thôn - tính cố kết cộng đồng. Đặc trưng này khác hẳn với đô thị.
- Thứ bảy, lối sống nông thôn làm cho cung cách ứng xử xã hội
nặng về luật tục, về nghi lễ hơn là tính pháp lý.
- Thứ tám, đặc trưng không thể thiếu đó là văn hóa nông thôn,
một loại hình văn hóa đặc thù mang đậm nét dân gian, nét truyền thống dân tộc.