Giai đoạn chuẩn bị

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 56 - 59)

Bước 1: Xác định chủ đề nghiên cứu (tên đề tài nghiên cứu)

Ví dụ: Vấn đề nghiên cứu (lối sống, định hướng, giá trị, nhu cầu văn hóa,…)

 Trả lời câu hỏi: Chủ đề nghiên cứu được lấy từ đâu?

 Trong nghiên cứu muốn xác định chủ đề phải qua 4 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Tính khả thi: căn cứ vào năng lực thực hiện và tính

khả thi của nó đối với đời sống xã hội.

Nguyên tắc 2: Được các nhà nghiên cứu hoặc xã hội quan tâm: Vấn

đề nghiên cứu có tính áp dụng vào thực tế cao sẽ giúp tạo ra hiệu quả cao của nghiên cứu.

Nguyên tắc 3: Góp phần mở rộng tri thức xã hội. Nguyên tắc 4: Tính mới của đề tài

Bước 2: Thu thập và phân tích những thông tin sẵn có: Tìm hiểu thêm về vấn đề nghiên cứu, làm rõ chủ đề nghiên cứu. (Kế thừa được những gì về nội dung, phương pháp? Phát triển hướng nghiên cứu mới như thế nào để tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước).

Bước 3: Xác định nội dung nghiên cứu và khách thể nghiên cứu: Từ những vấn đề đã được xác định trong nội dung đi đến xác định ai là người được hỏi – căn cứ trên những tiêu chí nào?

Ví dụ: Đề tài “Tìm hiểu lối sống của sinh viên Trường Đại học SPKT TPHCM”

Nội dung nghiên cứu: Lối sống của sinh viên.

Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Trường ĐH SPKT TPHCM

Bước 4: Xác định giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết là giả định chủ quan của người điều tra.

- Giả thuyết cho chúng ta biết mình cần thu thập những loại thông tin nào cho đề tài nghiên cứu.

- Giả thuyết được công nhận hay bác bỏ thì cuộc nghiên cứu đều thành công.

Bước 5: Thao tác hóa khái niệm: là quá trình chúng ta chẻ nhỏ các khái niệm, các quan điểm, các giả thuyết, việc làm này vô cùng quan trọng và khó khăn. Nếu chúng ta thao tác hóa khái niệm không tốt thì các thông tin mà chúng ta thu thập được sẽ rời rạc và có rất ít giá trị, dẫn đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài không đạt.

Tính chính xác của các khái niệm là điều hết sức quan trọng trong các ngành KHXH và không dễ để đạt được điều đó. Trong cuộc điều tra các khái niệm được thao tác sẽ thể hiện ngay trong bảng hỏi. Nếu các khái niệm được thao tác không tốt thì cho dù các khâu khác có thực hiện tốt, các số liệu thu thập được cũng sẽ trở nên vô nghĩa hoặc có rất ít ý nghĩa đối với đề tài.

Trong đề cương nghiên cứu xã hội học phải đưa ra những định nghĩa rõ ràng cho các khái niệm. Phải diễn giải cách đo lường để chứng tỏ các vấn đề tiềm ẩn trong việc đo các khái niệm đã được suy nghĩ, thảo luận thấu đáo.

Ví dụ: Thao tác hóa khái niệm Xã hội hóa

…….…………. ………

Bước 6: Xây dựng mô hình lý luận: Việc xây dựng mô hình lý luận giúp chúng ta khái quát hóa vấn đề, đưa ra các lý giải có tính khoa học, mô hình lý luận là cái nền cho sự lý giải một vấn đề.

Mô hình lý luận chính là khuôn mẫu, là khung để chúng ta có thể xắp xếp các số liệu rời rạc thành một hệ thống nhất.

Bước 7: Xác định phương pháp, công cụ nghiên cứu và thang đo: Ngoài các phương pháp nghiên cứu ra còn cần phải chọn các cộng sự (cộng tác viên, điều tra viên,…) và cách thức xử lý thông tin.

Xác định phương pháp thu thập thông tin thích hợp. + Thu thập số liệu bằng bảng Anket.

+ Thu thập số liệu bằng phỏng vấn sâu. + Thu thập số liệu bằng điện thoại. + Thu thập số liệu bằng thư tín.

+ Thu thập số liệu bằng phỏng vấn nhóm. + Phương pháp quan sát.

+ Các phương pháp nghiên cứu đồng tham gia (Biểu đồ Venn, cây vấn đề, thảo luận nhóm, mạng xã hội,…)

Bước 8: Chọn mẫu: Chọn mẫu là phương pháp làm cho số mẫu được lấy ra khảo sát phải mang được tính đại diện cho tổng thể mẫu khảo sát. Việc chọn mẫu giúp cho nhà nghiên cứu tiết kiệm được thời gian, nguồn lực mà vẫn đảm bảo được độ tin cậy của nghiên cứu.

Xã hội hóa

Gia đình Nhà trường Xã hội

Anh, chị em Cha mẹ

Đại diện Đại diện

Bước 9: Điều tra thử (điều tra thí nghiệm). Điều tra thử giúp chúng ta khắc phục các sai sót của bảng hỏi, mà khi thiết kế không thấy được.

Bước 10: Xem xét mục tiêu, giá trị và đạo đức của công trình nghiên cứu.

Bước 11: Thu thập dữ liệu + Thu thập số liệu định lượng. + Thu thập dữ liệu định tính.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 56 - 59)