Lệch lạc xã hội (lệch chuẩn xã hội)

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 89 - 91)

Chuẩn mực xã hội: là những quy tắc ứng xử. Mỗi nhóm đều có

những chuẩn mực chung và có những chuẩn mực riêng đối với các thành viên thực hiện các vai trò. Nó được coi là những kỳ vọng vai trò gắn với những địa vị cụ thể.

Chuẩn mực xã hội: Chuẩn mực xã hội quy định những mục tiêu cơ

bản, những điều kiện và những hình thức ứng xử trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội hoặc đối với nhóm xã hội. Do đó chuẩn mực xã hội giữ một vị trí rất quan trọng của lệch chuẩn xã hội. Chuẩn mực xã hội không còn phù hợp hoặc bị thay đổi sẽ dẫn đến những hành vi sai lệch.

Khái niệm lệch lạc xã hội: Người ta gọi bất kỳ hành vi nào không

phù hợp với mong đợi của một nhóm hoặc của xã hội là hành vi lệch chuẩn. Nói cách khác, hành vi lệch chuẩn là hành vi lệch khỏi các quy tắc chuẩn mực của nhóm hay xã hội. Nó là hậu quả của quá trình xã hội hóa không hoàn toàn. Các ví dụ điển hình về hành vi lệch chuẩn trong xã hội ta hiện nay: giết người, trộm cắp, điên loạn, tâm thần, tham ô, nghiện ngập, mãi dâm,… Tuy nhiên, thế nào là lệch lạc vẫn còn là một vấn đề tranh cãi. Bởi lẽ như đã định nghĩa, lệch lạc tùy thuộc vào quan điểm và góc đứng nhìn vấn đề. Như trường hợp Nelson Mandela trước đây, đối với những người da trắng Nam Phi ông là một người lệch lạc, đã bị bỏ tù vì chống lại luật lệ của người Nam Phi, nhưng đối với những người da đen ông ta lại là một người anh hùng.

Để xác định một hành vi có lệch chuẩn hay không, trước hết phải xác định các quy tắc văn hóa của xã hội (nhóm) mà chủ thể hành vi đang sống. Trên cơ sở đó xác định mức độ phù hợp giữa hành vi của cá nhân, nhóm với quy tắc đó. Một hành vi cá nhân, nhóm bao giờ cũng là một hành vi xã hội. Nó có thể là bình thường hay lệch chuẩn, tuỳ thuộc vào giá trị của nó đối với xã hội. Nó có thể được thừa nhận là đúng đắn trong nền văn hóa xã hội này nhưng lại bị coi là lệch chuẩn so với văn hóa xã hội khác. Đối với người Việt thì chúng ta ăn thịt heo hay thịt bò cũng không thành vấn đề, nhưng ăn thịt bò đối với người Chăm theo đạo

Bàlamôn hay ăn thịt heo đối với người Chăm theo đạo Hồi là những hành vi lệch lạc.

Các loại lệch lạc xã hội: Không có một phương thức đơn giản hay

phổ quát để phân loại các hành vi lệch lạc. Tuy nhiên có thể phân biệt sự lệch lạc ở cấp độ cá nhân, sự lệch lạc của một nhóm và sự lệch lạc ở cấp độ định chế:

- Lệch chuẩn cá nhân: Hành động của cá nhân không phù hợp với

quy tắc văn hóa của nhóm đã được xác lập trong thực tế đã bác bỏ các quy tắc đó gọi là lệch chuẩn cá nhân. Ví dụ hành vi hư hỏng, trộm cắp,… trong gia đình có nền nếp văn hóa. Hành vi hư hỏng này một mặt lệch ra khỏi chuẩn mực của giáo dục gia đình, mặt khác đã phủ nhận giá trị của văn hóa gia đình.

- Lệch chuẩn nhóm: Một nhóm thành viên có hành động trái với

quy tắc mà đã được xã hội thừa nhận là lệch chuẩn nhóm. Chẳng hạn, nhóm trẻ em hư, bụi đời, băng đảng Mafia,… hành động trái với những quy tắc, giá trị văn hóa chung nhưng họ còn định ra và hành động theo một giá trị riêng (văn hóa nhóm) được mọi thành viên trong nhóm tán thành. Điều đáng lưu ý là các quy tắc này của nhóm không phù hợp với các tiêu chuẩn chung của xã hội.

Thành phần và nguyên nhân của lệch chuẩn xã hội:

- Giá trị xã hội: là yếu tố của ý thức xã hội bao hàm và tích tụ các

quan niệm, quan điểm chính trị, đạo đức, tôn giáo, văn hóa,… của con người, định hướng nhận thức và hành động của con người nó được coi là nguồn gốc của động cơ và việc hình thành cơ chế hành động. Đồng thời làm mẫu kiểm tra khi hành động trong thực tế. Giá trị là cơ sở để chỉ ra cho con người hiểu cái gì là phù hợp và cái gì là không phù hợp với cá nhân với cộng đồng xã hội.

- Thiết chế xã hội: Các thiết chế xã hội được hình thành và tác

động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội (như chính trị, kinh tế, tôn giáo….). Nó chính là tổng hợp của các môi trường quan hệ xã hội đã được hợp thức hóa thành các chuẩn mực đã được ổn định và được đảm bảo bằng những phương tiện nhân lực và vật chất nhằm thực hiện một chức năng xã hội nhất định. Tuy nhiên trong thực tế sự rối loạn các thiết chế xã hội là nguyên nhân gây ra những lệch chuẩn xã hội. Điều đó được thể hiện như sau:

 Biến dạng các thiết chế gây ra sự căng thẳng xã hội và tạo ra xung đột vì thiết chế xã hội không thực hiện được chức năng xã hội của nó.

 Trong thực tế có những thiết chế xã hội đã bị vô hiệu, do đó có ý muốn thay thế nó bằng những quy định khác, chủ yếu là không chính thức.

 Sự rối loạn các thiết chế kéo dài, ảnh hưởng xấu đến đạo đức và hệ thống định hướng xã hội.

 Sự suy yếu các chức năng kiểm tra của thiết chế dẫn đến những kẻ vi phạm chuẩn mực xã hội.

- Quan hệ xã hội: Quan hệ xã hội chính là quan hệ giữa người và

người đã được hình thành và phù hợp với bản chất kinh tế - xã hội của một xã hội nhất định. Khi các quan hệ xã hội bị biến dạng có thể dẫn đến hành vi sai lệch của cá nhân.

Nguyên nhân của lệch chuẩn xã hội

- Nguyên nhân bên trong: bao gồm các yếu tố tâm lý cá nhân, các yếu tố tâm lý xã hội và các yếu tố sinh học.

- Nguyên nhân bên ngoài: bao gồm các yếu tố và điều kiện kinh tế - xã hội, lối sống và quan hệ xã hội của con người.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 89 - 91)