Phân loại nhóm xã hội

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 80 - 82)

Dựa trên cơ sở quy mô của số thành viên: người ta có thể phân loại

thành nhóm lớn, nhóm vừa và nhóm nhỏ. Trong đó các nhóm lớn được đặc trưng bởi những mối quan hệ gián tiếp, nhóm nhỏ đặc trưng bởi mối quan hệ trực tiếp giữa các thành viên của nhóm.

Dựa trên hình thức biểu hiện của mối liên hệ giữa các thành viên:

người ta phân thành nhóm chính thức và nhóm phi chính thức.

Dựa trên cách thức gia nhập của thành viên: người ta có thể phân loại

thành nhóm tự nguyện và nhóm áp đặt; nhóm tự phát và nhóm có tổ chức.

Dựa vào đặc điểm lao động, sản xuất: người ta cũng có thể phân

loại nhóm theo những đặc trưng chung, chẳng hạn như nhóm học sinh, nhóm giáo viên, nhóm công chức,…

Dựa vào tính chất tồn tại: người ta cũng có thể phân chia nhóm

thành nhóm quy ước và nhóm tự nhiên. Nhóm quy ước, là loại nhóm

được hình thành một cách nhân tạo do con người chủ định xây dựng hoặc phân chia các cá nhân, các hộ gia đình thành những nhóm khác nhau để xem xét nhằm những mục tiêu xác định. Nhóm tự nhiên, là những nhóm có thực và tồn tại thực trong cuộc sống. Nền tảng của cơ cấu xã hội là nhóm tự nhiên, tuy nhiên có thể nghiên cứu về nhóm quy ước để hiểu thêm về cơ cấu của nhóm tự nhiên.12

Mặt khác, từ lâu người ta đã phân biệt nhóm sơ cấp và nhóm thứ cấp (Cooley, 1909). Cooley định nghĩa nhóm sơ cấp là những nhóm tương đối nhỏ, có những quan hệ trực diện với nhau, cùng có mục tiêu

10 Trần Đình Tuấn. Công tác xã hội – Lý thuyết và thực hành.

11 Trần Hữu Quang (1998). Xã hội học nhập môn. Đại học Mở - Bán công TP HCM, tr.20.

chung và nhất là cùng có một cảm giác thân mật, thân thiện với nhau. Người ta có thể xếp đây là những loại nhóm như gia đình, nhóm bạn bè, nhóm đồng nghiệp tại cùng nơi làm việc,… Nhóm sơ cấp là loại nhóm có nhiều ảnh hưởng tới đời sống tình cảm cá nhân. Còn nhóm thứ cấp là loại nhóm có thể bao gồm số lượng người đông hơn, trong đó các mối quan hệ giữa các cá nhân có thể không trực tiếp mà thường là thông qua trung gian một số người khác, và nhất là thông qua những quy tắc tổ chức và ứng xử rõ rệt. Nói cách khác, đây là loại nhóm xã hội trong đó các mối quan hệ đã được định chế hóa, trong đó tuy cũng có thể có ý thức đoàn kết chung, nhưng không mang tính chất gần gũi, gắn bó và tình cảm thân thiện giữa từng cá nhân với nhau như một nhóm cơ bản.13

Đối với sinh viên kỹ thuật, kỹ năng làm việc nhóm là một trong những tiêu chí cơ bản khi phỏng vấn tại các công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên kỹ năng này ở sinh viên chưa thực sự được trang bị một cách đúng nghĩa và đúng cách thức, phương pháp để làm việc nhóm.

NHỮNG THIẾU SÓT CỦA KỸ SƯ VỀ KỸ NĂNG VÀ NĂNG LỰC14

Những năng lực quan trọng nhất đối với NGHỀ NGHIỆP

Những thiếu sót quan trọng nhất về năng lực đối với GIÁO DỤC

Làm việc hiệu quả theo nhóm Phân tích thông tin

Giao tiếp hiệu quả Thu thập thông tin Tự học

Cách tiếp cận kinh doanh Những kỹ năng quản lý

Những phương pháp quản lý đề án Những biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng

Khả năng giao tiếp hiệu quả Kiến thức về các nguyên tắc tiếp thị Khái niệm về đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

KỸ NĂNG GIAO TIẾP: LÀM VIỆC THEO NHÓM VÀ GIAO TIẾP

LÀM VIỆC THEO NHÓM ĐA NGÀNH NGHỀ - Thành lập nhóm hoạt động hiệu quả - Hoạt động nhóm

13 Trần Hữu Quang (1998), Sđd, tr.20.

14Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh (biên dịch) (2010).Cải cách và xây dựng chương

trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO. NXB Đại học Quốc gia TP Hồ

- Phát triển và tiến triển nhóm - Lãnh đạo

- Hợp tác kỹ thuật GIAO TIẾP

- Chiến lược giao tiếp - Cơ cấu giao tiếp - Giao tiếp bằng văn viết

- Giao tiếp điện tử/ đa truyền thông - Giao tiếp đồ họa

- Thuyết trình và giao tiếp GIAO TIẾP BẰNG NGOẠI NGỮ

- Tiếng Anh

- Ngôn ngữ của các nước công nghiệp trong khu vực - Các ngôn ngữ khác15

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)