Khi xét đến hậu quả của phân tầng ta có thể phân chia phân tầng thành hai loại: phân tầng xã hội hợp thức, phân tầng xã hội không hợp thức.
- Phân tầng xã hội hợp thức: là sự phân tầng xã hội dựa trên sự
khác biệt một cách tự nhiên về năng lực (thể chất, trí tuệ), về điều kiện cơ may cũng như sự phân công lao động căn cứ vào năng lực của các cá nhân và các nhóm xã hội. Thực chất của phân tầng xã hội hợp thức là sự vận hành xã hội theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Phân tầng xã hội hợp thức là tích cực và cần thiết là điều mong muốn của toàn thể xã hội. Nó tạo nên động lực thúc đẩy xã hội đi lên, tạo nên chuẩn mực thống nhất và khách quan cho sự đánh giá xã hội cũng như sự tự đánh giá của các cá nhân và các nhóm xã hội về vị trí, vị thế và vai trò xã hội của mình. Phân tầng xã hội này đã làm giảm bất bình đẳng và giảm cách biệt giàu nghèo xã hội2.
- Phân tầng xã hội không hợp thức: là phân tầng xã hội không
dựa trên sự khác biệt tự nhiên của các cá nhân, cũng không phải dựa trên
2
Lương Văn Úc (2009). Giáo trình xã hội học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bộ môn Tâm lý xã hội học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Trang 66
sự khác nhau về tài đức và sự cống hiến của mỗi người cho xã hội, mà dựa trên những hành vi bất chính như: tham nhũng, trộm cắp, cướp giật, buôn lậu và gian lận thương mại để giàu; hoặc ngược lại, do lười biếng, dựa giẫm, ỷ lại để rơi vào sự nghèo khổ, hèn kém. Như vậy, phân tầng xã hội không hợp thức tạo nên sự bất công xã hội, làm tăng cách biệt giàu nghèo xã hội. Nó là xiềng xích trói buộc năng lực sáng tạo của con người, làm thui chột đi những năng lực thể chất và trí tuệ chân chính của con người. Nó là nguyên nhân tích tụ mầm mống của sự bất bình và xung đột xã hội, tạo nên những mâu thuẫn xã hội, thậm chí, có lúc tạo nên những đối kháng xã hội mà đỉnh cao là sự rối loạn và sự phá vỡ trật tự xã hội Phân tầng xã hội là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất sớm và được thể hiện rất đa dạng ở các quốc gia khác nhau, ở các giai đoạn lịch sử khác nhau và những nền văn hóa khác nhau.
Dựa vào tính cơ động của xã hội và kiểu xã hội có thể chia ra hai hệ thống phân tầng xã hội điển hình là hệ thống phân tầng đóng – phân tầng trong xã hội đẳng cấp và hệ thống phân tầng mở - phân tầng xã hội có giai cấp3.
Hệ thống phân tầng “đóng” – phân tầng trong xã hội đẳng cấp
Đặc trưng nổi bật của hệ thống phân tầng đóng là ranh giới giữa các tầng xã hội hết sức rõ rệt, được duy trì một cách nghiêm ngặt, địa vị của mỗi người được quy định ngay lúc mới sinh ra bởi nguồn gốc dòng dõi của cha mẹ mình. Một người nào đó sinh ra từ đẳng cấp nào thì mãi mãi sẽ nằm trong đẳng cấp ấy không có cách nào để thay đổi được. Trong xã hội đẳng cấp duy trì việc (nội giao) và cấm những thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau xây dựng hôn nhân. Do vậy phân tầng xã hội đóng đã cố định các giai tầng xã hội và làm cho xã hội kém năng động, chậm phát triển4
. Hiện nay vết tích của hệ thống phân tầng đóng vẫn còn ở một số vùng như Bắc Phi, Trung Đông và Châu Á (vào năm 1981 vẫn còn hơn 1 triệu người sống trong cảnh nô lệ).
Hệ thống phân tầng “mở” – phân tầng trong xã hội có giai cấp
Đặc trưng của hệ thống phân tầng “mở” là địa vị của con người chủ yếu phụ thuộc vào địa vị của họ trong kinh tế. Trong hệ thống phân tầng này, ranh giới giữa các tầng không quá cứng nhắc và tách biệt như trong xã hội đẳng cấp mà linh hoạt và mềm dẻo hơn. Địa vị của cá nhân thường phụ thuộc vào nghề nghiệp và thu nhập của họ. Trong hệ thống phân tầng
3Lương Văn Úc (2009). Giáo trình xã hội học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bộ môn Tâm lý xã hội học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Trang 67.
4
Lương Văn Úc (2009). Giáo trình xã hội học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bộ môn Tâm lý xã hội học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Trang 67.
xã hội có giai cấp, pháp luật đã chính thức hủy bỏ sự cấm kỵ hôn nhân giữa các tầng xã hội. Hầu hết các xã hội hiện nay trên thế giới đều thuộc vào hệ thống phân tầng này. Hệ thống phân tầng xã hội mở đã tạo cơ hội cho các cá nhân khẳng định năng lực lao động của mình để khẳng định mình trong xã hội. Do vậy hệ thống phân tầng xã hội mở đã tạo ra tính năng động xã hội mạnh và thúc đẩy xã hội phát triển nhanh chóng5
.
Phân tầng xã hội theo tuổi
- Là hiện tượng phổ biến trong xã hội cộng sản nguyên thủy (thời kỳ tiền giai cấp). Đến xã hội có giai cấp, vẫn tiếp tục có sự bất bình đẳng về lứa tuổi. Lứa tuổi thể hiện sự khác nhau về uy tín xã hội và kinh nghiệm. Người cao tuổi có quyền dạy bảo người ít tuổi hơn (chứ không có sự ngược lại).
- Trong xã hội truyền thống (dựa trên kinh tế nông nghiệp với các công xã nông thôn), quyền lực của các công lão được coi là chuẩn mực. Ở xã hội hiện đại “sống lâu lên lão làng” không còn là con đường thăng tiến địa vị xã hội chủ yếu nữa nhưng vẫn là dấu ấn đậm nét trong nhiều sinh hoạt cộng đồng khác nhau.
Để mô hình hoá cấu trúc phân tầng của một xã hội, người ta thường sử dụng các “tháp phân tầng”, tương tự như “tháp dân số”, tức là sắp xếp các “tầng” theo thứ tự từ dưới đáy là các tầng lớp nghèo khổ (hạ lưu) lên đến tầng lớp trung bình (trung lưu thấp và cao) và trên cùng là tầng lớp giàu có (thượng lưu), cùng với tỷ lệ phần trăm mà các tầng lớp này chiếm trong cơ cấu xã hội. Trong lịch sử, người ta đã “loại hình hoá” một số kiểu tháp phân tầng đặc trưng cho các xã hội. Có 5 kiểu thường gặp sau:
Tháp hình nón: phản ánh mức độ bất bình đẳng cao của các xã hội,
nhóm người giàu, có quyền lực (phần đỉnh tháp) chiếm tỷ lệ rất thấp; trong khi đa số nghèo khổ (ở đáy tháp) lại chiếm tỷ lệ rất cao.
Tháp hình nón cụt: tầng lớp giàu có tăng lên, tầng lớp trung lưu
chiếm tỷ trọng lớn hơn, mức độ bình đẳng cao hơn.
Tháp hình thoi (quả trám, con quay): cả 2 nhóm giàu và nghèo đều
chiếm tỷ lệ nhỏ, nhóm trung lưu chiếm đa số nằm ở phần thân tháp. Tuy nhiên, khoảng cách của 2 nhóm đỉnh và đáy tháp còn khá xa.
Tháp hình trụ: tỷ lệ các nhóm giàu có, nghèo và trung lưu tương
đối đồng đều. Tuỳ vào chiều cao của tháp để nói về mức độ bình đẳng xã hội.
5
Lương Văn Úc (2009). Giáo trình xã hội học. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bộ môn Tâm lý xã hội học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Trang 67.
Tháp hình “đĩa bay” (thấp dẹt): có thể có 2 trạng thái là bình quân
nghèo khổ hoặc xã hội lý tưởng, thịnh vượng toàn dân, với tuyệt đại bộ phận các thành viên của xã hội có mức sống trung lưu và khá giả (xã hội trung lưu)6
.
Sự phân tầng theo mức sống hiện nay cũng có liên quan với số nhân khẩu và tỷ lệ phụ thuộc của hộ gia đình (tỷ lệ người ngoài độ tuổi lao động so với người trong độ tuổi lao động). Tỷ lệ này của 20% hộ nghèo nhất là 1,13, cao gấp đôi so với nhóm 20% hộ giàu nhất (0,54).
Người có học vấn càng cao, càng có nhiều khả năng thuộc vào nhóm có mức sống cao. Trong những chủ hộ có học vấn đại học, cao đẳng trở lên thì 70% thuộc nhóm 20% giàu nhất, chỉ có 1,5% thuộc nhóm 20% nghèo nhất. Chi tiêu của hộ có chủ hộ học vấn đại học, cao đẳng trở lên cao gấp 2,33 lần (năm 1993) và 3,4 lần (năm 1998) so với hộ có chủ hộ chưa bao giờ đến trường.
Phân tầng mức sống cũng gắn liền với sự khác biệt theo khu vực và vùng kinh tế – xã hội. 97% dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm 20% nghèo nhất là ở nông thôn và 65% dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm 20% giàu nhất là ở đô thị. Sự chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn đóng góp phần chủ yếu (tới 96%) vào mức độ phân tầng mức sống nói chung trên quy mô toàn quốc. Phần lớn dân số trong độ tuổi lao động thuộc nhóm 20% giàu nhất sống ở các vùng: Đông Nam Bộ (37%), Đồng bằng sông Hồng (21%) và Đồng bằng sông Cửu Long (18%), trong khi ở vùng núi phía Bắc chỉ có gần 7% và ở Bắc Trung Bộ là 6%.
Phân tầng mức sống cũng liên quan rõ rệt theo các khu vực kinh tế. Phần lớn người làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước có mức sống thuộc nhóm 20% giàu nhất, hoặc rơi vào 2 nhóm trên cùng (75-80%). Tình hình cũng tương tự như vậy ở nhóm làm việc trong doanh nghiệp nước ngoài. Chỉ có 1/3 lao động trong doanh nghiệp tư nhân và gần 1/5 lao động trong hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, thuộc vào nhóm 20% giàu nhất. Khoảng 40% những người lao động thuộc hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất kinh doanh nhỏ thuộc vào nhóm có mức sống dưới trung bình. 3/4 người thuộc nhóm 20% nghèo nhất là lao động trong hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, trong khi 60% người thuộc nhóm 20% giàu nhất làm việc trong 3 khu vực của Nhà nước (kinh tế, hành chính – sự nghiệp, chính trị – xã hội). Như vậy, người có khả năng sẽ có mức sống cao hơn nếu gắn với khu vực nhà nước, khu vực chính quy (chẳng hạn,
6
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/Trịnh Duy Luân/Phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay – Phương pháp tiếp cận và kết quả nghiên cứu/14/4/2014.
doanh nghiệp có đăng ký) và khu vực đầu tư nước ngoài. Ngược lại, mức sống thấp hơn thường gắn với những người làm việc trong khu vực ngoài nhà nước, khu vực phi chính quy (informal sector), hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, hợp tác xã.
Phân tầng xã hội cũng có biểu hiện trong lĩnh vực phúc lợi xã hội. Trợ cấp phúc lợi xã hội là công cụ mà nhà nước dùng để giảm bớt những chênh lệch quá lớn, bảo đảm công bằng xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, những trợ cấp này còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập của dân cư (khoảng 4,4%). Dân cư Việt Nam chủ yếu có thu nhập từ lao động cá nhân và gia đình; thu nhập do phân phối lại, mang tính xã hội còn thấp. Trong việc phân phối phúc lợi xã hội, chiếm tỷ trọng cao nhất là chi cho bảo hiểm xã hội, bao gồm chi hưu trí và mất sức lao động (82,4%), tiếp theo là chi cho bảo trợ xã hội (16,0%), chi cho xoá đói giảm nghèo (1,1%). Tương quan giữa phúc lợi xã hội và phân tầng xã hội chỉ ra rằng, hiện nay chủ yếu là nhóm có mức sống “trung bình” và “trên trung bình” được hưởng phúc lợi cao hơn các nhóm khác.7
Giữa phân tầng xã hội với bất bình đẳng xã hội có mối liên hệ nhân – quả. Bất bình đẳng xã hội là nguyên nhân tạo nên sự phân chia xã hội thánh các tầng lớp xã hội khác nhau. Hay nói cách khác, phân tầng xã hội là hệ quả của bất bình đẳng xã hội, luôn luôn gắn liền với bất bình đẳng xã hội. Mối quan hệ đó thể hiện ở chỗ: bất bình đẳng xã hội diễn ra trong xã hội ngày càng đa dạng, càng phức tạp thì phân tầng xã hội cũng diễn ra càng đa dạng và phức tạp. Về mặt lý thuyết, các nhà xã hội học đã đưa ra những mô hình phân tầng xã hội khác nhau tùy thuộc vào các tiêu chuẩn xác định sự bất bình đẳng mà họ đã đưa ra (theo chức năng giá trị, theo quyền lực chính trị và uy tín hoặc giai cấp…). Bất bình đẳng xã hội được hình thành trong đời sống xã hội, mà trước hết là trong lĩnh vực sản xuất vật chất của xã hội, gắn liền sự phân công lao động xã hội. Vì vậy, nền sản xuất xã hội càng phát triển, sự phân công lao động xã hội càng đạt đến trình độ cao thì theo đó, phân hóa xã hội cũng càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Quá trình đó tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội làm cho xã hội trở nên cơ động và cởi mở. Nếu nói, bất bình đẳng xã hội là nguồn gốc của phân tầng xã hội thì phân hóa xã hội và cơ động xã hội có mối liên hệ trực tiếp tới phân tầng xã hội, nó không những tạo nên trạng thái (quy mô, cơ cấu, tốc độ, …) mà còn tạo nên xu hướng của quá trình phân tầng xã hội.
7
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/Trịnh Duy Luân/Phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay – Phương pháp tiếp cận và kết quả nghiên cứu/14/4/2014.
Phân tầng xã hội có giá trị rất lớn trong nghiên cứu xã hội. Nghiên cứu phân tầng xã hội cho ta thấy được bản chất của các giai tầng xã hội và đời sống của các giai tầng khác nhau. Nghiên cứu phân tầng xã hội còn cho thấy được mức độ bất bình đẳng xã hội và nguồn gốc của bất bình đẳng xã hội. Nghiên cứu phân tầng xã hội còn là cơ sở cho nhà nước đưa ra các chính sách quản lý xã hội có hiệu quả đặc biệt là các chính sách an sinh xã hội.
Tóm tắt phương pháp dạy và học
1. Phương pháp nêu vấn đề
2. Hướng dẫn sinh viên phương pháp nghiên cứu 3. Hướng dẫn sinh viên đọc và lấy tư liệu
4. Hướng dẫn sinh viên hệ thống hóa, tổng hợp và khái quát hóa
Nội dung sinh viên tự học
1. Quan niệm về bất bình đẳng xã hội của K.Marx. Tìm hiểu quan điểm về bất bình đẳng của K.Marx trong các xã hội khác nhau.
2. Tìm hiểu một số tài liệu về phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội. 3. Nắm bản chất của bất bình đẳng xã hội và biểu hiện của chúng trong
thực tế.
4. Nắm bản chất của phân tầng xã hội và biểu hiện của chúng trong thực tế.
Câu hỏi hướng dẫn ôn tập chương 5
1. Khái niệm và bản chất của bất bình đẳng xã hội, ý nghĩa nghiên cứu chúng?
2. Phân biệt bản chất của các lý thuyết phân tầng và bất bình đẳng xã hội? Tại sao nói phân tầng xã hội hợp thức đã làm giảm bất bình đẳng và hố ngăn cách giàu nghèo xã hội, còn phân tầng xã hội không hợp thức thì ngược lại?
3. Những nguyên nhân của sự bất bình đẳng xã hội? Liên hệ thực tế? 4. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội?
Danh mục tài liệu trích dẫn và tham khảo
1. Bùi Quang Dũng (2004). Nhập môn lịch sử xã hội. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Viện Xã hội học. NXB Khoa học Xã hội.
2. Nguyễn Duy Hới (2002). Giáo trình Nhập môn xã hội học. Trường
Đại học Huế. Trung tâm đào tạo từ xa Đại học Huế. NXB Giáo Dục. 3. Nguyễn Minh Hòa (1997). Xã hội học những vấn đề cơ bản. Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quốc gia TP HCM.
4. Nguyễn Minh Hòa (1993). Một số phương pháp và kỹ thuật nghiên
cứu xã hội học ứng dụng. NXB Khoa học Xã hội.
5. Tạ Minh (2011). Giáo trình xã hội học đại cương. NXB Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Thanh Lê (2002). Xã hội học tội phạm. NXB Công an Nhân dân. 7. Thanh Lê (2004). Xã hội học pháp luật và xã hội học tội phạm. NXB
Khoa học xã hội.
8. Tương Lai (1996). Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt