Xã hội nông thôn Việt Nam cổ đại
Nhiều nhà sử học cho rằng sự hình thành và ra đời của nông thôn Việt Nam cổ đại gắn với quá trình di cư của người tiền sử tràn xuống trung du, đồng bằng và hình thành các làng mạc và phát triển canh tác nông nghiệp. Giai đoạn này tương ứng với thời kỳ Văn Lang- Âu Lạc.
Ở Việt Nam, chưa có đủ cứ liệu lịch sử đủ sức thuyết phục để khẳng định đã có sự tồn tại một chế độ chiếm hữu nô lệ.
Xã hội nông thôn thời kỳ phong kiến
Ở Việt Nam, chế độ phong kiến ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước phong kiến, từ khoảng thế kỷ II TCN, gắn với sự xâm lược của phong kiến phương Bắc.
Xã hội nông thôn Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám
Các giai đoạn cơ bản: 1. Nông thôn Việt Nam trong kháng chiến; 2. Nông thôn Việt Nam từ 1954 đến 1986; 3. Nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Cho đến nay, nông thôn Việt Nam đang có những biến đổi nhanh chóng về mọi mặt. Những thành tựu mà chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước mang lại thể hiện bằng kết quả thực tế: Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lương thực đứng thứ hai thế giới.
Các hình thức cư trú của cộng đồng người
Có ba lại hình khuôn mẫu cư trú của nông thôn Việt Nam: 1. Cư trú phân tán, xuất hiện nhiều ở vùng nông thôn miền núi; 2. Cư trú theo cụm
làng, xuất hiện ở vùng nông thôn Đồng bằng sông Hồng; 3. Cư trú theo tuyến, đây là loại hình phổ biến. Đây là các tụ điểm cư trú dân cư nằm dọc theo các trục lộ giao thông, theo các hồ nhỏ hay nằm dọc hai bên bờ sông, có thể vì nó gắn với canh tác lúa nước.
Cư trú của từng làng có hai nguyên tắc là quan hệ láng giềng và quan hệ huyết thống. Khuôn mẫu cư trú phổ biến bên trong làng Việt cổ truyền là phân thành nhiều xóm, xóm phân thành các ngõ. Trong làng Việt, xóm ngõ là cái khung địa vực, trên đó người ta tổ chức bảo vệ an ninh chung.
Về mặt xã hội, làng xã truyền thống có nơi riêng cư trú cho những người nghèo nhất trong làng. Trong miền Bắc trước năm 1954 dưới tầng lớp bần nông có những người nghèo nhất là cố nông, họ không phải dân bản địa mà nơi khác đến, gọi là dân ngụ cư. Họ không có ruộng, phải đi làm thuê và ở rìa làng.
Đặc trưng của xã hội nông thôn Việt Nam
Các tiêu chí Khu vực nông thôn Khu vực đô thị
1. Về nghề nghiệp
Đa số người dân ở nông thôn làm nghề trồng trọt.
Phần lớn người dân gắn với những nghề chế tạo, những việc cơ khí, thương mại, ngoại thương, nghề tự do và các nghề phi nông nghiệp khác.
2.Môi trường Môi trường tự nhiên ưu trội hơn môi trường nhân tạo. Con người có mối liên hệ trực tiếp với tự nhiên.
Sự tách biệt với tự nhiên lớn hơn. Sự ưu trội của môi trường nhân tạo lớn hơn môi trường tự nhiên, gắn với các khói bụi khu công nghiệp.
3.Kích cỡ
cộng đồng
Những nông trại mở rộng hay những cộng đồng nhỏ, văn minh nông nghiệp tương phản với kích cỡ cộng đồng. Gia đình thường là những gia đình mở rộng, gia đình phụ thuộc vào cộng đồng xã hội. Kích cỡ cộng đồng tương ứng với văn minh công nghiệp.
Gia đình thường là gia đình hạt nhân, tính độc lập của các gia đình đô thị cao trong mối quan hệ với các cộng đồng đô thị.
Các tiêu chí Khu vực nông thôn Khu vực đô thị
4. Mật độ dân số
Mật độ dân số thấp Mật độ dân số cao
5.Tính hỗn
tạp và tính
thuần nhất
của cư dân
Mang tính thuần nhất cao về đặc điểm chủng tộc và tâm lý.
Tính phức tạp của cư dân đô thị so với những cộng đồng nông thôn. 6.Sự khác biệt xã hội và phân tầng xã hội Có sự phân tầng về mặt kinh tế nhưng không rõ rệt.
Khoảng cách xã hội lớn, mang nét đặc trưng của xã hội hiện đại. Phân tầng xã hội rõ rệt. Về mặt kinh tế, có sự phân hóa giàu nghèo. Có sự phân tầng xã hội về mặt vị thế xã hội, về mặt giai cấp. 7.Di động xã hội Động thái di động theo lãnh thổ, theo nghề là không lớn, khó diễn ra. Di động nghề nghiệp thấp, tính chất nghề nghiệp là truyền nghề.
Di động xã hội dễ dàng, mạnh hơn, có sức hút từ nông thôn ra đô thị.
Di động nghề nghiệp cao, dễ chuyển nghề. Nghề có được là do đào tạo. Dễ thay đổi vị thế xã hội. 8.Tính chất của hoạt động kinh tế Tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu, nền kinh tế khép kín, năng lực dư thừa, thị trường khó phát triển.
Thị trường hàng hóa phát triển, sự phát triển đô thị tạo ra quan hệ sản xuất tư bản. 9.Hợp tác lao
động
Sự hợp tác mang tính đổi công, hỗ trợ nhau trong lao động sản xuất và trong các công việc khác của cuộc sống.
Hợp tác mang tính trao đổi theo cơ chế thị trường. Quan hệ hàng hóa là quan hệ kinh tế nổi trội, mọi quan hệ có thể trao đổi, mua bán kể cả sức lao động.
10. Tương
tác xã hội
Tính chất cá nhân bị hạn chế, tính cộng đồng nổi trội trở thành quy luật của cộng động. Cá nhân bị hòa tan vào môi trường xã hội.
Cá nhân được tự do giao tiếp, cơ hội giao tiếp rộng, và có nhiều sự lựa chọn hơn.
Các tiêu chí Khu vực nông thôn Khu vực đô thị
Quan hệ giao tiếp mang tính hữu danh, ứng xử mang nặng tính khuôn mẫu, truyền thống. Tính chất quan hệ mang tính chính thức hơn, giao tiếp ẩn danh.
11.Hôn nhân Mang tính chất tục lệ truyền thống, nặng về thủ tục và nghi lễ, ít xảy ra ly dị. Cơ hội giao tiếp và lựa chọn bạn đời hạn chế và bó hẹp trong không gian xã hội.
Hôn nhân nhiều khi theo sự sắp đặt theo ý muốn chủ quan của thân tộc, cộng đồng. Cưới xin có tính đến tính đẳng cấp “môn đăng hộ đối”.
Hôn nhân là biểu tượng của tình yêu và là kết quả của tình yêu. Cơ hội lựa chọn bạn đời nhiều hơn, kết hôn tự do và tự nguyện cao. Ít bị ràng buộc bởi nghi lễ, tôn giáo. Hôn nhân ít bị yếu tố đẳng cấp chi phối.
12. Quan hệ
làng xóm
láng giềng
Thân mật, chia sẻ ngọt bùi. Các quan hệ tình cảm làm cơ sở, coi trọng các quan hệ cộng đồng, tình bằng hữu,...
Các quan hệ công việc, đồng nghiệp, tác nghiệp được đề cao.
Mối quan hệ dân cư theo lối “nhà nào biết nhà đó”,....