Chức năng thực tiễn

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 53 - 54)

Chức năng thực tiễn của xã hội học gắn liền với chức năng nhận thức, nhận thức bản chất của các hiện tượng, sự việc để tìm ra quy luật vận động trên cơ sở bắt nguồn từ bản chất khoa học.

- Trên cơ sở phân tích những thực trạng xã hội và những mặt, những quá trình riêng lẻ của sự vận động, phát triển của xã hội, xã hội học sẽ làm rõ những bước phát triển tiếp theo của xã hội trong tương lai gần cũng như xa, các nhà xã hội học phân tích các thông tin nhằm tìm ra hiện tượng xã hội vận động từ riêng đến chung, hướng đến tìm ra quy luật của sự vận động đó, dự báo được tương lai.

Ví dụ: TP HCM đưa ra mô hình cai nghiện 5 năm: mục tiêu là phải tạo ra được công ăn việc làm để người nghiện không bị tái nghiện, sau động thái này thì người ta sẽ phải tiến hành hàng loạt động thái khác như xây dựng các khu công nghiệp, cho vay vốn nhằm giúp đỡ tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập với cộng đồng.

- Khi đã nghiên cứu được thực trạng của các quan hệ xã hội, người ta kiểm soát được các quan hệ này và điều hòa nó phù hợp với sự tiến bộ của xã hội.

- Việc dự báo trên cơ sở nắm bắt chính xác các quy luật và xu hướng phát triển của xã hội là tiền đề, là điều kiện để kế hoạch hóa và quản lý xã hội một cách khoa học.

- Chức năng thực tiễn của xã hội học không tách rời các kiến nghị, đề xuất được đề ra để đáp ứng cho nhu cầu quản lý xã hội, cũng cố mối quan hệ giữa khoa học và đời sống thực tế, phát huy được tác dụng của xã hội học đối với công tác quản lý xã hội.

- Từ các yếu tố trên ta thấy vai trò của xã hội học đối với quản lý xã hội:

+ Do tính đặc thù của xã hội học và do vai trò của nó đối với công tác quản lý xã hội.

+ Quản lý xã hội là hoạt động của con người gắn với sự đặt ra các quyết sách có tính quyết định đến ứng xử của mỗi các nhân, của xã hội trong công việc quản lý xã hội các nhà lập pháp, hành pháp thể hiện chức năng mình là người quản lý xã hội. Chỉ có trên thực tiễn các nhà xã hội học mới giúp đỡ được cho các nhà quản lý xã hội.

Tất cả các hành động có ý thức, có mục đích của từng cá nhân và cộng đồng cho thấy rằng: mọi người hành động có ý thức và giống nhau thì chứng tỏ đó là xã hội phát triển; ngược lại mọi người hành động chưa có ý thức hoặc ý thức không đồng đều thì chứng tỏ xã hội chưa phát triển.

- Các thể chế xã hội thay đổi hoặc duy trì tình trạng của chúng thông qua cơ chế điều chỉnh ý thức, hành vi bằng các thể chế điều đó sẽ giúp cho các xã hội ổn định được trật tự xã hội.

- Chức năng quản lý xã hội còn thể hiện ở việc dự báo, dựa trên sự kết hợp giữa cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu xã hội học mà người ta có thể điều chỉnh, ngăn chặn để xã hội phát triển theo hướng tiến bộ. Phải đi thực tế, nghiên cứu, điều tra, thống kê, phân tích để đưa ra được các giải pháp tốt nhất.

Trên cơ sở đánh giá xã hội, xã hội học mới tự nâng cao tính chính xác và khoa học của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn xã hội học Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tuấn (Trang 53 - 54)