Quan điểm 2: Định hướng phát triển của Hà Nội nhất thiết phải thống nhất với định hướng phát triển chung của cả nước, của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 120 - 122)

với định hướng phát triển chung của cả nước, của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng...

Do điều kiện tự nhiên, do sự phân công trong quá trình phát triển, tất yếu mỗi địa phương, mỗi khu vực có những thế mạnh đặc thù. Vì vậy, để phát triển nhanh, hiệu quả, Hà Nội cần bảo đảm quan hệ hợp tác phát triển chặt chẽ với Trung ương và các địa phương trong cả nước trước hết là với các tỉnh, Thành phố trong Vùng kinh tế trọng

điểm Bắc Bộ, Vùng Thủ đô, Vùng Đồng bằng sông Hồng. Sự hợp tác trong vùng vừa thể hiện tình cảm giữa Hà Nội với các địa phương vừa là yêu cầu khách quan của sự phát triển. Hà Nội chỉ có thể phát triển trong sự phối hợp chặt chẽ trên cơ sở liên kết hợp tác và phân công hợp lý với các địa phương trong cả nước theo phương châm "Cả nước vì Hà Nội để xây dựng Hà Nội cho cả nước".

Mặt khác do sức hấp dẫn tự nhiên như các thủ đô trên thế giới, Thành phố Hà Nội trở thành nơi hội tụ dòng di cư tự do cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội khác từ các vùng lân cận và cả nước. Điều đó tạo ra sức ép về phát triển hạ tầng kỹ thuật và trình độ quản lý đô thị. Hơn nữa sự gia tăng dân số làm nảy sinh nhiều vấn đề dân sinh, xã hội bức xúc khác. Các tác động tiêu cực của vấn đề này dễ tạo ra tình trạng quá tải về mọi mặt của cuộc sống đô thị với tất cả những hậu quả bất lợi kèm theo và trở nên gay gắt hơn trong bối cảnh chưa có sự phát triển đồng đều cần thiết giữa thủ đô với các địa phương. Vì vậy phát triển Thủ đô phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương khác trong cả nước.

c/ Quan điểm 3: Phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội phải dựa vào khoa học- công nghệ, giáo dục - đào tạo; có tầm nhìn xa, hướng tới văn minh, hiện đại, nhanh - công nghệ, giáo dục - đào tạo; có tầm nhìn xa, hướng tới văn minh, hiện đại, nhanh chóng thu hẹp dần khoảng cách với thủ đô các nước.

Hà Nội đang cùng với cả nước tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế với mục tiêu là đến năm 2020 đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước Công nghiệp. Với vị trí là thủ đô, Hà Nội phải đạt đến mục tiêu đó sớm hơn nhiều địa phương khác trong cả nước. Mặt khác, vào thời gian này, nhiều nước trên thế giới, nhiều thủ đô các nước đã đi vào nền kinh tế tri thức. Để không bị lạc hậu quá xa so với thủ đô các nước, trong khi tập trung sức để Công nghiệp hoá, Hà Nội tất yếu phải chuyển dần sang một nền kinh tế tri thức. Từ những bài học của các nước đã tiến hành Công nghiệp hoá và khắc phục những hậu quả của quá trình Công nghiệp hoá, Hà Nội một mặt thực hiện Công nghiệp hoá có chọn lọc, mặt khác thực hiện ngay hiện đại hoá, tạo tiền đề phát triển một nền kinh tế tri thức. Việc tiến hành đồng thời quá trình Công nghiệp hoá đi đôi với chuyển sang nền kinh tế tri thức là một quá trình chưa có tiền lệ trên thế giới. Trong nền kinh tế tri thức, con người giữ vai trò chủ đạo, vì vậy, yếu tố quyết định của tăng

trưởng kinh tế của sự phát triển xã hội tuỳ thuộc chủ yếu vào khoa học - công nghệ, trình độ và kiến thức của đội ngũ lao động.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w