Như vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là: Tốc độ tăng của ngành dịch vụ Hà Nội như trên đã phù hợp chưa? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta xem xét kinh nghiệm của

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 87 - 88)

trên đã phù hợp chưa? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta xem xét kinh nghiệm của các nhóm nước trên thế giới (do thiếu các số liệu của các Thành phố lớn trên thế giới nên chuyên đề phải sử dụng số liệu của các nhóm nước). Các số liệu ở bảng 16 cho thấy rằng, tốc độ tăng trưởng Dịch vụ luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP từ 1,03 đến 1,59 lần. Trong đó, ở nhóm nước có thu nhập thấp hệ số này là 1,22 lần giai đoạn 1981- 1990 và 1,59 lần giai đoạn 1991- 2000. Tương tự, các nước có thu nhập trung bình là 1,09 lần và 1,08 lần còn đối với các nước có thu nhập cao là 1,21 và 1,16 lần. Như vậy, tất cả các nhóm nước trong cả giai đoạn 1981-2000 đều có tốc độ tăng trưởng của Dịch vụ luôn luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của GDP. Có thể coi tốc độ tăng của GDP Dịch vụ luôn cao hơn tốc độ tăng của GDP toàn nền kinh tế là một xu thế có tính quy luật bởi vì nó đúng đối với mọi nhóm nước trên thế giới, hơn nữa nó lại diễn ra và được quan sát trong một khoảng thời gian tương đối dài, gần 20 năm, từ 1981 đến 2000.

Bảng 15: So sánh tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực Dịch vụ với tốc độ tăng trưởng GDP của các nhóm nước trên thế giới

CÁC NHÓM NƯỚC GDP GDP (%) Dịch vụ(%) Tốc độ DV/GDP(lần) 1981- 1990 1991-2000 1981-1990 1991-2000 1981-1990 1991-2000 1. Thu nhập thấp 4,5 3,2 5,5 5,1 1,22 1,59 2. Thu nhập trung bình 3,3 3,6 3,6 3,9 1,09 1,08  Thu nhập trung bình thấp 4,1 3,6 5,5 4,3 1,34 1,19

 Thu nhập trung bình cao 2,7 3,6 3,0 3,7 1,11 1,03

3. Thu nhập cao (Châu Âu & Bắc Mỹ)

2,4 1,9 2,9 2,2 1,21 1,16

So sánh tính quy luật trên với các kết quả đạt được của Hà Nội, có thể rút ra kết luận quan trọng là xu thế tăng trưởng của ngành dịch vụ Hà Nội trong những năm qua là chưa tuân theo tính quy luật phổ biến của các nước trên thế giới.

Vì sao có hiện tượng này? Phân tích tốc độ tăng của từng phân ngành dịch vụ cho ta câu trả lời bước đầu. Trong các phân ngành dịch vụ, tình hình tăng trưởng không đều và cũng không tuân theo tính quy luật. Có nhiều phân ngành dịch vụ có tốc độ tăng trung bình hàng năm giai đoạn 1996-2004 cao, đạt trên dưới 10%/năm như Tài chính - Tín dụng (14,8%); Hoạt động văn hoá thể thao (11,2%); Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc (9,9%); Thương nghiệp (9,8%); Giáo dục đào tạo (9,2%); Hoạt động liên quan đến KD tài sản, Dịch vụ tư vấn (9,1%). Những phân ngành còn lại đều có tốc độ tăng trưởng tương đối thấp như Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng (8,1%); Khách sạn nhà hàng (8,5%); Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội (7,1%); hoạt động khoa học và công nghệ (5,2%), Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình (4,2%), Hoạt động của các tổ chức quốc tế (4,1%).

Bảng 16: Quy mô và tốc độ tăng các phân ngành dịch vụ của Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 1995 2000 2004 1996-2000 2001-2004 1996-2004Tốc độ tăng trưởng (%)

Tổng các ngành dịch vụ 7.674 11.517 17.885 8,5 11,6 9,9 Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ 1.713 2.830 3.970 10,6 8,8 9,8

Khách sạn và nhà hàng 567 815 1.169 7,5 9,4 8,5

Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 2163 3.031 5.046 7,0 13.6 9.9

Tài chính, tín dụng 290 733 1002 20,3 8.1 14.8

Hoạt động khoa học và công nghệ 324 365 511 2,5 8.8 5.2 Hoạt động liên quan đến KD tài sản, DV tư vấn 665 1.179 1461 12,1 5.5 9.1 Quản lý Nhà nước và an ninh Quốc phòng 302 377 490 4,5 6.8 5.5

Giáo dục - đào tạo 678 974 1.492 7,5 11.3 9.2

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 296 410 547 6,8 7.5 7.1Hoạt động văn hoá và thể thao 230 372 597 10,1 12.6 11,2

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w