Cơcấu chung, cơcấu đầu tư và cơcấu lao động:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 74 - 77)

Cơ cấu chung là cơ cấu ngành kinh tế được phân theo 3 ngành cấp 1 hay còn gọi là 3 khu vực: Công nghiệp, Nông nghiệp, Dịch vụ. Trong 20 năm đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế của Thành phố Hà Nội chuyển dịch như sau:

Bảng 6: Cơ cấu ngành kinh tế TP Hà Nội 20 năm đổi mới ( %)

Năm

Ngành 1985 1990 1995 2000 2003 2004

KH2005* 2005*

Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 1- CN mở rộng 27,9 29,1 33,0 37,0 40,40 40,4 40,5

2- Nông nghiệp 5,6 9,0 5,4 3,0 2,4 2,1 2

3- Dịch vụ 66,5 61,9 61,6 60,0 57,2 57,5 57,5

Nguồn: [12] & Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Như vậy, cơ cấu ngành kinh tế của Thủ đô từ khi thực hiện đổi mới đến nay đã và đang chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng và giảm tỷ trọng của ngành dịch vụ, Nông nghiệp trong GDP. Trong giai đoạn 1986 - 1990, kinh tế Thủ đô cũng như nền kinh tế Việt Nam nằm trong khủng hoảng thiếu. Các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu về Công nghiệp cũng như Nông nghiệp đều không đảm bảo cho nhu cầu của nền kinh tế; đời sống nhân dân rất khó khăn. Chính vì vậy, cơ cấu kinh tế ngành của Hà Nội, về hình thức tuy có mô hình cơ cấu kinh tế của các nước đã phát triển, song không phản ánh đúng thực chất của nền kinh tế. Do đó, Thành phố Hà Nội đã chủ trương đẩy mạnh 3 chương trình kinh tế: Đẩy mạnh phát triển Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất lương thực thực phẩm, sản xuất hàng xuất khẩu. Sự chuyển đổi từ mô hình bao cấp, kế hoạch hóa hiện vật sang cơ chế thị trường và mở cửa đã tạo tiền đề phát triển sản xuất, tăng tốc độ của ngành công nghiệp. Chỉ sau 10 năm, Thủ đô đã ra khỏi khủng hoảng và có bước tăng trưởng. Đến năm 1995, trên thị trường Hà Nội, hàng hóa đã phong phú, nhu cầu tiêu dùng thiết yếu đã bảo đảm vững chắc. Nhu cầu tiêu dùng cao đã xuất hiện và ngày càng tăng. Trong Nông nghiệp và Dịch vụ đã có sự chuyển dịch trong nội ngành; xu hướng chuyển sang cung cấp sản phẩm có chất lượng cao, trình độ cao ngày càng tăng; những sản phẩm thông thường, sản phẩm chất lượng thấp giảm rõ rệt. Do đó, xu hướng chung là Công nghiệp mở rộng tăng lên trong tổng sản phẩm xã hội (GDP). Ngành công nghiệp, xây dựng giai đoạn 1991-1995 chỉ chiếm 29% GDP, giai đoạn 1996-2000 là 36%, đến giai đoạn 2001-2004 chiếm trên 40% GDP. Ngành nông nghiệp giai đoạn1991-1995, chiếm khoảng 7% GDP, giai đoạn 1996-2000 chỉ chiếm 4%, giai đoạn 2000-2003 còn khoảng trên 2% GDP. Về ngành dịch vụ, mặc dù vẫn đang là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP, tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP có xu hướng giảm dần trong suốt 20 năm vừa qua: 1985: chiếm 66,5%; giai đoạn đoạn

1991-1995, ngành dịch vụ chiếm khoảng 64% GDP, giai đoạn 1996 - 2000 là khoảng 60% và từ 2001-2004 chiếm trên 57%. Như vậy, tỷ trọng của ngành công nghiệp mở rộng trong 20 năm tăng trên 10%, còn ngành dịch vụ và Nông nghiệp tỷ trọng đều giảm. Đây là xu hướng đúng đắn trong những năm đầu thời kỳ đổi mới của kinh tế Hà Nội.

Để thấy rõ hơn chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, ta có thể xem xét quy mô đóng góp của 3 ngành trong tổng sản phẩm nội địa qua bảng sau:

Bảng 7: Đóng góp của các ngành vào GDP của Hà Nội (giá so sánh)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Ngành 1990 1995 2000 2003 2004 Tổng số 6.664 12.021 19.999 27.471 30.526 1- CN mở rộng 1.946 3.704 7.178 10.523 11.777 2- Nông nghiệp 489 643 776 861 864 3- Dịch vụ 4.229 7.674 12.045 16.005 17.885 Cơ cấu ngành (%) 100 100 100 100 100 1- CN mở rộng 29,20 30,8 35,89 38,31 38,58 2- Nông nghiệp 7,34 5,35 3,88 3,13 2,83 3- Dịch vụ 63,46 63,85 60,23 58,56 58,59

Nguồn: [12] và Sở KH&ĐT Hà Nội

Qua số liệu trong bảng 7 ta thấy rõ: Trong thời kỳ từ 1990-2004, giá trị gia tăng của GDP của Hà Nội hơn 24.000 tỷ VNĐ (tăng 3,58 lần), trong đó khối Dịch vụ đã đóng góp hơn 13.600 tỷ VNĐ, chiếm 57% GDP tăng thêm; khối Công nghiệp, xây dựng đã tạo ra trên 9.800 tỷ VNĐ chiếm hơn 40% GDP tăng thêm và cuối cùng là Nông lâm nghiệp tạo ra hơn 370 tỷ VNĐ, chiếm khoảng 3% GDP tăng thêm.

Cơ cấu đầu tư: Để thấy rõ hơn chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cần xem xét cơ cấu đầu tư. Tuy nhiên do nguồn số liệu, do thực trạng ngành thống kê Hà Nội hiện nay, cơ cấu đầu tư không có đầy đủ điều kiện để phân tích toàn diện, đầy đủ theo lôgic thời gian. Tuy nhiên với những nguồn số liệu hiện có, nghiên cứu sinh cố gắng thu thập và xử lý để trình bày trong luận án những vấn đề cơ bản nhất. Nghiên cứu cơ cấu đầu tư, ta thấy vốn đầu tư cho tất cả các lĩnh vực đều tăng lên, nhưng về tỷ trọng, từ năm 2000 đến 2004 tỷ trọng vốn đầu tư phát triển Công nghiệp mở rộng tăng, đầu tư cho lĩnh vực

Dịch vụ giảm còn đầu tư cho Nông nghiệp tăng không đáng kể.

Bảng 8 : Tổng vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư và hệ số ICOR theo ngành kinh tế

1996 2000 2003 2004 (ước)2005

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w