e/ Quan điểm 5: Gắn phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo ổn định an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống.
3.2.4.1 Định hướng tổ chức không gian chung toàn Thành phố
Không gian Thủ đô Hà Nội được tạo thành do một hệ thống các khu dân cư, bao gồm một Thành phố trung tâm và các đô thị vệ tinh với cả vùng ngoại ô và các khu vực kế cận. Mọi hoạt động về kinh tế - xã hội trong khu vực đều chịu sự tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng đến các vấn đề về tổ chức không gian và những đặc trưng về sản xuất kinh doanh theo hướng chuyên môn hoá. Vì vậy, khi xem xét vấn đề phát triển và chuyển dịch cơ cấu vùng tất yếu phải được nghiên cứu trong không gian kinh tế xã hội cả Thành phố.
Tổ chức không gian lãnh thổ của Thành phố Hà Nội phải đặt trong mối quan hệ tương tác và phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, Thành phố lân cận để tạo ra sức mạnh tổng hợp trên toàn vùng.
Phát triển Hà Nội với không gian mở theo hướng Bắc và Tây Bắc, hướng Tây và Tây Nam. Hà Nội phát triển theo hướng mở vươn ra các vùng ngoại vi bằng một hệ thống các khu Công nghiệp, các đô thị mới hiện đại, tạo không gian thoáng, hoà nhập với thiên nhiên và cảnh quan môi trường, bảo tồn, tôn tạo nâng cao giá trị của các di sản
văn hoá, khai thác triệt để mọi thế mạnh về đất đai và điều kiện tự nhiên hiện có nhằm phát triển một cách toàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật theo hướng hiện đại hoá và đậm đà bản sắc dân tộc.
Định hướng phát triển không gian Hà Nội không giới hạn trên địa giới hành chính Thành phố hiện nay mà được đặt trong mối quan hệ với các địa phương xung quanh và trong vùng kinh tế trọng điểm phiá Bắc, Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Trong mối quan hệ đó xác định hệ thống đô thị trung tâm và vệ tinh, phân bố Công nghiệp, Dịc vụ và Nông nghiệp trên cơ sở khai thác thế mạnh từng vùng hiệu quả.