Quan điểm 1: Kinh tế-xã hội Thành phố Hà Nội cần được thúc đẩy để phát triển nhanh, chất lượng cao, đảm bảo hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 120)

triển nhanh, chất lượng cao, đảm bảo hiệu quả và bền vững.

Hà Nội phấn đấu đi đầu, nhanh chóng thực hiện tốt và đầy đủ vị trí trung tâm của cả nước về chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật đồng thời là hạt nhân của vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của các tỉnh miền Bắc. Về cơ bản, đến nay, Thủ đô Hà Nội vẫn là Thủ đô nghèo. Để xứng đáng là trái tim của cả nước, đầu não hành chính, chính trị quốc gia, để giảm bớt khoảng cách với các Thủ đô và Thành phố lớn trong khu vực, Hà Nội tất yếu phải phát triển nhanh với tốc độ cao và bền vững.

Với vị trí là Thủ đô của cả nước, Hà Nội phải phát triển bền vững: Ổn định kinh tế, ổn định xã hội, an ninh quốc phòng vững chắc là điều kiện tiên quyết để phát triển Thủ đô. Phát triển bền vững được thể hiện trên cả 3 mặt: kinh tế phát triển không ngừng, xã hội tiến bộ liên tục, môi trường sinh thái ngày càng trong sạch, phong phú, giàu đẹp.

Phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững có liên quan chặt chẽ với nhau và thúc đẩy lẫn nhau. Chỉ có phát triển có hiệu quả mới đảm bảo được phát triển nhanh, bền vững và ngược lại.

Là Thủ đô, Hà Nội có ưu thế so với các địa phương khác trong thu hút đầu tư, các nguồn tài chính, nguồn nhân lực tri thức, công nghệ và các dạng thị trường; có ưu thế trong việc phát triển về hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ để tạo tiền đề và động lực mạnh mẽ nhất cho sự phát triển và cất cánh của Thủ đô một cách bền vững.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w