THỰC TRẠNG CƠCẤU KINH TẾ THỦ ĐÔ HÀ NỘ
2.1.2 Cơcấu kinh tế Thành phố Hà Nội thời kỳ 1954-
Có thể nói thời kì 1954-1986 là giai đoạn lịch sử đầy biến động của Thành phố Hà Nội trong sự biến động của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.
Sau cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ra đời và Hà Nội được Đảng và Nhà nước ta chọn làm Thủ đô của đất nước. Cùng với cả nước, Hà Nội bắt tay vào xây dựng để củng cố và phát triển thành quả của cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền nhân dân đã ban bố luật lao động, thi hành giảm tô, chia ruộng đất cho dân cày. Không từ bỏ âm mưu xâm lược, thực dân Pháp quay trở lại chiếm đóng Việt Nam. Với chiến thắng Điện Biên Phủ, Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn độc lập, Hà Nội tiếp tục được khẳng định vị thế là Thủ đô của cả nước. Do đặc điểm lịch sử, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc. Từ tháng 7-1954 đến tháng 5-1975 là giai đoạn Hà Nội cùng nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: giải phóng miền Nam, xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Miền Bắc. Để xây dựng XHCN, Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng đã xác định một số quan điểm cơ bản được tập trung chỉ đạo như: coi CNH XHCN là nhiệm vụ chung của cả thời kỳ quá độ, ưu tiên phát triển Công nghiệp nặng một cách hợp lý, trong đó lấy chế tạo cơ khí là ngành then chốt, mặt khác ra sức phát triển Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ. Với những nỗ lực phi thường, vừa phát triển kinh tế, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại và chi viện cho tiền phương, Miền Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn. Năm 1975, tài sản cố định trong khu vực sản xuất vật chất đã tăng lên gấp 5.1 lần so với năm 1960. Số xí nghiệp Công nghiệp tăng gấp 16,5 lần năm 1955. Trong cơ cấu Công nghiệp đã hình thành những cơ sở đầu tiên của các Công nghiệp nặng quan trọng: Điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng. Trong Nông nghiệp đã xây dựng được hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất hiệu quả; năng xuất lúa tại một số vùng đạt trên 5 tấn/ha; cơ cấu Nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể giữa chăn nuôi và trồng trọt.
IV năm 1976 đề ra đường lối xây dựng nền kinh tế XHCN của Việt Nam với cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng “ưu tiên phát triển Công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng Công nghiệp và Nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công- Nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế Trung ương, vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế Trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất”. Tuy nhiên, như Đại hội Đảng lần thứ VI đã nhận định: “ trong năm năm 1976-1980, trên thực tế chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh CNH trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác, chậm đổi mới cơ chế quản lý đã lỗi thời”...nên sản xuất trong thời kỳ 1976-1980 hầu như giẫm chân tại chỗ. Đến đại hội Đảng lần thứ V(1981 - 1985) Đảng và nhà nước ta đã chuyển hướng “tập trung sức phát triển mạnh Nông nghiệp, coi Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa Nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn XHCN, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng”. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ đạo thực hiện chưa quán triệt được những kết luận quan trọng nói trên; nhiều khó khăn, mất cân đối trong nền kinh tế chưa được giải quyết, thậm chí còn trầm trọng hơn.
Là một bộ phận của kinh tế cả nước, quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế của Hà Nội cũng có những đặc điểm và tính chất như trên. Hơn 30 năm xây dựng kinh tế trong chế độ XHCN, nền kinh tế Hà Nội đã có những biến đổi quan trọng và cơ cấu kinh tế của Hà Nội đã có nhiều thay đổi căn bản. Lúc mới giải phóng, Hà Nội là một Thành phố tiêu dùng, với một cơ cấu kinh tế tương ứng là thương nghiệp phát triển, sản xuất Công nghiệp không đáng kể; có thể nói cơ cấu kinh tế của Hà Nội mới giải phóng là Dịch vụ (Thương mại) – Nông nghiệp – Công nghiệp. Tuy nhiên cơ cấu này không phản ánh bản chất sự phát triển mà chỉ là hậu quả chính sách cai trị của thực dân Pháp. Sau quá trình Công nghiệp hoá, Hà Nội đã trở thành một Thành phố có một cơ cấu kinh tế đa dạng, trong đó sản xuất Công nghiệp, Thủ Công nghiệp và Nông nghiệp đã bước đầu hình thành, những ngành kinh tế kỹ thuật cơ cấu hạ tầng được phát triển hơn, mối quan hệ giữa sản xuất với lưu thông, sản xuất với tiêu dùng... cũng đã có biến đổi rõ rệt. Về Công nghiệp: Hà Nội lúc mới giải phóng chỉ có 9 xí nghiệp quốc doanh, 496 cơ sở Công
nghiệp tư nhân nhỏ lẻ, số công nhân Công nghiệp là 6.860 người người, giá trị sản lượng của thủ Công nghiệp chiếm trong tổng giá trị sản lượng Công nghiệp là 83% (1955). [13]. Năm 1960, Hà Nội đã có 60 xí nghiệp quốc doanh (tăng gấp 3,5 lần so với năm 1954), tổng sản lượng Công nghiệp và thủ Công nghiệp là 368 triệu đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 1955 và bằng 22% tổng giá trị sản lượng Công nghiệp và thủ Công nghiệp toàn Miền Bắc. Các ngành công nghiệp, Thủ Công nghiệp và Xây dựng cơ bản đã sử dụng trên 14 vạn công nhân và thợ thủ công, bằng 1/3 dân số nội thành. Đến năm 1962, số xí nghiệp quốc doanh trong lĩnh vực Công nghiệp là 170 (tăng 2,8 lần so với năm 1960) và số lao động sản xuất Công nghiệp đã từ 27.600 năm 1960 tăng lên 52.000 người vào năm 1962 (tăng 1,88 lần), giá trị sản lượng Công nghiệp và thủ Công nghiệp tăng 67% so với năm 1960. Nhiều mặt hàng mới, kỹ thuật tương đối phức tạp đã được đưa vào sản xuất thử hoặc sản xuất hàng loạt như máy tiện, máy điêzen, máy kéo, biến thế điện, máy thu thanh bán dẫn, tổng đài tải ba, một số loại phụ tùng ô tô. Ngành cơ khí từ những cơ sở sửa chữa đã tiến lên làm nhiệm vụ trang bị tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế với việc chế tạo thành công một số loại máy như máy búa, máy đột dập, máy khoan, động cơ điện, máy nghiền thức ăn cho gia súc, máy tuốt lúa, xay xát, các loại máy bơm. Berna Fall, giáo sư sử học Mỹ - một người không có nhiều cảm tình với chế độ XHCN- đã phải thừa nhận: “nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang trang bị cho mình một xương sống Công nghiệp mạnh hơn bất cứ xương sống Công nghiệp nào của những nước không cộng sản ở Đông Nam Á. Nước đó đang phát triển với một nhịp độ rất nhanh” (Báo Bưu điện chiều thứ 7 ngày 24/11/1962 của Mỹ). Tạp chí Người bảo vệ quốc gia của nước Anh ngày 28/3/1963 cũng nhận xét: “ một nền Công nghiệp dân tộc đã hình thành ở Bắc Việt Nam, điều không thể có được dưới chế độ thực dân mà từ cái đinh, sợi chỉ cũng phải nhập. Ngày nay, Bắc Việt Nam bắt đầu sản xuất một số máy công cụ và phần lớn những hàng tiêu dùng thiết yếu. Điều đáng ghi nhận là ở đó, người ta cũng đã xây dựng một số ngành quan trọng của Công nghiệp nặng”. Đến cuối năm 1985, Hà Nội đã có 266 xí nghiệp (tăng hơn 29 lần), số công nhân Công nghiệp là 143.109 người (tăng 104 lần); trong 10 ngày Hà Nội sản xuất được giá trị sản lượng Công nghiệp bằng cả năm 1955. Năm 1985, Công nghiệp Hà Nội chiếm 32% giá trị sản lượng Công
nghiệp Miền Bắc và 11% Công nghiệp cả nước.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu tổng hợp về Công nghiệp Hà Nội giai đoạn 1954-1986
Chỉ tiêu Đơn vị 1955 1965 1975 1980 1985
Số xí nghiệp Công nghiệp quốc doanh
xí
nghiệp 9 134 229 250 266
Trong đó: do địa phương quản lý - 55 103 114 112
Công nhân sản xuất của XNQD người 1.36 9 43.37 0 105.60 0 119.70 0 143.000
Giá trị tổng sản lượng theo giá cố định năm 1982
Triệu
VND - - 7.813 7.006 11.423
Tỷ trọng CN Hà Nội trong CN Miền Bắc
% 14,2 ,9 32,2 30,2 32
Nguồn: [3], [28]
Về Nông nghiệp: Năm 1955, diện tích đất Nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội là 10,9 nghìn ha, tỷ trọng giá trị sản lượng Nông nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm xã hội là 14,6%. Lúc mới giải phóng, Nhà nước huy động ở ngoại thành được 2000 tấn lương thực quy thóc, 700 tấn thịt, hơn 3000 tấn rau, các loại nông sản khác không đáng kể. Đến năm 1985, sau hai lần mở rộng, diện tích đất nông nghiệp đã tăng 10 lần lên 108,9 nghìn ha, tỷ trọng giá trị sản lượng Nông nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm xã hội là 20,4%. Năm 1985, Nhà nước đã huy động ở Hà Nội: 88 nghìn tấn lương thực quy thóc (tăng 440 lần); 11,2 nghìn tấn thịt (tăng 16 lần); 70,4 nghìn tấn rau (tăng hơn 23 lần), 6 nghìn tấn lạc; 2,8 nghìn tấn thuốc lá vv. So với các tỉnh miền Bắc, Nông nghiệp Hà Nội năm 1985 chiếm 3,9% diện tích trồng trọt; 5,3% sản lượng lương thực; 11,6% sản lượng rau; 6,1% đàn lợn.
Bảng 4: Tình hình phát triển Nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 1954-1986
Chỉ tiêu Đơn vị 1954 1960 1965 1970 1980 1985
Lao động 1000.ng 328,8 392,5 421 1297,3 1419,5
Diện tích 1000 ha 38,9 68,5 56,6 177,1
SL lúa cả năm 1000.tấn 13,4 77,2 101,4 141
GTSL chăn nuôi Tr.đ 16,8 23,8 19,2 439,7 1106.3
Nguồn :[3], [13]
(*): Từ 1960-1970: tính theo giá cố định 1970; Từ 1970-1985: tính theo giá cố định 1982
Với những kết quả trên, đến năm 1985 cơ cấu kinh tế Hà Nội đã thay đổi cơ bản so với khi mới giải phóng; Hà Nội đã có cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Nông nghiệp.
Bảng 5 : Cơ cấu kinh tế ngành của Hà Nội giai đoạn 1954-1986
Chỉ tiêu 1960 1965 1975 1980 1985
Công nghiệp 85,4 90,1 93,1 84,4 79,6
Nông nghiệp 14,6 9,9 6,9 14,1 20,4
Nguồn:[3]
Mặc dù đã có nhiều biến đổi, cơ cấu kinh tế của Hà Nội giai đoạn 1954-1986 vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Cơ cấu kinh tế của Hà Nội vẫn chủ yếu là cơ cấu sản xuất công - nông nghiệp; chưa có sự gắn kết hữu cơ giữa sản xuất - phân phối, trao đổi - tiêu dùng; Dịch vụ chưa phát triển. Do quan niệm thương nghiệp Nhà nước và thương nghiệp hợp tác xã chỉ làm chức năng phân phối hàng hoá theo tiêu chuẩn định lượng; hệ thống chợ nông thôn chỉ là nơi tiêu thụ một phần nông sản và trao đổi một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp nên những dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày tổ chức rất yếu kém. Các dịch vụ tiêu biểu cho một Thành phố hiện đại như: mạng lưới giao thông công cộng, cấp nước, bưu chính viễn thông, thông tin chưa phát triển. Ngành công nghiệp phát triển chưa đồng bộ, thiếu những ngành tiêu biểu cho xu hướng hiện đại. Những ngành chiếm tỷ lệ lớn thường phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Nông nghiệp ngoại thành cả về kinh tế và kỹ thuật đều không thực hiện được nhiệm vụ đặt ra cho thời kỳ này là cung cấp lương thực, vành đai thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp xuất khẩu. Cơ cấu nông nghiệp không có sự gắn kết và tác động qua lại lẫn nhau một cách có hiệu quả giữa lương thực và cây Công nghiệp, giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa Nông nghiệp và các ngành nghề khác nên năng suất và giá trị sản lượng rất thấp, chất lượng kém. Cả Công nghiệp và Nông nghiệp Hà Nội chưa đáp ứng được nhu cầu. Nông nghiệp ngoại thành mặc dù đã có một diện tích canh tác tương đương một tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, nhưng mới cung ứng được 10% lương thực, 50% thịt lợn, 15% cá so với mức tiêu dùng rất thấp
của người dân nội thành. Khoảng cách rất lớn giữa cơ cấu tiêu dùng xã hội và cơ cấu kinh tế của Hà Nội là rất rõ rệt và là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự không ổn định và tiềm ẩn khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn này.