Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 164 - 167)

e/ Quan điểm 5: Gắn phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo ổn định an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống.

3.3.4- Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá.

Chúng ta đã thấy quá trình đô thị hóa là một nhân tố đặc thù chi phối mạnh mẽ sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là quá trình đô thị hóa của một Thủ

đô. Bởi vậy, thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa với bước đi hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển và quy luật đô thị sẽ thúc đẩy nhanh quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hà Nội trong những năm tới.

Tuy nhiên, khi đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, cần giải quyết đồng bộ các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường, hạ tầng kỹ thuật cũng như quản lý để tránh những sai lầm lãng phí. Để thúc đẩy quá trình đô thị hóa hóa Thủ đô Hà Nội trong những năm tới, cần quan tâm các vấn đề cơ bản có tính quy luật như:

*Sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái. Vấn đề này nhằm nghiên cứu và giải quyết một trong những căn bệnh “mãn tính” của các đô thị lớn. *Lựa chọn mô hình đô thị phù hợp gắn với xác định quy mô dân số hợp lý, quản lý và phân bố lại dân cư.

Tập trung vào đô thị (dân nhập cư) là một trong những vấn đề nổi cộm của Thành phố, cần có chính sách để quản lý được dân nhập cư và định hướng chỗ ở và nơi làm việc. Nghiên cứu các giải pháp trực tiếp và gián tiếp để làm chủ quá trình tăng tự nhiên và tăng cơ học dân cư. Mặt khác phân bố dân cư còn bất hợp lý, tập trung quá lớn ở khu vực các quận nội thành cũ, ở khu vực phía Nam sông Hồng. Kế hoạch phân bố lại dân cư theo hưóng giãn dân ra vùng ngoại vi gắn với quy hoạch kinh tế xã hội các vùng đang đô thị hóa thuộc khu vực huyện Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Từ Liêm sẽ góp phần giảm mật độ dân số khu vực Hoàn Kiếm, Ba Đình và giảm các nhu cầu đời sống bức xúc do hệ thống hạ tầng quá tải. Nghiên cứu thành lập các cụm dân cư đô thị mới gắn với các khu cụm Công nghiệp tập trung và đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh cũng là các giải pháp làm giảm áp lực dân số khu vực nội thành cũ. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất trong chiến lược phát triển đô thị lâu dài làm tiền đề cho việc giải quyết các chương trình tổ chức lại lãnh thổ.

* Chuyển đổi mục đích sử dụng đất Nông nghiệp sang đất chuyên dùng và đô thị

Đất là tài nguyên quý hiếm và quan trọng nhất của các đô thị. Chúng ta biết rằng, đất đai là tư liệu sản xuất (TLSX) chủ yếu và đặc biệt trong sản xuất Nông nghiệp. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất Nông nghiệp chính là chuyển đổi tính chất của TLSX, là điều kiện và tiền đề để chuyển đổi nhiệm vụ sản xuất, cơ cấu lại sản phẩm. Do đó, để

chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phát triển Dịch vụ và Công nghiệp thì một trong những giải pháp mạnh mẽ nhất, hiệu quả nhất là chuyển đổi mục đích sử dụng đất đất Nông nghiệp phù hợp với quá trình đô thị hoá, Công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Tất nhiên, quá nóng vội, chuyển đổi ồ ạt đất Nông nghiệp sang đất đô thị, đất Công nghiệp cũng sẽ dẫn đến sai lầm. Ngoài việc tất yếu phải duy trì diện tích đất Nông nghiệp ổn định theo quy luật đô thị để tạo vành đai cây xanh, vành đai sinh thái thì quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn phụ thuộc vào khả năng tài chính, khả năng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trình độ và năng lực của hệ thống quản lý. Điều kiện để chuyển đổi đất hiệu quả là phải xây dựng được quy hoạch chung của Thủ đô đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050 một cách chuẩn xác.

* Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hệ thống, hiện đại và đi trước một bước

Kết cấu hạ tầng đô thị là “phần cứng” của việc phát triển đô thị. Kết cấu hạ tầng bao gồm: Hệ thống cầu đường, giao thông đi lại, mạng lưới cấp điện, nước, hệ thống bưu điện viễn thông, các hệ thống thu gom rác, thoát nước, chiếu sáng, vỉa hè v.v. mà trong đó có những công trình có giá trị đầu tư lớn, thời gian sử dụng lâu dài, vài chục thậm chí cả trăm năm. Do vậy, việc xây dựng một cơ sở hạ tầng đúng đắn vừa phát huy hiệu quả sử dụng của nó, lại vừa kích thích các nhân tố kinh tế xã hội khác phát triển theo là hết sức quan trọng và quyết định sự thành công của quá trình đô thị hóa.

* Xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hóa đô thị để hình thành và phát huy tiềm năng văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến

Văn hóa đô thị là một phạm trù rất rộng, bao gồm các lĩnh vực đời sống tinh thần của người dân đô thị. Một đô thị lớn là nơi tập trung dân cư từ các nơi về nên tập hợp nhiều lối sống khác nhau. Tập trung xây dựng lối sống thành thị mới cho người dân là một nội dung quan trọng. Xây dựng cuộc sống văn hóa cho từng khu phố, từng phường, từng quận với những đặc điểm khác nhau của các cộng đồng dân cư là rất cần thiết. Văn hóa đô thị còn liên quan đến bộ mặt kiến trúc, một vấn đề thuộc mỹ thuật đô thị. Mỗi công trình kiến trúc phải là một sản phẩm văn hóa. Phát huy tính đa dạng, muôn màu, muôn vẻ của các loại kiến trúc, nhưng phải vừa đảm bảo sự hài hòa, văn minh, hiện đại

lại vừa có tính truyền thống. Bảo tồn di sản văn hóa đô thị của một Thành phố hàng ngàn năm lịch sử bao gồm cả việc bảo tồn các yếu tố vật thể và cả phi vật thể. Mỗi đô thị tùy theo đặc điểm kinh tế xã hội, vị trí địa lý của mình mà có bản sắc văn hóa riêng, thể hiện được các tầng lớp “trầm tích” theo bề dày lịch sử của Thành phố.

* Đảm bảo sự thống nhất trong quan hệ vùng, cả nước và quốc tế

Đô thị là một chỉnh thể mở nên nó có những mối quan hệ bên trong và cũng có những quan hệ với bên ngoài. Nó chịu sự tác động hai chiều: Nội lực và ngoại lực. Đối với Thủ đô mối liên hệ hợp tác vùng lại càng quan trọng. Trong xu thế phát triển kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, Hợp tác phát triển theo hướng hỗ trợ có tổ chức, thực hiện sự phân công và phối hợp trong xây dựng đô thị và chuyển dịch cơ cấu kinh tế càng cần thiết và quan trọng. Ngoài ra còn tính đến sự phối hợp với nhau trong các chương trình quan trọng như việc xây dựng các cụm Công nghiệp hay dân cư đô thị cần nghiên cứu trong mối quan hệ với các cụm Công nghiệp và dân cư với các tỉnh bạn, tận dụng được việc kết hợp các cơ sở hạ tầng chung với nhau.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 164 - 167)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w