e/ Quan điểm 5: Gắn phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo ổn định an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống.
3.2.2.2 -Định hướng phát triển và chuyển dịch cơcấu ngành công nghiệp nhằm xây dựng Hà Nội thành trung tâm Công nghiệp lớn:
Trong những năm tới, Công nghiệp vẫn là ngành kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Hà Nội là đô thị có tính lịch sử, văn hoá cao, do vậy lựa chọn loại hình Công nghiệp phải theo hướng Công nghiệp “sạch”, "tinh", có trình độ hiện đại, có hàm lượng khoa học và chất xám cao.
Mục tiêu phát triển tổng quát:
- Tăng tỷ lệ GDP Công nghiệp trong tổng GDP của Thành phố từ 41% năm 2005 lên 43% năm 2010; sau đó giảm dần va ổn định khoảng 41% trong cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến 2020.
- Tốc độ tăng GDPCN bình quân: 2006 - 2010: 13-14 %; 2011- 2020:11,5- 12 %. - Nâng tỷ trọng các ngành công nghiệp chủ lực từ khoảng 70% năm 2004 lên 80% năm 2010 và đạt 85 % trong tổng GDP Công nghiệp vào năm 2020.
- Từ 2010 - 2020 thu hút khoảng 35% - 38% lao động làm việc trong các ngành công nghiệp và đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách Nhà nước.
Định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp:
Định hướng phát triển và chuyển dịch Cơ cấu sản xuất Công nghiệp theo 3 khối phân ngành :
Bảng 33: Dự báo chuyển dịch cơ cấu GTSX Công nghiệp theo ba khối phân ngành.
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2003 2005 2010 2020
Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00
1. Công nghiệp khai thác 1,19 1,00 0,72 0,5
2. Công nghiệp chế biến. 91,83 92,08 92,80 93,5
3. Công nghiệp điện, nước 6,98 6,93 6,48 6,0
Nguồn: Tác giả tính toán từ Quy hoạch Phát triển KT-XH của Hà Nội
Tỷ trọng khối ngành công nghiệp khai thác và điện, nước, ga có xu thế giảm, trong khi đó tỷ trọng khối ngành công nghiệp chế biến tăng.
nghiệp then chốt không thể tách rời việc xem xét xu thế phát triển trong tương lai (10 - 15 năm) của các phân ngành công nghiệp Hà Nội. Có thể dự báo xu thế này như sau:
Công nghiệp cần nhiều lao động kỹ xảo (cơ khí, đồ điện) có mức đóng góp cao nhất và vẫn có xu thế tăng rất mạnh trong tương lai. Công nghiệp cần nhiều chất xám (R và D, và bao gồm cả công nghiệp cần nhiều lao động kỹ xảo) mới hình thành song có xu hướng tăng nhanh.
Công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, Công nghiệp phần mềm hiện có mức đóng góp chưa cao nhưng có xu thế phát triển cao nhất nên chiếm tỷ trọng khá lớn trong tương lai.
Công nghiệp cần nhiều lao động (dệt, may, thực phẩm) có tỷ trọng đóng góp cao trong sản lượng Công nghiệp song trong tương lai có xu thế giảm dần do chuyển các cơ sở gia công sang khu vực cần nhiều lao động với kỹ năng trung bình. Tại Hà Nội tập trung các cơ sở sản xuất hàng cao cấp và các trung tâm tạo mẫu, thời trang
Trong quá trình phát triển Công nghiệp Thành phố Hà Nội, trước hết và quan trọng là tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực. Từ xu thế phát triển các phân ngành công nghiệp, việc lựa chọn ngành công nghiệp chủ lực của Hà Nội phải dựa trên cơ sở kết hợp xu thế phát triển và những tiêu chuẩn đặt ra cho ngành công nghiệp chủ lực của Hà Nội. Tiêu chuẩn xác định ngành công nghiệp chủ lực có thể tập trung vào các yếu tố là: Phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững và tiềm năng phát triển của Thủ đô; tạo ra giá trị đóng góp cao trong sản xuất Công nghiệp; có tác có tác dụng hỗ trợ và dẫn dắt các ngành kinh tế khác và tác động đến phát triển của nền kinh tế; có điều kiện cung cấp nguyên liệu phong phú, tận dụng lao động kỹ thuật, cơ sở nghiên cứu khoa học; có nhu cầu thị trường rộng lớn trong và ngoài nước.
Trong quá trình phát triển, các ngành công nghiệp chủ lực cũng có sự thay đổi theo thời gian và thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng và trình độ công nghệ, nâng cao hàm lượng chất xám trong sản phẩm. Định hướng các ngành công nghiệp chủ lực đến năm 2010 gồm 5 nhóm ngành: Điện tử - Công nghệ thông tin; Cơ, kim khí; Dệt,
may trang phục cao cấp; Chế biến thực phẩm; Vật liệu trang trí nội thất cao cấp. Sau năm 2011 tập trung vào 4 nhóm ngành. Dự báo chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp chủ lực: Bảng 34: Tỷ trọng các ngành công nghiệp chủ lực Đơn vị: % Ngành công nghiệp 2004 2005 2010 2015 2020 1. Toàn ngành 100 100 100 100 100 2. Nhóm ngành chủ lực 72,79 78 80 78 80
- Điện tử, CN thông tin 17,9 27,2 28,0 32 33
- Cơ, kim khí 30,37 21,3 21,0 22 23
- Dệt may trang phục cao cấp 11,69 12,5 13,0 14 14
- Chế biến thực phẩm 7,67 9,5 10,0 10 10
- Vật liệu trang trí nội thất cao cấp 5,24 7,5 8,0 - -
Nguồn: Tác giả tính toán từ Quy hoạch Phát triển KT-XH của Hà Nội
Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ lực cụ thể: *Điện tử - Công nghệ thông tin:
Theo dự báo, trong thời gian tới, nhu cầu thị trường về các sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin sẽ tăng vọt và Hà Nội cũng là thị trường rất quan trọng. Các mặt hàng như máy PC, điện thoại di động khi đi vào tự do hoá từng bước sẽ tăng mạnh, tạo ra giá trị rất lớn góp phần quan trọng thúc đẩy cả nền Công nghiệp phát triển. Vì vậy, trong giai đoạn 2001- 2020 định hướng phát triển ưu tiên xây dựng ngành công nghiệp điện tử - CNTT trở thành ngành công nghiệp chủ lực, làm tiền đề và hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành khác đảm bảo mục tiêu CNH- HĐH Thủ đô. Từ 2001 - 2005 Công nghiệp phần mềm được tập trung để phát triển; phấn đấu đến năm 2005 đạt giá trị sản lượng khoảng 50 triệu USD, từ 2006 - 2010 đây là một ngành kinh tế mới, có giá trị gia tăng cao, có nhiều triển vọng. Từ năm 2011 Công nghiệp phần mềm, công nghệ thông tin phải trở thành một trong những ngành công nghiệp, ngành kinh tế chủ lực của Thủ đô. Phấn đấu đưa Hà Nội trở thành trung tâm của cả nước về lắp ráp thiết bị, sản xuất linh kiện, thiết kế sản phẩm, sản xuất phầm mềm và các dịch vụ điện tử - CNTT trên cơ sở phát huy các nguồn lực và ứng dụng công nghệ tiên tiến, từng bước sáng tạo công nghệ mới. Tranh thủ đi thẳng vào công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến để nhanh chóng
hiện đại hoá ngành công nghiệp điện tử Thủ đô; phát triển có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm theo định hướng quy hoạch ngành; phát huy đầy đủ tiềm năng và sức mạnh của các thành phần kinh tế trên địa bàn vào quá trình phát triển Công nghiệp điện tử- CNTT Thủ đô; coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; chủ động khai thác các nguồn vốn trong và ngoài nước, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hợp tác giữa các ngành, các thành phần kinh tế thúc đẩy phát triển Công nghiệp điện tử - CNTT.
Các phân ngành và sản phẩm ưu tiên: Công nghệ thông tin; Linh kiện, thiết bị điện, điện tử; Sản phẩm phầm mềm; Sản phẩm phần cứng; Sản xuất vật liệu và sản phẩm từ tính; Thiết bị đồng bộ điều khiển tự động. Về sản phẩm: sản xuất các sản phẩm điện tử có hàm lượng chất xám cao như máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị văn phòng. Phát triển ngành công nghiệp điện tử theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản phẩm Công nghiệp điện tử gia dụng mới cũng như sản phẩm phục vụ sản xuất, tự động hóa và điều khiển. Ưu tiên phát triển Công nghiệp phần mềm. Tập trung xây dựng các trung tâm, công viên phần mềm hiện đại.
Bảng 35: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển nhóm ngành Công nghiệp điện tử- thông tin, Công nghiệp phần mềm
Đơn vị: %
Hạng mục 2001-2010 2011-2020
- Nhịp độ tăng trưởng bình quân năm 17-19 19-20 - Tỷ lệ đóng góp vào giá trị SX Công nghiệp 14-15 18-20 - Tỷ lệ thu hút lao động so tổng lao động CN 9-10 10-15
Nguồn: Tác giả tính toán từ Quy hoạch Phát triển KT-XH của Hà Nội
*Định hướng phát triển nhóm ngành công nghiệp cơ khí
Trong thời gian tới nhóm ngành cơ kim khí vẫn có vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá cả nước. Hà Nội có thế mạnh, lợi thế về lĩnh vực này, do đó cần tiếp tục phát triển ngành cơ, kim khí. Muốn vậy, cần đổi mới công nghệ và hiện đại hoá cơ khí, tập trung nâng cao tiềm lực cơ khí chế tạo, đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trước hết cho những khâu quan trọng trong cơ khí chế tạo như tạo phôi, gia công cơ, nhiệt luyện. Tiếp tục coi trọng đầu tư hiện đại hoá công nghệ
vào các ngành sản xuất mà Hà Nội có thế mạnh như: cơ khí chế tạo máy công cụ, đúc, sản xuất thiết bị điện, thiết bị y tế, dụng cụ chính xác, sản xuất ô tô, xe máy, động cơ ô tô, các thiết bị đồ dùng gia dụng cao cấp v.v... Mở rộng liên doanh với nước ngoài, liên kết với các tỉnh bạn. Củng cố và tiếp tục phát triển tạo ra các sản phẩm công nghiệp có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hạ, đáp ứng được yêu cầu của thị trường rộng lớn của cả nước, nhất là của Bắc Bộ và vươn dần ra thị trường khu vực và thế giới.
Lĩnh vực cơ khí ưu tiên hàng đầu, có thị trường là: Cơ khí phục vụ phát triển Nông nghiệp, Công nghiệp chế biến, trước hết là chế biến nông lâm sản; cơ khí chế tạo máy công cụ; cơ khí chế tạo thiết bị điện; cơ khí chế tạo máy phục vụ ngành công nghiệp nhẹ, thiết bị xây dựng và thiết bị toàn bộ; Công nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ kim khí tiêu dùng, đồ gia dụng, giao thông vận tải... Sản phẩm chủ yếu của nhóm ngành này như: Máy động lực từ 4-80CV và tới 600CV, máy kéo nhỏ và máy kéo 4 bánh 50-80CV, động cơ diezel 8-16CV, dây chuyền xay xát gạo, hệ thống chế biến thức ăn gia súc, các thiết bị chế biến chè, cà phê, cao su, rau quả, gỗ, mía đường, máy bơm nước Nông nghiệp các loại và phục vụ dân sinh; máy động lực di động phục vụ canh tác, chăm sóc, thu hoạch và chế tạo phụ tùng cho chế biến nông lâm sản...; một phần thiết bị toàn bộ trong Công nghiệp sản xuất xi măng, các công trình năng lượng và Công nghiệp khác, thiết bị điện, thiết bị đường dây cao áp 110-220KV, máy ngắt, máy biến thế; đóng mới đầu tàu, toa xe lửa, ô tô thương dụng (ô tô vận tải cỡ vừa và nhỏ, xe khách, xe buýt), xe máy, xe đạp, quạt điện. Sau năm 2015, do cả nước chuẩn bị hoàn thành nhiệm vụ CNH, Thủ đô Hà Nội cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ CNH, xu hướng trong lĩnh vực cơ kim khí sẽ ưu tiên và tập trung cao hơn cho việc chuyển sang các sản phẩm cơ khí hàng tiêu dùng cao cấp, có độ chính xác cao chế tạo khuôn mẫu ...
Bảng 36: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển của nhóm cơ khí
Đơn vị: %
Hạng mục 2001-2010 2011-2020
- Nhịp độ tăng trưởng GTSXCN bình quân năm 14-15 16-17 - Tỷ lệ đóng góp vào giá trị SX Công nghiệp 33-34 34-35 - Tỷ lệ thu hút lao động so tổng lao động Công nghiệp 19-20 18-19
Nguồn: Tác giả tính toán từ Quy hoạch Phát triển KT-XH của Hà Nội
Trong thời gian tới sẽ kêu gọi đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước vào một số dự án trọng điểm như: Dự án sản xuất, lắp ráp thiết bị xe máy thi công xây dựng, dự án sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô, xe máy với hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.
* Nhóm ngành Dệt, may trang phục cao cấp:
Năm 2003, nhóm ngành này đóng góp khoảng 12,5% tổng giá trị SXCN của toàn ngành công nghiệp và giải quyết việc làm cho hơn 6,3 vạn lao động. Tuy nhiên, nhìn chung mức độ đổi mới thiết bị còn thấp. Do đó, nhiều sản phẩm đang bị sức ép cạnh tranh với hàng ngoại. Các xí nghiệp may có sự thay đổi đáng kể đã tạo ra bước phát triển khá, hệ số đổi mới thiết bị của nhiều xí nghiệp đạt tới 60- 70 %; thiết bị của Nhật Bản, Tây Đức được tăng cường nhưng chủ yếu gia công sản phẩm.
Từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, nhóm ngành này cần được cơ cấu lại để nâng cao chất lượng phát triển theo hướng bền vững. Một số sơ sở sản xuất sẽ thay đổi cơ cấu sản phẩm hoặc chuyển khỏi Hà Nội. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án trọng điểm như nâng cấp, cải tạo, đầu tư mở rộng khu dệt may Minh Khai- Vĩnh Tuy. Đối với phân ngành may, phương hướng phát triển chủ yếu là giảm sản xuất gia công đơn thuần, tiến tới gia tăng chủ động dùng nguyên liệu trong nước sản xuất thành phẩm bán cho nước ngoài. Bên cạnh thay đổi kỹ thuật và công nghệ tiên tiến đối với các dây chuyền sản xuất, cần đầu tư nhanh công nghệ tin học vào khâu thiết kế mẫu và nâng cao chất lượng sản phẩm tạo sản phẩm da giày xuất khẩu.
Các sản phẩm chính của nhóm ngành này gồm: sản phẩm dệt kim, khăn mặt, quần áo may sẵn cao cấp các loại, vải mặc ngoài, sợi bông và sợi pha, giầy vải và giầy thể thao cao cấp. Đây là những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao của Hà Nội hướng vào xuất khẩu.
Bảng 37: Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu của nhóm ngành dệt may trang phục cao cấp
Đơn vị: %
- Nhịp độ tăng trưởng GTSXCN bình quân năm - Tỷ lệ đóng góp vào giá trị SX Công nghiệp
- Tỷ lệ thu hút lao động so với tổng lao động thu hút vào Công nghiệp.
13-14 9-10 25-26 12-13 9 20-21
Nguồn: Tác giả tính toán từ Quy hoạch Phát triển KT-XH của Hà Nội
* Nhóm ngành chế biến thực phẩm
Trong thời gian tới, Công nghiệp chế biến thực phẩm sẽ tiếp tục có vị trí quan trọng. Hiện nay ngành công nghiệp này đóng góp 14,03% tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và thu hút 4,5 vạn lao động, đã sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao chiếm lĩnh thị trường như bia Hà Nội, bia HALIDA, thuốc lá, rượu vang, bánh kẹo, sữa, sản phẩm đồ hộp, mỳ ăn liền...Trong những năm tới Công nghiệp chế biến thực phẩm sẽ được phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, mẫu mã đẹp, giá thành hạ... nhằm cạnh tranh có hiệu quả với hàng ngoại trên thị trường trong nước và khu vực; kết hợp đầu tư chiều sâu và xây dựng mới để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả, bảo đảm môi trường; phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng trung bình năm khoảng 12-13%/năm cả giai đoạn 2001-2010 và tỷ lệ thu hút lao động đạt khoảng 15% vào năm 2010. Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất những sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cao của hàng triệu dân thành thị ngay tại Hà Nội và dân xung quanh cũng như dân cả nước và xuất khẩu như: sữa, bánh kẹo, mì ăn liền, chế biến rau quả, đồ hộp, bia, nước quả, nước gải khát, đồ ăn sẵn.... Đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm. Khai thác và phát huy các sản phẩm chế biến truyền thống có thương hiệu nổi tiếng để phục vụ cho du lịch và nâng cấp xuất khẩu. Đối với các cơ sở mới, cần bố trí ở các khu Công nghiệp tập trung ở ngoại thành để tránh ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.