Chuyển dịch cơcấu kinh tế vùng:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 107 - 108)

d) Những thay đổi trong nội bộ ngành nông nghiệp

2.2.4- Chuyển dịch cơcấu kinh tế vùng:

Khi đề cập đến cơ cấu kinh tế vùng, quan niệm phổ biến ở Hà Nội là nghiên cứu cơ cấu kinh tế nội thành và ngoại thành. Thực chất cơ cấu nội thành và ngoại thành là cơ cấu không gian đô thị. Nghiên cứu bảo đảm quan hệ này nhằm mục tiêu phát triển đô thị bền vững. Tuy nhiên cơ cấu nội thành và ngoại thành cũng có ảnh hưởng nhất định đến cơ cấu kinh tế. Do đó khi đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nghiên cứu sinh vẫn sử dụng quan hệ truyền thống để tiếp cận cơ cấu vùng. Trong phần định hướng phát triển, nghiên cứu sinh sẽ đề cập đến quan điểm tiếp cận mới hơn.

Theo địa giới hành chính, khu vực nội thành cũ của Thành phố Hà Nội có 4 quận là Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm. Năm 1996, thành lập thêm 3 quận mới là Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân; đến năm 2003 thành lập thêm 2 quận là Hoàng Mai và Long Biên. Như vậy đến năm 2004, khu vực nội thành gồm 9 quận, diện tích là 178,78 km2; dân số là 1,95 triệu người. Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện, diện tích là 742,19 km2; dân số khoảng 1,16 triệu người. Cơ cấu kinh tế của khu vực nội thành là Công nghiệp, Dịch vụ; khu vực ngoại thành là Công nghiệp và Nông nghiệp. Trong những năm đổi mới, đặc biệt từ năm 1995 đến năm 2000, Thành phố chủ trương phát triển mạnh khu vực ngoại thành. Một số khu vực trước đây là ngoại thành thì đã trở thành quận gắn với quá trình đô thị hóa. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước được quan tâm đầu tư ra ngoại thành. Tuy nhiên do trình độ phát triển của khu vực nội thành cao hơn nên tốc độ tăng trưởng vẫn cao hơn ngoại thành. Bình quân từ 1990 - 2004: Khu vực nội thành tăng trưởng trên 12%; trong khi đó khu vực ngoại thành chỉ đạt gần 10%. Tỷ trọng GDP của khu vực nội thành tăng từ 60% năm 1990 lên khoảng 69,9% (năm 2003) thì khu vực ngoại thành giảm tương ứng từ 39,2% xuống 30,1%. Về cơ cấu ngành, khu vực nội thành có xu hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp mở rộng, giảm tỷ trọng Dịch vụ và Nông nghiệp; ngược lại, khu vực ngoại thành lại giảm tỷ trọng Công nghiệp, tăng tỷ trọng Dịch vụ và Nông nghiệp. Xu hướng này là kết quả của quá

trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành của khu vực ngoại thành. Tuy nhiên cơ cấu này tiếp tục thay đổi trong thời gian tới cùng với quá trình đô thị hóa mạnh khu vực ngoại thành.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w