Kinh nghiệm chuyển dịch cơcấu kinh tế của một số nước và vùng lãnh thổ.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 51 - 57)

thổ.

Để nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế một nước hay một địa phương, việc nghiên cứu kinh nghiệm rất cần thiết. Sau đây là kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số quốc gia và Thành phố.

1.3.1.Singapore

Chỉ hơn 20 năm sau ngày giành được độc lập từ thực dân Anh (6-1959), Singapore từ một nước thuộc địa lạc hậu đã phát triển thành một nước phồn vinh như ngày nay. Singapore nằm ở phía Nam bán đảo Mã Lai, phía Bắc giáp Malaixia, phía

Nam đối diện với Indonexia qua eo biển Singapore, nằm trên cửa ngõ của tuyến vận tải đường biển từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương qua eo biển Malátca (được gọi là cửa ngõ chữ thập Đông Phương). Singapore được hình thành bởi hơn 50 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Singapore là lớn nhất. Diện tích cả nước là 617,9 km2. Dân số khoảng 3 triệu người. Singapore thuộc nước kiểu đô thị: đất hẹp, người đông, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. Cơ cấu kinh tế Singapore là thương nghiệp, tài chính - tiền tệ, bảo hiểm, Đóng tàu và Cảng khẩu, Lọc dầu, du lịch. Trong đó, nghiệp vụ cảng khẩu đã tạo cơ sở cho phát triển kinh tế, đặc biệt là mậu dịch chuyển khẩu của Singapore. Ngành tiền tệ và ngành du lịch là hai ngành nghề mới được xây dựng ở Singapore nhưng đã nhanh chóng là những ngành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Singapore. Hiện nay, cùng với New York, London, Hong Kong, Singapore đã trở thành 1 trong 4 trung tâm tiền tệ của thế giới. Ngành du lịch của Singapore rất phát triển với lượng khách du lịch hàng năm khoảng 6 triệu người, giá trị gia tăng do ngành Du lịch chiếm khoảng 7% GDP. Trong Công nghiệp, ngành chế tạo là phát triển nhất ở Singapore. Năm 1960, ngành chế tạo chỉ chiếm 9% GDP, đến cuối thập kỷ 90 đã lên tới trên 30%, trong đó ba ngành lọc dầu, đóng tàu và điện tử đã thay thế ngành gia công sản phẩm nông lâm nghiệp, trở thành trụ cột của Công nghiệp. Singapore hiện có 7 nhà máy lọc dầu, khả năng gia công hàng năm lên tới 55 triệu tấn, là trung tâm lọc dầu lớn thứ ba thế giới chỉ sau Houston (Mỹ) và Rotterdam (Hà Lan). Là đất nước của các hòn đảo, Singapore có ưu thế phát triển ngành công nghiệp đóng tàu quy mô lớn và hiện đại. Hiện nay, Singapore có hơn 50 nhà máy đóng tàu và là một trong những trung tâm sản xuất giàn khoan trên biển của thế giới.

Quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Singapore có thể nói đã trải qua các giai đoạn sau:

*Giai đoạn xây dựng và phát triển ngành Thương mại cảng biển, hóa dầu:

Giữa những năm 60, Singapore mới tách khỏi Malaixia thành nước độc lập. Có rất nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội: tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, ngành công nghiệp nhỏ bé và yếu ớt, lao động thiếu kỹ năng và trình độ. Vào thời điểm đó, chính phủ Singapore đã đề ra chiến lược: Xây dựng hạ tầng cơ sở, lấy công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động là chính, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng các doanh

nghiệp Nhà nước dưới hình thức 100% vốn nhà nước hoặc hợp tác đầu tư như công ty thương mại quốc tế, công ty dầu mỏ Singapore. Lúc đó, các nước láng giềng xung quanh Singapore đã phát hiện và khai thác một khối lượng lớn dầu mỏ nhưng chưa xây dựng được các nhà máy lọc dầu. Đón bắt cơ hội này, Singapore đã xây dựng 5 nhà máy lọc dầu cỡ lớn, mỗi ngày lọc được 1 triệu thùng dầu thô, trở thành nước lọc dầu lớn thứ 3 thế giới. Mặt khác, Singapore cũng xây dựng được một số lượng cảng biển lớn với tổng diện tích 538km2 với hơn 150 vị trí neo đậu, đi tới 372 cảng biển trên thế giới. Nhờ phát triển cảng và lọc dầu, kinh tế Singapore đã đạt mức tăng trưởng rất cao từ 3% năm 1965 lên bình quân 11% cho đến cuối những năm 1960.

* Giai đoạn phát triển ngành công nghiệp chế tạo kỹ thuật cao

Chiến lược CNH thông qua phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động những năm 60 đã đạt được những thành công to lớn. Bước vào những năm 70, Chính phủ Singapore định hướng ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp chế tạo kỹ thuật cao như: Đóng tàu, điện tử.

* Giai đoạn phát triển ngành tiền tệ

Nửa cuối những năm 70 đến cuối những năm 80 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của ngành tiền tệ Singapore. Để xây dựng thành trung tâm tiền tệ của Đông Nam Á, Chính phủ Singapore đã thực hành chính sách mở cửa tiền tệ, tự do mua bán ngoại hối, xóa bỏ luật quản lý khống chế ngoại hối, cho phép ngân hàng nước ngoài lập chi nhánh và văn phòng đại diện ở Singapore, lập thị trường đô la Mỹ ở Châu Á, sở giao dịch ngoại hối, thị trường cổ phiếu. Hiện nay, cả nước có hơn 200 ngân hàng, 90% là Ngân hàng nước ngoài. Việc lập Ngân hàng nước ngoài đã đem đến cho Singapore một khoản tiền vốn to lớn. Năm 1970, ngành tiền tệ chỉ chiếm 14% giá trị sản lượng trong nước, năm 1990 tăng lên 33%, là một trong những ngành then chốt của kinh tế Singapore.

Về cơ cấu vùng, do hạn chế bởi không gian và diện tích hẹp, nên Singapore đã chủ trương xây dựng hai vành đai: vành đai bên trong: là Thành phố Singapore chủ yếu là Công nghiệp nhẹ và vành đai bên ngoài là khu vực ngoại thành với khu Công nghiệp chính là Dụ Lang nằm giáp biển, xây dựng các nhà máy luyện thép, lọc dầu, đóng tàu, xi măng, nhà máy phát điện cỡ lớn.

Như vậy, lựa chọn và chuyển dịch các ngành phù hợp xu thế phát triển của thế giới và khả năng của mình cũng như phân vùng phát triển hợp lý là bài học kinh nghiệm quý giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Singapore. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Singapore có thể nói đó là một kỳ tích đáng để Hà Nội cũng như các thành phố hay các quốc gia khác học tập.

1.3.2. Hàn Quốc

Hàn Quốc có diện tích hơn 98000 km2, 3 mặt giáp biển, dân số hơn 40 triệu người. Trước chiến tranh, Hàn Quốc là nơi sản xuất Nông nghiệp, thực phẩm và sản phẩm dệt lớn nhất Triều Tiên, chiếm 2/3 giá trị sản lượng của cả nước. Chiến tranh đã phá hoại nặng nề các cơ sở kinh tế của Hàn Quốc, năm 1948, giá trị sản lượng Công nghiệp và Nông nghiệp chỉ bằng 21%, 27% của năm 1940. Những năm 50 là những năm Hàn Quốc dành để khôi phục lại nền kinh tế; đến năm 1957, sau 10 năm, giá trị sản lượng của nền kinh tế mới bằng trước chiến tranh. Sang những năm 60, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện CNH, lấy Công nghiệp xuất khẩu làm trung tâm, thu hút vốn đầu tư và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, nhập khẩu nguyên liệu với lượng lớn. Đến những năm 80, kết cấu kinh tế của Hàn Quốc đã được cải tạo căn bản, tỷ trọng Nông nghiệp trong GDP từ 48% năm 1948 giảm xuống còn dưới 20%, tỷ trọng Công nghiệp tăng tương ứng, đặc biệt Công nghiệp nặng phát triển mạnh: đầu những năm 1960 Công nghiệp nặng chỉ chiếm 1,5% giá trị sản lượng Công nghiệp, đến nay, Công nghiệp nặng chiếm hơn 50% giá trị sản lượng Công nghiệp.

Do sự thay đổi của kết cấu và hướng đầu tư, cấu trúc sản xuất của Hàn Quốc đã có sự thay đổi. Tại Hàn Giang, Lạc Đông Giang và hạ lưu Miên Giang trước kia sản xuất Nông nghiệp là chủ yếu (70% là lúa nước), chuyển sang xây dựng một số khu vực trung tâm Công nghiệp. Khu Công nghiệp Kinh Xuyên lấy Xơun, Nhân Xuyên làm trung tâm tạo ra giá trị sản lượng Công nghiệp bằng 50% cả nước. Trong đó, Xơun lấy các ngành công nghiệp nhẹ như dệt, may mặc, in ấn, thực phẩm làm chủ đạo, còn Nhân Xuyên lại lấy Công nghiệp nặng làm then chốt. Hàn Quốc cũng xây dựng khu Công nghiệp ven biển Đông Nam lấy Phẩm Sơn làm trung tâm. Phẩm Sơn là Thành phố nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm lớn nhất Hàn Quốc, đồng thời cũng là một Thành

phố Công nghiệp mang tính chất tổng hợp với những ngành như: CN hóa học, đóng tàu, dệt. Chính phủ Hàn Quốc lại thực hiện chính sách di chuyển về phương Nam đối với ngành công nghiệp, bắt đầu xây dựng lại các trung tâm Công nghiệp như trung tâm Công nghiệp Phố Hạng (gang thép), trung tâm Công nghiệp Úy Sơn (hóa dầu), Lệ Thủy (hóa dầu), Mã Sơn (dệt, điện tử), Qui Vĩ (điện tử), trong đó Mã Sơn được chỉ định là khu gia công xuất khẩu. Ngành vận chuyển hàng hóa của Hàn Quốc lấy vận tải đường bộ là chính, rồi mới đến đường sắt và đường thủy. Về cơ bản, chiến lược CNH của Hàn Quốc là lợi dụng hết điều kiện kinh tế kiểu hải đảo hoặc kiểu bán đảo, nhằm phát triển lý thuyết “hai lỗ hổng” trong kinh tế học: một nước đang phát triển có thể lợi dụng đầu tư của bên ngoài và viện trợ để bù đắp cho việc nhập siêu và dự trữ không đủ trong quá trình phát triển kinh tế. Với chủ trương phát triển Công nghiệp hướng tới xuất khẩu, kết cấu nội ngành của Công nghiệp Hàn Quốc đã có sự chuyển đổi theo hướng: phát triển mạnh Công nghiệp nặng kỹ thuật cao. Đến đầu những năm 80, Hàn Quốc đã thực hiện được CNH. Ở lĩnh vực Công nghiệp nặng, Hàn Quốc đi sâu phát triển linh kiện điện tử và máy móc điện tử dân dụng. Công nghiệp xe hơi của Hàn Quốc tuy có tương đối ít nhà máy song các nhà máy đều có quy mô lớn, khi mới bắt đầu đã lấy xuất khẩu làm mục đích chủ yếu. Ngành đóng tàu cũng là một ngành công nghiệp nặng mới phát triển của Hàn Quốc, chủ yếu dựa vào thiết kế của Tây Âu, thiết bị của Nhật Bản và sức lao động rẻ Hàn Quốc mà trở thành ngành xuất khẩu quan trọng. Công nghiệp gang thép của Hàn Quốc là dựa vào sự giúp đỡ của Chính phủ để phát triển hướng ra xuất khẩu. Về Công nghiệp nhẹ, Hàn Quốc đi sâu phát triển ngành dệt sợi bông và ngành trang phục đại chúng, ngành may đồ chơi. Trong quá trình chuyển đổi này, Hàn Quốc đã rất chú trọng phát triển những ngành đòi hỏi hàm lượng vốn và công nghệ cao để đạt được giá trị gia tăng cao. Những năm 1971-1983, tỷ lệ giá trị gia tăng của những ngành như điện tử, đóng tàu và hóa dầu lần lượt là 35,9%, 32,1%,và 26,5%.

Như vậy từ thành công của Hàn quốc có thể rút ra kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế là:

* Thực hiện chiến lược Công nghiệp hóa mở phù hợp với xu thế phát triển. * Lựa chọn phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn phù hợp

* Hình thành các trung tâm (vùng) phù hợp với chiến lược phát triển * Tranh thủ tốt nguồn lực đầu tư nước ngoài và sự hỗ trợ của Chính phủ

1.3.3.Trung Quốc

Trung Quốc nằm ở phía Đông đại lục Âu Á bờ Tây Thái Bình Dương, có diện tích 9.600.000 km2 (đứng thứ ba thế giới) và dân số cao nhất thế giới. Tuy diện tích lớn nhưng đất sơn địa chiếm 69% diện tích, tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc phong phú nhưng phân bố lệch về phía Tây - nơi trình độ sản xuất còn rất lạc hậu. Trước năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc lạc hậu và đình trệ. Sau hội nghị Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc khóa 3 tháng 12/1978, Trung Quốc tiến hành cải cách to lớn và sâu rộng. Từ đó đến nay, nền kinh tế Trung Quốc đã có bước phát triển ngoạn mục với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 8 – 10%/năm.

Trong những chính sách phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trung Quốc đặc biệt đáng chú ý là chính sách cải tạo cơ cấu kinh tế vùng với việc hình thành các dải khu vực. Trước năm 1978, Trung Quốc chia cả nước thành các vùng với những trọng điểm như sau: Đông Bắc là khu vực xây dựng trọng điểm số 1 của Trung Quốc, lấy 5 trung tâm Công nghiệp cũ (Thẩm Dương, Võ Thuận, An Sơn, Bản Khê, Đại Liên), 4 trung tâm Công nghiệp mới ( Tề Cáp Nhĩ, Cáp Nhĩ Tân, Trường Xuân, Cát Lâm), 3 mỏ dầu lớn ( Đại Khánh, Phò Dư, Liên Hà) làm trọng điểm; đã hình thành căn cứ Công nghiệp nặng lớn nhất Trung Quốc với các ngành: gang thép, dầu mỏ, CN hóa học, sản xuất máy móc. Hoa Bắc lại lấy than, gang thép, dầu mỏ, CN hóa học, dệt làm trọng điểm, xây dựng khu Công nghiệp đông Hà Bắc lấy Bắc Kinh - Thiên Tân - Tây An làm trung tâm, khu Công nghiệp nam Hà Bắc lấy Bảo Định, Thạch Gia Trang, Hàm Đan làm trung tâm. Trung Nam lấy kim loại màu, gang thép, nhà máy thủy điện cỡ lớn làm trọng điểm, đã xây dựng khu Công nghiệp Trịnh Châu, Lạc Dương. Tam Môn Hiệp lấy luyện nhôm, máy móc dệt làm chủ thể, khu Công nghiệp Tây Bắc Hồ Bắc lấy nhà máy thủy điện cỡ lớn, chế tạo xe hơi làm trung tâm, khu Công nghiệp Trung Nam Hồ Nam lấy các kim loại màu là chính, khu liên hiệp tam giác châu sông Chu lấy ngành dệt là chính. Tây Bắc và Tây Nam, xây dựng các khu Công nghiệp ở Thiểm Tây, Cam Túc, Tứ Xuyên, Quí Châu phát triển thiết bị vận tải điện, máy móc Công nghiệp điện, dệt làm chủ lực. Ở

Hoa Đông, xây dựng khu Công nghiệp tam giác châu Trường Giang lấy Thượng Hải làm trung tâm là căn cứ Công nghiệp tổng hợp lớn nhất cả nước. Cơ cấu vùng như vậy đã tạo ra sự phát triển nhanh chóng cho vùng nội địa và biên giới xa xôi của Trung Quốc, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng này với vùng duyên hải. Tuy nhiên, vào giữa những năm 80, căn cứ vào cấu trúc sản xuất của các khu vực nêu trên và nhu cầu của phát triển kinh tế, lấy việc kết hợp trình độ kinh tế kỹ thuật với vị trí địa lý làm nguyên tắc, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành phân chia lại vùng kinh tế, chia cả nước thành 3 vùng kinh tế lớn là: Miền Đông, miền Trung và miền Tây. Sau năm 1979, Trung Quốc áp dụng chính sách phát triển kinh tế khu vực trọng điểm “kiểu nghiêng”, bố cục sản xuất từng bước chuyển sang phía Đông, đã đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của khu vực duyên hải miền Đông. Vốn đầu tư dành cho khu vực này chiếm hơn 60% tổng vốn đầu tư của cả nước.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w