Dự báo xu thế phát triển:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 114 - 116)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠCẤU KINH TẾ THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN

3.1.1- Dự báo xu thế phát triển:

*Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hoá và hội nhập:

Bước sang thiên niên kỷ mới, toàn cầu hoá và khu vực hoá vẫn là xu thế đặc trưng nhất thúc đẩy các quốc gia gắn kết chặt chẽ với nhau nhằm xoá bỏ hầu hết hàng rào thuế quan và phi thuế quan; chuyển dịch hàng hoá, vốn đầu tư, tiền tệ, Dịch vụ, công nghệ và lao động giữa các quốc gia thuận tiện với quy mô lớn. Xu thế khu vực hoá phản ánh mối quan hệ giữa những quốc gia trong từng khu vực với mục đích thúc đẩy tự do hoá thương mại, đầu tư, dịch vụ trong phạm vi khu vực cũng như giữa các khu vực; tạo lập những khu vực rộng lớn với một chính sách tài chính tiền tệ, công nghệ, thị trường thống nhất. Khu vực hóa giúp cho các quốc gia thành viên tiết kiệm chi phí, tạo môi trường kinh doanh hiệu quả, tạo lợi thế cho từng quốc gia trong hợp tác và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Khu vực hoá là bước đi cần thiết cho mỗi quốc gia tiến tới toàn cầu hoá. Tiêu biểu nhất của quá trình toàn cầu hoá là sự bùng nổ tự do hoá thương mại toàn cầu, là sự hình thành kinh tế thị trường toàn cầu, thị trường khu vực với các trình độ khác nhau nhưng gắn kết với nhau chặt chẽ hơn trong đó có vai trò hoạt động ngày càng tăng của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Toàn cầu hoá và khu vực hóa sẽ tạo ra những cơ hội mới cho việc mở rộng thị trường, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cũng như kỹ năng quản lý; tạo cơ hội cho các quốc gia đi sau rút ngắn con đường phát triển; sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực của chính quốc gia mình và bổ sung những nguồn lực cần thiết cho phát triển mà đất nước đang thiếu hụt. Tuy vậy, cùng với những cơ hội xu thế này cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với mỗi cá nhân, tổ chức và quốc gia. Đó là yêu cầu cao hơn về trình độ lao động; là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường; là yêu cầu ổn định quản lý vĩ mô đối với nhà nước. Sự cạnh tranh cũng như quản lý điều hành được đặt ra không chỉ xuất phát từ quy mô, trình độ, tính chất của

nền sản xuất hàng hóa trong mỗi quốc gia mà phải xuất phát từ quy mô, trình độ, tính chất, yêu cầu của nền kinh tế thị trường thế giới, thị trường khu vực, bao gồm cả các quốc gia có quan hệ trực tiếp và các quốc gia quan hệ gián tiếp. Nếu không vượt qua các thách thức đó, hội nhập sẽ làm tăng khoảng cách tụt hậu.

* Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới sẽ là công nghệ mũi nhọn của thế giới vào thế kỷ 21.

Cuộc cách mạng công nghệ trên thế giới đang phát triển với tốc độ nhanh, không ngừng vươn lên những đỉnh cao mới trong những lĩnh vực chủ yếu hiện nay là: công nghệ điện tử và tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Chúng liên kết với nhau thành một hệ thống công nghệ của thời đại, khác hẳn về chất so với hệ thống công nghệ trước đây mà vai trò chủ đạo là công nghệ điện tử, công nghệ tin học.

Hệ thống công nghệ mới đã và sẽ tạo ra nhiều sản phẩm mới và tạo ra nhiều ngành kinh tế mới. Chính vì vậy, cạnh tranh kinh tế thế giới ngày càng thể hiện ở cạnh tranh kỹ thuật cao. Do đó, cùng với xu hướng toàn cầu hoá về kinh tế, khoa học và công nghệ cũng mang tính toàn cầu, liên kết, hội nhập giữa các quốc gia. Chính trong thời đại cạnh tranh khoa học công nghệ hiện nay, yếu tố con người với khả năng phát minh không ngừng đã trở thành yếu tố quyết định cho hiệu quả, năng suất của quá trình phát triển.

* Xu thế đô thị hoá

Thời gian gần đây các chiến lược gia quan tâm nhiều đến sự phát triển của các Thành phố lớn. Họ cho rằng vào đầu thế kỷ 21, các thành phố lớn giữ vị trí quyết định đến sự phân chia thị trường, các dòng đầu tư nước ngoài. Đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, những thành phố đặc biệt được quan tâm như: Tokyo, Seoul, Bắc Kinh, Băng Kok, Singapore,... Đối với Việt Nam, Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng cũng được chú ý; trong những năm tới sẽ có thêm nhiều Thành phố loại ba được thành lập trên nhiều địa phương trong cả nước.

Theo dự báo của các nhà đô thị học thuộc Trung tâm phát triển vùng của Liên hiệp quốc, thì trong khoảng 20-30 năm tới xu hướng phát triển các đô thị lớn vẫn tiếp tục gia tăng.

TT Thành phố Nước Dân số (triệu người)

1995 2015

1. Bandung Indonesia 2,9 5,3

2. Bangkok Thái Lan 6,4 10,6

5. Bombay Ân Độ 14,5 27,4

6. Calenta " 11,5 17,6

7. Changchun Trung Quốc 2,4 4,2

8. Changjing " 3,4 5,8

9. Delhi Ân Độ 9,5 17,6

11. Hongkong Trung Quốc 5,5 5,8

12. Konming " 1,9 3,3

13. Shanghai " 14,7 23,4

14. Shenyang " 5,2 8,6

15. Taipei " 3,3 5,7

16. Talynan " 2,4 4,2

18. Zhengzhou Trung Quốc 1,9 3,4

Nguồn: [41]

Những kết quả dự báo về tăng dân số của các đô thị có qui mô dân số lớn là những kinh nghiệm quý để quản lý và phát triển dân số của Hà Nội. Thành phố Hà Nội với diện tích 920 km2 (như hiện nay) thì đến năm 2010 sẽ có khoảng 3,3 - 3,5 triệu dân; đến năm 2020 sẽ có số dân khoảng 4 triệu người. Nếu Thành phố mở rộng địa giới hành chính gấp 1,5 đến 2 lần thì số dân đến năm 2010 khoảng 4- 4,5 triệu người và khoảng 5 - 5,5 triệu người vào năm 2020. Sự phát triển của quá trình đô thị hóa sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế truyền thống, nhất là kinh tế Nông nghiệp sang hình thành và phát triển kinh tế đô thị với đặc trưng rõ nét là thúc đẩy cả “cầu” và “cung” hàng hóa, dịch vụ tăng nhanh về quy mô lẫn chất lượng, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ trình độ cao. Đây là yếu tố thuận lợi để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 114 - 116)