Chuyển dịch trong cơcấu ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 85 - 86)

Phát triển dịch vụ là vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam cũng như ở Thủ đô Hà Nội. Trong quá trình phát triển nền kinh tế theo mô hình Kế hoạch hóa tập trung kiểu XHCN như Liên xô trước đây, hầu hết các ngành dịch vụ được xem là các ngành phi sản xuất vật chất. Vai trò và vị trí của các ngành dịch vụ chưa được xác định rõ ràng trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân. Do đó, sự phát triển của các ngành dịch vụ rất khiêm tốn, mờ nhạt.

Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, nhận thức về vai trò, vị trí của ngành dịch vụ ngày càng đầy đủ hơn, đúng đắn hơn. Ngành dịch vụ đã phát huy ngày càng rõ hơn vai

trò trong quá trình CNH, HĐH. Ở Hà Nội, từ những năm 1990, Hà Nội đã xác định cơ cấu kinh tế của Thành phố là Công nghiệp - Nông nghiệp - Thương mại, Dịch vụ ; sau đó cơ cấu kinh tế lại được xác định là Công nghiệp - Thương mại, du lịch, Dịch vụ - Nông nghiệp ; đến năm 2000 cơ cấu kinh tế được xác định là Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp và định hướng đến giai đoạn 2006 - 2010 chuyển sang cơ cấu kinh tế Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp. Với nhận thức ngày càng hoàn thiện, năm 1995, Thành phố đã thành lập Sở Du lịch và từng bước phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế - ngành công nghiệp không khói. Tuy nhiên, do dịch vụ là lĩnh vực đa dạng nên sự nhận thức và thực tiễn phát triển chưa thật đầy đủ và hoàn toàn thống nhất. Còn nhiều ý kiến khác nhau khi tiến hành đánh giá sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ. Do đó, để đánh giá chuyển dịch nội bộ ngành dịch vụ, trước tiên cần nghiên cứu tăng trưởng của ngành dịch vụ trong những năm qua.

Bảng 14:Tăng trưởng dịch vụ và tăng trưởng GDP của Hà Nội

Nguồn: Tác giả tính toán từ niên giám thống kê Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w