e/ Quan điểm 5: Gắn phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo ổn định an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống.
3.2.4.2- Phát triển và chuyển dịch cơcấu vùng đô thị nông thôn
Tổ chức phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội có thể phân ra 2 khu vực : khu vực đô thị và khu vực nông thôn. Đây cũng là một hướng tiếp cận trong nghiên cứu cơ cấu kinh tế vùng, quan trọng và cần thiết đối với các Thành phố hoặc đô thị. Định hướng phát triển 2 khu vực này như sau:
* Khu vực Thành phố trung tâm Hà Nội là khu vực nội thị hiện tại và khu vực phát triển đô thị tương lai của Thành phố theo sơ đồ quy hoạch điều chỉnh phát triển không gian đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 108/1998/QĐ - TTg ngày 20/6/1998, Hà Nội là đô thị cổ, giàu tính văn hóa, mang nặng bản sắc dân tộc và có những đặc trưng riêng, theo quy định được duyệt và hướng điều chỉnh, ta có thể khái quát như sau
Khái quát định hướng phát triển đô thị của Hà Nội: Toàn bộ Đô thị được chia thành 2 khu vực: Khu vực hạn chế phát triển và khu vực khuyến khích phát triển. Tại các khu phố cổ, chọn một số ô phố để bảo tồn, tôn tạo. Giữ nguyên hệ thống đường và mặt phố hiện có. Thực hiện cải tạo lõi giữa các ô phố để tăng thêm diện tích cây xanh, bãi trống. Tại các khu phố cũ cho phép xây dựng một số nhà cao tầng, tạo điểm nhấn trong không gian ở những vị trí đã được lựa chọn. Các khu phát triển mở rộng mới ở hữu ngạn và tả ngạn sông Hồng bố cục thông thoáng, tỷ lệ cây xanh nhiều. Tập trung xây dựng cao tầng ở trung tâm và trục đường chủ.
khu Công nghiệp mới và các đô thị hiện đại, tạo không gian thoáng để phát triển mà vẫn bảo tồn được vẻ đẹp và cảnh quan thiên nhiên vốn có của Thành phố.
Thủ đô Hà Nội - Trung tâm là hạt nhân chính phát triển của toàn quần cư đô thị Hà Nội. Các đô thị lân cận gồm các cụm đô thị độc lập, đô thị vệ tinh là địa bàn mở rộng của Thành phố trung tâm, gắn kết với Thành phố trung tâm hình thành vùng Thủ đô Hà Nội, mạng đô thị phía Bắc.
* Khu vực nông thôn là tổ chức không gian lãnh thổ vùng ngoại vi Thành phố; chủ yếu là khu vực sản xuất Nông nghiệp và hệ thống dân cư nông thôn ngoại thành với việc khai thác đất đai vùng ngoại thị theo địa giới hành chính hiện tại và dự kiến phát triển mở rộng trong tương lai. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, phát triển vùng ngoại thành cần được gắn bó chặt chẽ với phát triển đô thị. Bởi vì ngoại thành là nơi cung cấp thực phẩm cho nội thành; là nơi hỗ trợ phát triển không gian đô thị cho nội thành và cải thiện môi trường sinh thái cho toàn Thành phố; là không gian để điều tiết quy mô phát triển dân số cho nội thị và các dòng di dân nông thôn đô thị vào bên trong nội thị; ngoại thành phát triển còn là nơi tạo điều kiện thuận lợi nhất cho xây dựng các mô hình dân cư nông thôn mới theo hướng xoá bỏ dần cách biệt giữa đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, để tạo chuyển biến thực sự cho nông thôn ngoại thành Hà Nội cần phải thực hiện Công nghiệp hoá sản xuất Nông nghiệp, tổ chức chặt chẽ sự hình thành các mô hình đô thị hoá ngay trong lòng nông thôn; cơ cấu lại lao động và phát triển các điểm dân cư kiểu đô thị ở khu vực nông thôn ngoại thành, chuyển dần lao động Nông nghiệp hiện nay vào các hoạt động phi Nông nghiệp. Phải xây dựng và hình thành hệ thống trung tâm dịch vụ công cộng ở nông thôn theo quy luật các điểm trung tâm dịch vụ công cộng này sẽ gắn vào các điểm dân cư nông thôn có quy mô dân số tập trung hoặc có xu hướng đô thị hoá mạnh. Xã là đơn vị hành chính cơ bản của nông thôn và có tính cộng đồng cao hơn hẳn đô thị cần phải được phát huy mạnh mẽ sang các hoạt động kinh tế, dịch vụ theo kiểu đô thị trong quá trình đô thị hoá ở nông thôn ngoại thành Hà Nội. Với quy mô dân số của xã ngoại thành thường từ 6.000 - 8.000 dân, có khi lên đến 10.000 dân nên trung tâm xã là cơ sở để hình thành một trung tâm Dịch vụ công cộng trong hệ thống phân bố dân cư thống nhất trên toàn địa bàn Thành phố.
Đối với những khu cảnh quan ven hồ, ven sông và những công trình kiến trúc có giá trị, những di tích đã được xếp hạng, kể cả các làng nghề truyền thống được duy trì, ổn định phát triển để vừa bảo đảm tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm môi trường sinh thái, môi trường văn hóa và cảnh quan du lịch. Bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh, mặt nước được liên kết thành một hệ thống ổn định sẽ là nét đặc thù trong phát triển kinh tế, đô thị của Hà Nội trong quá trình HĐH.
Bảng 41: Dự báo cơ cấu và tăng trưởng GDP thành thị - nông thôn
Đơn vị tính: %
Cơ cấu Nhịp độ tăng trưởng
bình quân năm
2000 2005 2020 2001- 2005 2006-2010 2011- 2020
Tổng số 100 100 100 11 10,5- 11,5 Trên 11
+ Thành thị 84,7 88,0 90,0 12,5 12,5 -13 13 - 13,5
+ Nông thôn 15,3 12,0 10,0 5,2 5,5 6 - 7
Nguồn: Tác giả tính toán từ Quy hoạch Phát triển KT-XH của Hà Nội