-Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với Thủ đô:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 169 - 177)

e/ Quan điểm 5: Gắn phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo ổn định an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống.

3.3.6 -Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với Thủ đô:

Chúng ta đều biết Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua hệ thống các cơ chế chính sách. Nếu phù hợp, các cơ chế chính sách sẽ thúc đẩy nhanh và thậm chí tạo ra sự đột phá trong chuyển dịch hoặc chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Ngược lại, hệ thống chính sách không phù hợp sẽ hạn chế hoặc kìm hãm sự phát triển.

vận dụng đường lối của Đảng và Nhà nước, xây dựng và triển khai nhiều cơ chế chính sách để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn khác nhau, hệ thống cơ chế chính sách cần được hoàn thiện để phù hợp với điều kiện kinh tế mới. Đặc điểm cơ bản của hệ thống cơ chế, chính sách vừa qua là gắn liền với nền kinh tế đang từng bước mở cửa, hội nhập; mức độ bảo hộ, hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước còn nhiều. Hệ thống cơ chế chính sách trong thời gian tới cần được hoàn thiện theo hướng mở, thông thoáng hơn và bảo đảm từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo hướng tiếp cận này, hệ thống cơ chế, chính sách cần tập trung vào những nội dung sau:

Đẩy mạnh xã hội hóa sản xuất kinh doanh và đầu tư. Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển vào tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Do đó cần rà soát lại hệ thống cơ chế chính sách đã có và hoàn thiện theo hướng tạo môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi hơn. Xóa bỏ các cơ chế, chính sách phân biệt đối xử giữa các loại hình sản xuất kinh doanh thuộc các hình thức sở hữu khác nhau.

Để tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Chính quyền Thành phố cần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và đô thị có tầm nhìn đến 2050; trên cơ sở đó, hoàn chỉnh, bổ sung kịp thời các quy hoạch; nâng cao chất lượng các quy hoạch, đồng thời kiên quyết quản lý và thực hiện đúng quy hoạch bao gồm quy hoạch xây dựng (quy hoach chung và quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn), quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành thông qua các kế hoạch 5 năm và hàng năm.

Giảm dần và tiến tới xóa bỏ hỗ trợ đầu tư trực tiếp bằng ngân sách cho các doanh nghiệp. Đối với các ngành kinh tế chủ lực hoặc các sản phẩm chủ lực, tiếp tục xây dựng hệ thống cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuận lợi trong đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, bảo vệ sở hữu trí tuệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ gián tiếp cho các ngành này thông qua các loại quỹ hoặc các hình thức hỗ trợ phù hợp thông lệ quốc tế.

Trong những năm trước mắt, Thành phố cần nghiên cứu, ban hành các cơ chế chính sách cần thiết nhằm hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực của Thủ đô, những sản

phẩm đặc thù, tiêu biểu trong các ngành Dịch vụ, Công nghiệp. Thúc đẩy việc phát triển các làng nghề truyền thống nhằm gia tăng sức cạnh tranh và khả năng cung ứng cho thị trường những sản phẩm độc đáo, có nhu cầu cao trên thị trường trong nước và trên thế giới. Đồng thời khắc phục xu hướng sản xuất kinh doanh theo phong trào, manh mún, sản xuất nhỏ kém hiệu quả. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nhanh chóng thực hiện việc chuyển sang phát triển sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, khắc phục tâm lý và tư tưởng bao cấp, ỷ lại hoặc dựa dẫm vào nhà nước; đẩy mạnh phát triển dịch vụ trong Nông nghiệp và nông thôn nhằm thúc đẩy chuyên môn hóa, thực hiện phân công lại lao động.

Ngoài các giải pháp trên, để thúc đẩy quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hà Nội theo hướng CNH, HĐH, cần thực hiện nhiều giải pháp khác phù hợp với đặc điểm Thủ đô và xu thế phát triển trong từng giai đoạn cụ thể. Cần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trong việc thực hiện quản lý hành chính Nhà nước và cung cấp dịch vụ công. Đẩy mạnh sự hợp tác phát triển giữa Thành phố Hà Nội với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Vùng Thủ đô cũng như các tỉnh trong Vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Sự hợp tác được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, với phương thức phù hợp trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể được duyệt của Vùng cũng như của từng địa phương. Trong những năm trước mắt, cần đẩy mạnh hợp tác để xây dựng hệ thống hạ tầng kĩ thuật đồng bộ, liên thông; hợp tác nhằm phát huy thế mạnh của các địa phương trong phát triển sản xuất, phát triển dịch vụ như: du lịch, thương mại, vận tải, thông tin. Sự hợp tác cũng cần đặt trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là hợp tác với các địa phương của Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với những nội dung đã trình bày, Những két quả quan trọng trong chương 3 của luận án thể hiện ở các nội dung sau:

Luận án đã hệ thống các tài liệu để khái quát bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thủ đô Hà nội. Đó là các xu thế tác động chủ yếu đến quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế như: toàn cầu hóa và khu vực hóa, tiến bộ khoa học kĩ thuật, quá trình đô thị hóa, là sự phát triển của thị trường địa phương, cả nước với yêu cầu và sự cạnh tranh ngàycàng gay gắt, quyết liệt.

Luận án đã hệ thống các quan điểm, mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế xã hội Thủ đô Hà nội. Luận án đã đề xuất định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà nội đến 2020. Về cơ cấu kinh tế ngành, từ năm 2006, Thành phố Hà nội chuyển dịch sang cơ cấu Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp. Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong GDP , song đến năm 2010 và những năm tiếp theo, Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế Thành phó. Luận án đã đề xuất mô hình tổng quan về cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng; đó là nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế, được phát triển ở cả phía Nam và Bắc Sông Hồng; Vùng phía Nam có cơ cấu kinh tế Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp. Vùng phía Bắc có cơ cấu Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Sau những năm 2020, với việc xây dựng và phát triển đồng bộ Thành phố mới Bắc Sông Hồng và xây dựng Thành phố Nội bài, Vùng phía Bắc Sông Hồng sẽ chuyển sang cơ cấu Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp. Tuy nhiên cơ cấu vùng còn cần được nghiên cứu kĩ hơn trong các các nghiên cứu khác.

Luận án đề xuất các giải pháp có tính nguyên tắc những cũng mang tính khả thi cao nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố. Các giải pháp đề xuất vừa mang tính chất chung vừa có tính đặc thù của Hà nội. Đó là: Phát triển mạnh kinh tế thị trường với sự hình thành đồng bộ các loại thị trường gắn với mở cửa hội nhập, đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, đẩy mạnh thu hút mọi nguồn lực để đầu tư phát triển với phương châm xã hội hóa đầu tư và xã hội hóa sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật; về mặt cơ chế, chính sách, cần tập trung vào công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch xây dựng xứng tầm của Thủ đô; tập trung vào cải cách hành chính theo hướng xây dựng chính phủ điện tử, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ. Trong các giải pháp đã nêu, quá trình đô thị hóa là giải pháp mang tính đặc thù rõ nét và có tính đột phá thể hiện đặc trưng: Hà nội là một trong những địa phương có quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, hàng đầu so với cả nước./.

KẾT LUẬN

Với kết quả nghiên cứu đã trình bày trong luận án, nghiên cứu sinh đã nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề cơ bản sau:

1- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm khái niệm, cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố, các bộ phận hợp thành nền kinh tế mà giữa chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, thường xuyên vận động trong những điều kiện tự nhiên, xã hội cụ thể gắn với không gian, thời gian nhất định được thể hiện cả về định tính lẫn định lượng, cả về số lượng và chất lượng, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế được hình thành trong sự quy định chặt chẽ của các quy luật và gắn với những điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình chuyển từ sản nền kinh tế tự cấp tự túc đến sản xuất hàng hoá, từ manh mún đến tập trung; từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn; từ lao động giản đơn sang lao động kỹ thuật; từ hàm lượng chất xám ít sang hàm lượng chất xám cao hơn; từ đơn thành phần kinh tế sang đa thành phần kinh tế nhằm phát huy mọi nguồn lực trong xã hội.

Đồng thời với quá trình ấy, sản xuất Nông nghiệp sẽ ngày càng phát triển tất yếu dẫn đến sự ra đời của ngành Công nghiệp và sau đó là ngành Dịch vụ.Cũng trong quá trình ấy, kinh tế nông thôn sẽ chuyển dịch từ thuần nông đến phát triển mạnh các ngành nghề Công nghiệp và Dịch vụ. Các điểm dân cư từ làng xã, nhỏ bé, manh mún sẽ phát triển thành thị tứ, thị trấn, khu sản xuất, khu Công nghiệp hoặc Dịch vụ, và cao hơn là hình thành các đô thị; quá trình đô thị hoá nông thôn tiếp tục phát triển, hình thành nhiều đô thị và sẽ xuất hiện những đô thị lớn dẫn đến sự ra đời của các Thành phố.

Trong xu thế toàn cầu hóa với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng chính là quá trình phát triển của thị trường địa phương, khu vực, trong nước và gắn với thị trường thế giới; sẽ giảm dần và tiến đến sự thủ tiêu sản xuất tự cấp tự túc, thủ tiêu sự khép kín trong từng khu vực, địa phương hay quốc gia. Hợp tác trong sự cạnh tranh quyết liệt, gay gắt giữa các quốc gia, các tập đoàn sản xuất kinh doanh quốc tế là tính quy luật của sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh

tế. Đó chính là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và toàn cầu hóa.

2- Từ một làng nhỏ ven sông Tô, trải qua bao sự thăng trầm của lịch sử, Thăng Long- Hà Nội đã trở thành kinh đô của nhiều triều đại phong kiến có quy mô dân cư tập trung và kinh tế phát triển. Quá trình hình thành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng chính là quá trình hinh thành và phát triển thành thị; là quá trình chuyển dịch từ kinh tế thuần nông sang phát triển ngành nghề thủ công, buôn bán gắn liền với sự tiêu dùng của vua quan phong kiến. Từ một thành thị, Thăng Long đã trở thành một trung tâm chính trị; rồi từ một trung tâm chính trị, Thăng Long đã phát triển thành một Thành phố phương Đông. Trong những năm Pháp thuộc, cơ cấu kinh tế của Thăng Long - Hà Nội cũng chỉ nhằm phục vụ tiêu dùng của tầng lớp cai trị thực dân và quan lại phong kiến. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất chủ yếu vẫn là Nông nghiệp, tiểu thủ Công nghiệp, Dịch vụ buôn bán. Nền kinh tế vẫn là sản xuất hàng hoá ở trình độ thấp. Tuy nhiên, dù có nhiều hạn chế, song lịch sử hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội hàng ngàn năm đã để lại cho Thành phố những di sản vô giá, những tiềm năng to lớn và lợi thế để phát triển.

Sau cách mạng tháng Tám thành công, Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, Thủ đô có bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc. Chỉ sau khoảng 15 năm, Hà Nội trở thành trung tâm hàng đầu của Miền Bắc và cả nước về Công nghiệp với những ngành công nghiệp nặng quan trọng. Cơ cấu kinh tế Thành phố Hà Nội đã chuyển sang cơ cấu Công nghiệp - Nông nghiệp. Cùng với phát triển kinh tế, nhiều khu đô thị, dân cư mới đã hình thành, hạ tầng kỹ thuật đô thị và xã hội từng bước phát triển làm thay đổi diện mạo và quy mô Thành phố. Tuy nhiên do tập trung quá cao về công nghiệp nặng, do duy trì quá lâu cơ chế bao cấp, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong những năm 80, Thành phố Hà Nội rơi vào khủng hoảng thiếu trầm trọng .

Thực hiện sự nghiệp đổi mới, Thành phố Hà Nội có bước phát triển ngoạn mục. Trong 20 phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, xoá bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện mở cửa theo hướng hội nhập, Hà Nội đã ra khỏi tình trạng khủng hoảng thiếu; kinh

tế tăng trưởng liên tục và ổn định; đô thị ngày càng mở rộng, khang trang và hiện đại hơn; thị trường hàng hoá khá phong phú; cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ cơ cấu Công nghiệp – Nông nghiệp sang cơ cấu Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp và tiếp tục chuyển sang cơ cấu Dịch vụ – Công nghiệp – Nông nghiệp. Năm 2004 cơ cấu GDP của Thủ đô là Dịch vụ: 57.49%, Công nghiệp 40.41%, Nông nghiệp 2.1%. Về hình thức, nếu chỉ nhìn vào quan hệ tỷ lệ về GDP thì đây có thể là cơ cấu của nền kinh tế khá phát triển. Tuy nhiên, xem xét cụ thể cơ cấu từng ngành và mối quan hệ của chúng trong tổng thể kinh tế xã hội Thủ đô thì cơ cấu kinh tế này vẫn là cơ cấu của nền kinh tế kém phát triển đang trong quá trình CNH chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô.

3 -Từ những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong CDCCKT Thủ đô, đặc biệt trong 20 năm đổi mới theo hướng CNH-HĐH, có thể khẳng định: Tính quy luật chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thủ đô Hà Nội là quá trình chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường; từ cơ cấu sản xuất Nông nghiệp - thủ Công nghiệp - Dịch vụ buôn bán nhỏ sang cơ cấu Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ và sẽ chuyển sang cơ cấu Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp; đó cũng đồng thời là quá trình chuyển từ kinh tế nông thôn tự túc, khép kín, lạc hậu sang kinh tế đô thị, hiện đại. Quá trình chuyển dịch đó chính là quá trình CNH, đô thị hóa, HĐH và là biểu hiện đặc thù của của một địa phương với vị thế Thủ đô thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH trong xu thế toàn cầu hóa.

4- Với những nhân tố tự nhiên, lịch sử, xã hội, kinh tế đặc thù, đặc biệt là vị thế của Thủ đô, trong những năm tiếp theo, cơ cấu kinh tế của Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển, chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp. Ngành dịch vụ sẽ phát triển mạnh những phân ngành dịch vụ của nền kinh tế hiện đại và những ngành dịch vụ truyền thống có thế mạnh của Thủ đô như: Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin liên lạc, vận tải, du lịch, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và các dịch vụ đô thị khác. Ngành Công nghiệp sẽ phát triển những ngành và sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, hàm lượng khoa học và công

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 169 - 177)