Định hướng phát triển và chuyển dịch các thành phần kinh tế:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 150 - 152)

e/ Quan điểm 5: Gắn phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo ổn định an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống.

3.2.3. Định hướng phát triển và chuyển dịch các thành phần kinh tế:

Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tất yếu còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế xét trên giác độ sở hữu. Tuy nhiên, trong xu thế tiến bộ khoa học và hội nhập, các thành phần kinh tế đều được tạo điều kiện bình đẳng và cùng phát triển, cùng chịu sự chi phối theo pháp luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Để phát triển, các thành phần kinh tế cần thiết phát huy các tiềm năng và thế mạnh của

từng thành phần để không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh. Đối với kinh tế Nhà nước, cần cổ phần hoá mạnh và nhanh, rộng hơn các doanh nghiệp kinh tế Nhà nước. Nhà nước chỉ tập trung nắm giữ vai trò chủ đạo trong những lĩnh vực, khâu then chốt và có ý nghĩa quyết định mà không thể giao cho khu vực tư nhân như: Quốc phòng, an ninh, danh lam thắng cảnh, bảo tàng quốc gia..v.v... hoặc các lĩnh vực mà tư nhân không hoặc chưa đủ năng lực và điều kiện để đầu tư kinh doanh như: một số lĩnh vực nghiên cứu khoa học, hạ tầng kỹ thuật: đường sá, bến cảng..v.v .

Hỗ trợ mạnh và tạo các điều kiện thuận lợi để khu vực kinh tế ngoài Nhà nước ngày càng chủ động, tích cực hơn, đóng góp có hiệu quả hơn cho phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Khuyến khích sự liên doanh giữa tư nhân với Nhà nước, giữa tư nhân trong nước và tư nhân nước ngoài. Phát triển những tập đoàn kinh tế mạnh của Hà Nội để đủ sức cạnh tranh trong nước, trong khu vực và trên thế giới.

Hình thành cơ cấu chung với cơ chế gắn kết thích hợp và có hiệu quả giữa kinh tế Trung ương với kinh tế địa phương, thông qua phương thức công ty cổ phần với sự góp vốn của Trung ương và Hà Nội (kể cả tư nhân) hoặc phương thức Trung ương nghiêng về trợ giúp công nghệ, vốn thị trường cho Hà Nội. Có thể sử dụng phương thức các công ty của Hà Nội phát triển theo kiểu công ty vệ tinh của các công ty Trung ương.

Đặc biệt cần nghiên cứu xây dựng những mô hình kinh doanh theo phương thức Trung ương xây dựng nhà máy chế biến và chịu trách nhiệm thị trường tiêu thụ, còn Hà Nội và một số tỉnh lân cận đóng vai trò cung cấp nguyên vật liệu cho các nhà máy hoạt động, nhất là trong lĩnh vực Nông nghiệp và tiểu thủ Công nghiệp. Về lâu dài tiến tới xoá bỏ khái niệm doanh nghiệp của Trung ương, doanh nghiệp của địa phương để thống nhất quản lý hoặc phối hợp với các cơ quan Trung ương quản lý chung toàn bộ các hoạt động kinh tế đầu tư trên địa bàn Hà Nội.

Xúc tiến xây dựng và phát triển cơ cấu thành phần kinh tế với 2 mức độ quy mô và trình độ phát triển các tổ chức kinh doanh: Ở mức độ cao và giữ vị trí trung tâm là một số doanh nghiệp hoặc tập đoàn kinh tế mạnh, quy mô lớn, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng trọng điểm, sản xuất những sản phẩm công nghệ cao hay Dịch vụ cao cấp như tài chính, ngân hàng, viễn thông. Trong các doanh nghiệp hoặc tập đoàn này có thể quy

tụ cả vốn Nhà nước và tư nhân, hoặc 100% vốn Nhà nước, hoặc 100% vốn tư nhân. Xây dựng một số tổ hợp kinh doanh có quy mô đa ngành, đa địa phương, đa quốc gia giữa Hà Nội với các tỉnh và với các nước khác. Ở mức độ thấp là mạng lưới các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thực hiện nhiệm vụ các công ty vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn ở tầng cao. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chuyên doanh những lĩnh vực mặt hàng dịch vụ mà các doanh nghiệp lớn không vươn tới, chủ yếu là trong các hoạt động sản xuất và dịch vụ thông thường.

Coi trọng phát triển loại hình doanh nghiệp cổ phần quy mô từ trung bình trở lên. Xem đó là cách thức tổ chức kinh doanh chủ yếu của Hà Nội trong tương lai, với vai trò là nơi phát đi các luồng hàng hoá bán buôn cho các địa phương. Trước mắt coi trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp loại này cần được hỗ trợ thông tin, thị trường, tiếp cận nguồn vốn để trang bị máy móc, công nghệ kỹ thuật hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 150 - 152)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w