d) Những thay đổi trong nội bộ ngành nông nghiệp
2.2.3 Chuyển dịch trong cơcấu thành phần kinh tế
Chuyển dịch mạnh trong cơ cấu thành phần kinh tế là một đặc trưng quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thủ đô Hà Nội. Trước thời kỳ đổi mới, Thành phố Hà Nội cũng như toàn miền Bắc, chỉ có 2 thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế Nhà nước gắn với hình thức sở hữu toàn dân và kinh tế Tập thể (hợp tác) gắn với hình thức sở hữu tập thể. Từ năm 1993, thành phần kinh tế có vốn Đầu tư nước ngoài bắt đầu hình thành và có bước phát triển nhanh trong thời kì đổi mới, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung, đổi mới công nghệ, tăng năng lực cạnh tranh trong nước và xuất khẩu. Từ năm 2000, với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp mới, thành phần kinh tế ngoài nhà nước cũng có bước phát triển vượt bậc. Có thể khẳng định trong thời kỳ đổi mới, các thành phần kinh tế trên địa bàn Thủ đô phát triển đa dạng, phong phú, đúng đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước. Xu hướng chung trong chuyển dịch là tỷ trọng kinh tế Nhà nước giảm xuống, tỷ trọng của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và thành phần kinh tế có vốn Đầu tư nước ngoài tăng lên. Ta có thể thấy rõ hơn những nội dung này qua phân tích sự phát triển dưới đây của các thành phần kinh tế chủ yếu:
* Khu vực kinh tế Nhà nước
Cơ cấu theo thành phần kinh tế diễn biến theo chiều hướng phát huy nhiều hình thức sở hữu: sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân trong nước, sở hữu của các nhà Tư bản nước ngoài, nhiều hình thức tổ chức kinh doanh: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn ầu tư nước ngoài. Là Thủ đô của cả nước, tại địa bàn Hà Nội có trụ sở của rất nhiều tổng công ty, doanh nghiệp lớn của trung ương. Cùng với các doanh nghiệp do Hà Nội quản lý, khu vực kinh tế Nhà nước vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế theo thành phần của Hà Nội, tạo ra 58% GDP của Hà Nội (năm 2004). Mặc dù tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước có giảm từ năm 1990 đến nay, nhưng tốc độ giảm là tương đối chậm trung bình giảm 1%/năm trong 15 năm từ 1990-2004.
Bảng 24: Cơ cấu kinh tế theo thành phần
Đơn vị: %
Tổng số (GDP) 100 100 100 100
Khu vực kinh tế trong nước 100 93,5 79,1 81,2
+ Kinh tế NN 72,9 70,6 58,7 58
+ Kinh tế ngoài NN 27,1 22,9 20,4 23,2
Khu vực có VĐT NN - 6,5 16,9 18,8
Nguồn: Tác giả tính toán từ niên giám thống kê
* Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước
Khu vực kinh tế ngoài nhà nước trên địa bàn Thành phố bao gồm kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước là khu vực đóng góp nhiều thứ hai vào GDP của Thành phố, chiếm 23% GDP năm 2004, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 1991-2004 là 12,8%/năm, đóng góp 4,4% thu ngân sách của Thành phố, 9,36% kim ngạch xuất khẩu và thu hút khoảng 60% lao động đang làm việc tại Hà Nội (trong đó riêng kinh tế cá thể, hộ gia đình sử dụng tới gần 44% lao động). [17], [12]. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất nhưng cũng là khu vực có tốc độ tăng trưởng biến động mạnh mẽ nhất trong ba khu vực.
Một đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy của khu vực kinh tế ngoài nhà nước là linh hoạt, nhạy bén, đầu tư chủ yếu vào những ngành đòi hỏi quy mô vốn thấp, mức sinh lời cao, suất đầu tư thấp -như ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ qua tỷ trọng GDP/GTSX của khu vực kinh tế ngoài nhà nước là cao nhất trong 3 khu vực (bảng 25). Nhưng việc GDP/GTSX liên tục giảm trong 15 năm vừa qua cũng cho thấy hiệu quả kinh doanh của khu vực kinh tế ngoài nhà nước đang giảm sút, sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, giá thành cao.
Bảng 25 : Tỷ trọng GDP/GTSX của các thành phần kinh tế giai đoạn 1990-2003
CHỈ TIÊU 1990 1995 2000 2001 2002 2003
GDP/GO (%) 51,78 44,61 47,45 46,47 45,08 43,88
KV kinh tế trong nước 51,78 46,63 48,99 47,68 47,02 45,77
- Khu vực Nhà nước 49,11 44,97 47,72 46,38 46,55 45,32 + Trung ương 51,08 45,73 48,08 46,79 47,05 45,81 + Địa phương 40,31 40,87 45,39 43,56 43,21 42,07 -Khu vực ngoài Nhà nước 60,67 52,64 53,32 52,35 48,56 47,28
+ Kinh tế tập thể 57,24 63,01 59,07 56,52 55,54 54,07 + Kinh tế tư nhân 61,95 46,30 46,51 41,78 40,67
+ Kinh tế cá thể 63,98 51,40 56,79 56,20 52,82 51,43 + Kinh tế hỗn hợp 44,19 43,80 45,91 44,93
KV có vốn ĐTNN 27,37 41,11 40,76 37,11 36,13
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Đối với sự phát triển của ngành công nghiệp Thủ đô, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đang dần khẳng định vai trò ngày càng cao của mình: tỷ trọng của khu vực Kinh tế ngoài Nhà nước trong GTSX CN tăng từ 10,7% năm 1995 lên 19,86%% năm 2004 trong khi tỷ trọng của khu vực KTNN giảm từ 70,2% xuống còn 46,41%. (Nguồn: Tác giả tính toán từ Niên giám thống kê Hà Nội). Trong lĩnh vực Công nghiệp, khu vực kinh tế ngoài nhà nước có mặt ở hầu hết các ngành, trong đó tập trung nhiều nhất là vào ngành chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt may, giầy dép, đồ gỗ: ví dụ tại quận Hoàn Kiếm, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng trên 90% GTSX của những ngành này.
Trong lĩnh vực Nông nghiệp, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm ưu thế tuyệt đối với tỷ trọng trong GTSX Nông nghiệp toàn Thành phố năm 1995 là 96,2%, năm 2004 là 97,21%. (Nguồn: Tác giả tính toán từ Niên giám thống kê Hà Nội).
Trong ngành dịch vụ, khu vực kinh tế ngoài nhà nước có vai trò rất to lớn. Một số ngành kinh doanh truyền thống của khu vực kinh tế ngoài nhà nước như thương mại, khách sạn, nhà hàng đã phát triển tương đối tốt, nhưng các ngành dịch vụ chất lượng cao như dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo hiểm hiện vẫn chủ yếu do các DNNN hoặc nước ngoài nắm giữ. Nguyên nhân có nhiều nhưng một trong những nguyên nhân lớn là sự chưa cho phép tham gia một cách tự do của khu vực tư nhân vào lĩnh vực bảo hiểm, tài chính - ngân hàng.
Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích phát triển thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt năm 1999 lại ban hành Luật Doanh nghiệp tạo ra cơ chế thông thoáng và thuận lợi cho việc ra đời và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, nhưng trong những năm gần đây khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tỷ trọng đóng góp vào GDP tăng trưởng còn chậm và vẫn còn kém rất xa so với khu vực doanh nghiệp Nhà nước (bằng khoảng
1/3 đóng góp của khu vực doanh nghiệp Nhà nước vào GDP của Hà Nội). Nhìn chung, hầu hết các DN khu vực kinh tế ngoài nhà nước đều có quy mô lao động nhỏ thể hiện ở: Số DN tư nhân có dưới 10 lao động chiếm trên 79%, trên 200 lao động chỉ chiếm 1,5% tổng số DNTN trên địa bàn; công ty trách nhiệm hữu hạn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 loại hình DN của khu vực KTTN, cũng chỉ có khoảng 1,2% DN có quy mô lao động trên 200 người, số DN có lao động dưới 10 người chiếm khoảng 26%. [27].
* Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Việt Nam bắt đầu công cuộc cải cách, mở cửa nền kinh tế từ năm 1986, những phải đến những năm 1990, đặc biệt từ năm 1995 kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế thủ đô Hà Nội nói riêng mới tiếp cận những luồng vốn đầu tư to lớn của khu vực và thế giới chảy vào trong nước, hình thành khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế. Năm 1995 là năm đáng nhớ đối với nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới với hai mốc sự kiện tiêu biểu: tháng 7-1995, Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), và việc Mỹ xóa bỏ cấm vận với Việt Nam. Nếu năm 1986, chưa có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào hoạt động kinh doanh ở Hà Nội thì năm 1993, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,23% GDP của Hà Nội, đến năm 2004, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm 18,8% GDP. Năm 2004, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 7,7% tổng thu ngân sách, 21,04% kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm trên 2% lao động. [12]. Mặc dù không có nhiều đóng góp trong việc giải quyết việc làm cho lao động của Thành phố, các dự án đầu tư nước ngoài vào Hà Nội đã tạo nên bộ mặt Công nghiệp hiện đại cho Thành phố với các khu Công nghiệp tập trung quan trọng, những ngành công nghiệp chế tác, những khách sạn hiện đại, chuyển giao công nghệ mới và phương pháp quản lý tiên tiến.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thủ đô có xu hướng chậm lại. Nhiều dự án đầu tư quy mô nhỏ; chưa tập trung vào các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn, chủ yếu vẫn là các ngành gia công, lắp ráp, tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký thấp. Có khoảng 25% só dự án đang ký triển khai chậm hoặc chưa triển khai. Một số dự án điển hình như khu
Công nghiệp Sài Đồng A, Khu Công nghiệp Đài Tư, dự án Trung tâm Thương mại Tràng Tiền phải chuyển đổi chủ dự án hoặc chuyển đổi mục tiêu đầu tư so với đăng ký ban đầu.