Dự báo triển vọng phát triển thị trường quốc tế và trong nước

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 116 - 119)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠCẤU KINH TẾ THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN

3.1.2. Dự báo triển vọng phát triển thị trường quốc tế và trong nước

Dự báo triển vọng thị trường quốc tế

Kết quả dự án phân tích thương mại toàn cầu của WB cho biết khối lượng thương mại thế giới sẽ đạt tỷ lệ tăng hàng năm khoảng 5,5% trong thời kỳ 1992 - 2020. Tỷ trọng xuất nhập khẩu của các nước OECD trong tổng giá trị nhập khẩu của thế giới sẽ giảm trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 trong khi tỷ trọng xuất nhập khẩu của các nước

đang phát triển sẽ tăng gần gấp đôi trong cùng thời kỳ.

Bảng 28: Dự báo tăng trưởng xuất nhập khẩu và thị phần thời kỳ 1992 - 2020

Các nước và khu vực

Xuất khẩu Nhập khẩu

Tăng trưởng (%) 1992-2020 Thị phần (%) Tăng trưởng (%) 1992-2020 Thị phần (%) 1992 2020 1992 2020 Thế giới 5,5 100,0 100,0 5,3 100,0 100,0

Các nước thu nhập cao 4,0 76,5 51,6 4,3 74,3 56,6

Các nước đang phát triển 8,1 23,5 48,4 7,3 8,7 43,1

Nhóm 5 nước lớn 8,9 9,0 22,0 8,5 8,7 20,1

Trung Quốc 10,0 3,0 9,8 10,2 2,8 9,9

Các nước chuyển đổi 6,2 3,0 3,6 5,9 3,4 3,9

ASEAN 9,6 2,8 8,4 8,6 3,0 7,0

Nguồn: [39].

Trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là sau sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mỹ, sự ổn định chính trị - xã hội của Thủ đô Hà Nội và cả nước được thế giới thừa nhận và đánh giá rất cao, cùng với sự cải thiện đáng kể môi trường đầu tư, kinh doanh trong những năm qua là một lợi thế lớn. Hà Nội đã và đang tận dụng lợi thế này để đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại với nước ngoài, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu khu vực và thế giới.

Xu thế phát triển thị trường trong nước

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 -2010 của nước ta đã được Đại hội IX của Đảng xác định là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước Công nghiệp theo hướng hiện đại. [57]. Trong mục tiêu cụ thể và nội dung của chiến lược đáng chú ý một số vấn đề có tác động đáng kể đến sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội là:

Một là: Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP. Nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp độ tăng trưởng GDP. Tỷ trọng trong GDP của Nông nghiệp 16-17%, Công nghiệp 40-41%, Dịch vụ 42-43%. Tỷ lệ lao động Nông nghiệp còn khoảng 50%.

sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Kinh tế thị trường định hướng XHCN có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.

Ba là: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (gồm 8 tỉnh và Thành phố) cũng như Vùng Thủ đô sẽ có định hướng phát triển chủ yếu theo những hướng chính sau:

- Tỷ trọng GDP của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong tổng GDP của cả nước tăng từ 14,5% hiện nay lên 16% năm 2005 và khoảng 18-19% vào năm 2010.

- Có nhịp độ tăng trưởng GDP ở mức cao, bằng 1,2 -1,3 lần so với mức tăng trung bình của cả nước (riêng khu vực đô thị có mức tăng trưởng nhanh hơn và bằng khoảng 1,4 -1,5 lần). Giá trị xuất khẩu tăng với nhịp độ khoảng 20% ở giai đoạn 2001- 2010, giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 30% giá trị xuất khẩu của cả nước.

Đồng thời, trong quyết định phê duyệt đã xác định rằng Hà Nội là hạt nhân tính từ trung tâm Thành phố Hà Nội hiện nay với bán kính 30 km trở ra sẽ hình thành nhiều điểm đô thị vệ tinh. Trong tương lai không xa, Thành phố Hà Nội có khả năng mở rộng so với hiện nay. Dân số của vùng đô thị trong vùng Thủ đô ước khoảng 15 triệu người vào năm 2020.

Bốn là: Sự phát triển của cả nước, đặc biệt là của vùng Bắc Bộ ảnh hưởng lớn đến Hà Nội.Vào năm 2010, dân số của vùng này khoảng này hoảng 48 triệu người. Đó là thị trường lớn; sơ bộ tính toán, các tỉnh Bắc Bộ (không kể Hà Nội) có nhu cầu hàng hoá phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân với tổng giá trị gấp 20 lần giá trị gia tăng của ngành công nghiệp của Hà Nội. Các mặt hàng chủ yếu mà vùng Bắc Bộ có nhu cầu với khối lượng lớn là: máy công cụ, máy động lực, máy biến thế, thiết bị chế biến nông, lâm, thuỷ sản, vật liệu trang trí nội thất, vật liêu xây dựng cao cấp, đồ điện và điện tử dân dụng, xe máy, tủ lạnh, quần áo may sẵn, bia nước giải khát...

Vùng Bắc Bộ sẽ có qui mô và cường độ xuất khẩu ngày càng lớn. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của vùng Bắc Bộ đạt 17 - 18 tỷ vào năm 2020; kim ngạch nhập khẩu khoảng 15 - 16 tỷ USD, chủ yếu là các loại máy móc, thiết bị, vật tư mà phần lớn nhập

qua cửa khẩu Hải Phòng, Quảng Ninh và Hà Nội. Trong xu thế mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Trung quốc, việc hình thành và phát triển các hành lang kinh tế với khu vực Tây Nam và Đông Nam Trung Quốc sẽ tạo ra bước phát triển đột phá về xuất nhập khẩu qua Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh.

Những phân tích tổng quan ở trên cho thấy, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thủ đô Hà Nội phải nằm trong sự chi phối và phát triển chung của cả nước, mà trước hết là Vùng Thủ Đô, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Bắc bộ. Hà Nội phải tính toán phát triển trong mối quan hệ chặt chẽ với toàn vùng và cả nước.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 116 - 119)