Các mục tiêu phát triển cơ bản của Thành phố Hà Nội đến

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 123 - 126)

e/ Quan điểm 5: Gắn phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo ổn định an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống.

3.2.1.2- Các mục tiêu phát triển cơ bản của Thành phố Hà Nội đến

Hà Nội quyết tâm thực hiện hoàn thành cơ bản sự nghiệp CNH, HĐH trước năm 2020 và góp phần xứng đáng để đưa nước ta cơ bản trở thành nước Công nghiệp vào năm 2020. Sau đâycác mục tiêu cơ bản phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2020:

* Mục tiêu tổng quát:

Để xứng đáng là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, trong những năm tới, gắn với chuẩn bị kỷ niệm 1000 và 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, Thành phố phát triển kinh tế - khoa học công nghệ - văn hóa - xã hội toàn diện, bền vững; đảm bảo ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và xã hội của Thủ đô XHCN vững mạnh về chính trị, tiêu biểu về văn hóa, giàu về kinh tế, xã hội công bằng - dân chủ - văn minh; xứng đáng là "Thủ đô văn hiến anh hùng", là “Thành phố hòa bình”, “Thành phố du lịch” ngày càng có uy tín trong khu vực và thế giới.

* Mục tiêu cụ thể

Về kinh tế:

- Tăng tỷ trọng GDP của Hà Nội trong tổng GDP của cả nước từ 7,14% năm 2000 lên khoảng 8,2% vào năm 2005, khoảng 9,8 -10% vào năm 2010, khoảng 11,5 - 12% vào năm 2020

Nội từ 11% - 11,5%/năm; trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân của thời kỳ 2001 - 2005 khoảng 11,2 %/năm và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thời kỳ 2006 - 2010 là 11-12%/năm. Dự kiến trong giai đoạn 2010 - 2020 GDP tăng trưởng theo 2 phương án: phương án 1: Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 9,5 - 10,5%; đây là phương án tăng trưởng vững chắc, có tính đến dự phòng các biến động của tình hình thế giới và cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn 2011 - 2015. Phương án 2 có mức tăng trưởng bình quân đạt khoảng từ 11% - 12%. Đây là phương án tăng trưởng cao hơn trên cơ sở phát triển các ngành kinh tế có trình độ cao, hàm lượng chất xám cao, có bước phát triển đột phá về khu vực phía Bắc sông Hồng và hội nhập kinh tế quốc tế vững chắc.

- Đến cuối năm 2005, GDP bình quân tính cho mỗi người dân của Hà Nội đạt khoảng 1350 USD, gấp 1,36 lần so với năm 2000. Đến cuối năm 2010 GDP bình quân mỗi người đạt khoảng 2450 USD, tăng gấp 1,8 lần so với 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 sẽ gấp khoảng từ 2,3 - 2,4 lần so với năm 2000. Đến cuối năm 2020 GDP bình quân đầu người đạt khoảng 6000 -6500 USD gấp 2,5 --2,6 lần so với 2010.

- Tỷ lệ tích luỹ đầu tư từ GDP thời kỳ 2001 - 2010 đạt trên 30%. Thời kỳ 2011- 2020 khoảng 28%; Với tỷ lệ tích luỹ như trên, Hà Nội tự đảm bảo được trên 60% tổng nhu cầu vốn đầu tư cả thời kỳ mười năm năm đầu và 65 % cho giai đoạn 10 năm tiếp sau.

Về phát triển nguồn nhân lực:

Xây dựng nguồn nhân lực đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý trong cơ cấu, đảm bảo chất lượng và có trình độ cao đáp ứng tốt cả 2 mục tiêu: Giải giải quyết việc làm cho xã hội và nhân lực cho quá trình CNH, đô thị hóa, HĐH. Đặc biệt coi trọng phát hiện và trọng dụng nhân tài trên mọi lĩnh vực; từng bước chuẩn bị phát triển kinh tế tri thức của Hà Nội, của các tỉnh phía Bắc và một phần cho cả nước.

Năm 2003 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 44%; đến 2005 ước đạt 45,5- 46%; từ năm 2006 đến 2010 mỗi năm tăng thêm 1,8% - 2% trong tổng số lao động đang làm việc. Đến năm 2010 số lao động qua đào tạo chiếm 54 - 56%. Đến năm 2020 số lao động qua đào tạo khoảng 80% số người đang làm việc. Phổ cập trung học phổ thông và trình độ tương đương toàn Thành phố đạt 70% vào năm 2005 và từ năm 2010 đạt 100%.

Về văn hoá - xã hội:

Xây dựng nền văn hoá Thủ đô tiên tiến, giàu bản sắc Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến; kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc và nét đặc trưng văn hoá người Hà Nội. Đồng thời tiếp thu văn hoá của thời đại- xây dựng người Hà Nội" Thanh lịch -Văn minh, có sức khỏe tiêu biểu con người Việt Nam trong thế kỉ 21 đi vào hiện đại hoá. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể.

Phát triển sự nghiệp y tế để chăm sóc sức khoẻ, nâng cao thể chất và tăng tuổi thọ nhân dân. Nâng chiều cao trung bình của thanh niên đạt 1,65m năm 2010, 1,68m vào năm 2020.

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn dưới 10% vào năm 2010; dưới 5% vào năm 2020. Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới) còn dưới 1% năm 2010; tiếp cận với chuẩn nghèo thế giới

Về cơ sở hạ tầng đô thị:

Phát triển hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại; phấn đấu tỷ lệ đất dành cho giao thông (bao gồm cả giao thông động và tĩnh) bình quân đạt 17-18% vào năm 2010 và 25% vào năm 2020.

Tập trung phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, trước mắt là hệ thống xe buýt phục vụ vận tải hành khách công cộng đến năm 2010 đạt 35-40%, năm 2020 đạt 55-60% nhu cầu đi lại của nhân dân. Nghiên cứu và triển khai hệ thống đường sắt đô thị.

Phát triển hệ thống cấp nước sạch, đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt đến năm 2010 là 170 lít/người/ngày; năm 2020 khoảng 190 - 210 lít/người/ ngày

Diện tích cây xanh đạt 9,0 - 10 m2/người vào năm 2010 và 14-15 m2/người vào năm 2020.

Hiện đại hoá mạng lưới bưu chính viễn thông. Đưa số máy điện thoại bình quân đạt khoảng 50 máy/100 dân vào năm 2010 và tất cả người dân có nhu cầu đều truy cập được vào mạng INTERNET; Đến năm 2020 thông tin không dây, thông tin di động và giao dịch ảo là phổ biến.

triển khu đô thị mới Bắc sông Hồng để hình thành một Hà Nội mới văn minh - hiện đại - sinh thái. Bình quân đạt 9-10 m2/người vào năm 2010 và 13-15 m2/người vào năm 2020 về diện tích nhà ở.

An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội:

Bảo đảm ổn định vững chắc an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ở Thủ đô trong mọi tình huống. Kết hợp chặt chẽ chiến lược, kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy hiệu quả thế trận quốc phòng toàn dân và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w