Chủ trương, chính sách chuyển dịch cơcấu kinh tế của Thành phố Hà Nội:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 72 - 74)

THỰC TRẠNG CƠCẤU KINH TẾ THỦ ĐÔ HÀ NỘ

2.2.1- Chủ trương, chính sách chuyển dịch cơcấu kinh tế của Thành phố Hà Nội:

Từ năm 1986, cùng với cả nước, Thành phố Hà Nội thực hiện quá trình đổi mới mà một trong những nội dung cơ bản là xóa bỏ cơ chế bao cấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ X (năm 1986) đã xác định: Phải xây dựng cơ cấu kinh tế bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế đối ngoại. Công nghiệp phải tiến lên trình độ hiện đại, có những ngành mũi nhọn, những sản phẩm tiêu biểu cho Thủ đô và giữ vị trí quan trọng trong việc cung ứng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng cho cả nước. Nông nghiệp phải được trang bị kỹ thuật mới, áp dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học hiện đại về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi để trở thành vành đai thực phẩm lớn, bảo đảm cung ứng hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của nhân dân Thành phố. Dịch vụ phải được xây dựng và từng bước HĐH để đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của một trung tâm công nghiệp lớn. Kinh tế đối ngoại bao gồm cả xuất, nhập khẩu và các quan hệ hợp tác kinh tế dưới mọi hình thức giữa Hà Nội với Thủ đô các nước XHCN và các nước khác, phải được mở rộng nhanh chóng để sử dụng ngày càng có hiệu quả sự phân công hợp tác quốc tế...

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI (1990) đã đặt ra mục tiêu phấn đấu để có bước chuyển biến rõ về cơ cấu kinh tế, cụ thể là: “Cơ cấu ngành kinh tế Thủ đô cần được hình thành trên cơ sở liên kết kinh tế Trung ương với kinh tế địa phương trên địa bàn Hà Nội có tính đến nhu cầu và mở rộng liên kết kinh tế với toàn vùng, với các tỉnh khác cũng như hợp tác với nước ngoài. Trong những năm trước mắt sớm hình thành cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Thương mại, Dịch vụ, du lịch-Nông nghiệp” [56, tr. 50-51]. Trong sản xuất Công nghiệp chú ý phát triển mạnh Công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu, “chú ý các sản phẩm chính là: xe đạp, quạt điện và đồ dùng điện, sản phẩm dệt kim, vải mỏng, màn tuyn, quần áo may sẵn, giày dép, hàng da và giả da, lắp ráp và

chế tạo một phần máy vi tính, máy thu hình, radio, cát sét, đầu video, rượu, bia, nước giải khát…đồ sứ và thủy tinh cao cấp”; sắp xếp lại và đổi mới cơ cấu ngành cơ khí” [56, tr. 55-56].

Đại hội đảng bộ Thành phố lần thứ XII tháng 5/1996 về phát triển kinh tế giai đoạn 1996 - 2000 tiếp tục khẳng định: “ để phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng CNH - HĐH, trong những năm trước mắt, cơ cấu kinh tế Thủ đô vẫn là: Công nghiệp - Thương mại, du lịch, Dịch vụ - Nông nghiệp (nhưng có thay đổi quan hệ tỷ lệ nội bộ các trọng điểm phát triển ” [56, tr.65-70]. Trong lĩnh vực sản xuất Công nghiệpưu tiên những ngành đòi hỏi công nghệ và hàm lượng chất xám cao, kết hợp với các ngành nghề truyền thống, từng bước sử dụng công nghệ tiên tiến và thu hút nhiều lao động, đáp ứng nhu cầu của thị trường, thay thế dần hàng nhập khẩu mà trong nước sản xuất được, đảm bảo môi trường sinh thái. Trong khi coi trọng sản xuất sản phẩm cơ khí chế tạo mà Hà Nội có thế mạnh, cần tăng cường sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đầu tư cho Công nghiệp phục vụ Nông nghiệp, du lịch, Dịch vụ, thương mại...” Trong lĩnh vực Dịch vụ, Thành phố đã xác định chủ động đầu tư thích đáng cho việc cải tạo, xây dựng và HĐH kết cấu hạ tầng; phát triển các phương tiện vận tải công cộng, đẩy nhanh tốc độ phát triển và HĐH mạng lưới bưu chính viễn thông, phát triển thương mại và thị trường đi đôi với tăng cường quản lý thị trường, chống các hoạt động đầu cơ buôn lậu, gian lận thương mại; nhanh chóng phát triển các hoạt động du lịch; phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống Ngân hàng. Trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và nông thôn: tiếp tục đổi mới cơ cấu theo hướng phát triển các loại nông sản hàng hóa có chất lượng và giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ Công nghiệp và các làng nghề truyền thống.

Nghị quyết Đại hội đảng bộ Thành phố lần thứ XIII năm 2000 tiếp tục xác định chú trọng phát triển Công nghiệp, đồng thời quan tâm hơn đến phát triển Dịch vụ, nhất là Dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao. Định hướng phát triển kinh tế Thủ đô giai đoạn 2001-2010 là: “đảm bảo kinh tế thủ đô có nhịp độ tăng trưởng nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực có sử dụng công nghệ cao, hiệu quả kinh tế lớn, ít gây ô nhiễm môi trường, giải quyết nhiều việc làm, nâng cao

trình độ chất lượng Dịch vụ trở thành thế mạnh kinh tế Thủ đô...trong 5 năm tới, Hà Nội tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế Công nghiệp -Dịch vụ - Nông nghiệp”. [56]. Về định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội ngành, nghị quyết xác định: “tiếp tục phát triển Công nghiệp có chọn lọc: ưu tiên phát triển những ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao; coi trọng sản xuất tư liệu sản xuất, các mặt hàng xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu, các ngành hàng có khả năng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của các tỉnh lân cận và cả nước. Những năm trước mắt, lựa chọn phát triển một số sản phẩm chủ lực thuộc các ngành: Điện - điện tử - thông tin, cơ- kim khí, dệt- may - da, chế biến thực phẩm, vật liệu mới...Phát triển và nâng cao trình độ, chất lượng các ngành dịch vụ: thông tin, du lịch, thương mại, tài chính-ngân hàng, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, bảo hiểm, hàng không, bưu chính-viễn thông, kiểm toán, pháp luật, Dịch vụ đối ngoại và các Dịch vụ khác… Xây dựng Hà Nội thành trung tâm thị trường hàng hóa bán buôn, xuất nhập khẩu, trung tâm tài chính hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng của cả nước…Phát triển Nông nghiệp ngoại thành theo hướng Nông nghiệp đô thị, sinh thái...”. [56].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w