12 Nhân tố khác 21,69 3,45 38,46 21,2
Nguồn: [16]
Có thể thấy sau một số năm lúng túng, Công nghiệp Hà Nội đã bứt dần và bước đầu có sự phát triển khá, nhất là từ năm 1995 đến nay. Đã có một số sản phẩm được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận. Bên cạnh nguyên nhân quan trọng của kết quả trên là do đổi mới cơ chế, chính sách đổi mới công nghệ, còn có nguyên nhân do chuyển dịch cơ cấu sản xuất tương đối phù hợp với thế mạnh của Hà Nội.
Tuy nhiên, sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp chưa vững chắc. Theo đánh giá của giới chuyên môn thì máy móc, thiết bị đang sử dụng trong Công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội hầu hết đều lạc hậu nhiều thế hệ so với trình độ chung của thế giới. Trừ một số dây chuyền thiết bị hiện đại mới được đầu tư trong những năm gần đây ở một số lĩnh vực như dệt, may, giấy, giày da, sứ cao cấp thì đại bộ phận máy móc thiết bị của Công nghiệp Thành phố là khá lạc hậu. Mức lạc hậu khác nhau giữa các ngành và giữa các DN trong cùng một ngành. Tuổi trung bình của thiết bị khá cao, có khi đến 30-40 năm nhất là trong ngành cơ khí. Phần lớn tuổi trung bình thiết bị ở nhiều DN là 15-25 năm. Sự lạc hậu của trang thiết bị công nghệ là nguyên nhân quan trọng làm sức cạnh tranh của sản phẩm không cao (là nhân tố đứng thứ ba trong nhóm các nhân tố làm tăng chi phí sản xuất), chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa, tỷ trọng xuất khẩu thấp.