Chuyển dịch cơcấu kinh tế của Thành phố Bắc Kin h Trung Quốc

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 57 - 60)

Bắc Kinh, thủ đô của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa, nằm ở 39 độ 56' vĩ độ Bắc và 116 độ 20' kinh độ Đông, có diện tích 16.808 km2 trong đó 2/3 diện tích là vùng núi. Bắc Kinh có khí hậu bán ôn đới với bốn mùa rõ rệt: mùa Xuân và Thu ngắn, mùa Đông và mùa Hè dài. Bắc Kinh có hơn 13,6 triệu dân, trong đó dân số thường trú là 10,6 triệu người, có nguồn gốc từ cả 56 dân tộc nhưng người Hán chiếm 96,5%. Bắc Kinh có 10 quận và 8 huyện thuộc thẩm quyền quản lý của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Thành phố. Bắc Kinh là nơi Chính phủ Trung ương Trung Quốc và tất cả các bộ ngành, cơ quan của Nhà nước đóng trụ sở. Đây cũng là nơi thực hiện các hoạt động trao đổi văn hoá, khoa học công nghệ, kinh tế, chính trị ở mức độ cao của Trung Quốc và thế giới. Hiện tại, đã có 160 quốc gia đặt Đại sứ quán ở Bắc Kinh và Thành phố cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao mật thiết với 22 Thành phố khác trên thế giới.

Với những đặc trưng và lợi thế của thủ đô, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Bắc Kinh đã đạt nhiều thành tựu ngoạn mục. Các đây hai mươi năm, nhân tố chủ đạo của kinh tế Bắc Kinh là Công nghiệp nặng (thép và sắt, ô tô và cơ khí) và Nông nghiệp. Chính quyền Thành phố Bắc Kinh cũng đã mất một thời gian khá dài để nhận thấy rằng cơ cấu kinh tế cũ nói trên là không còn phù hợp. Do đó, Thành phố đã chọn ngành dịch

vụ và Công nghệ cao là trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế mới. Cả hai ngành dịch vụ và Công nghệ cao đều có các đặc điểm chung là: không có hoặc ít có ô nhiễm hơn ngành truyền thống; sử dụng ít các nguồn tài nguyên như điện, nước, đất đai hơn ngành truyền thống; có cơ chế quản lý linh hoạt. Ngành Công nghệ cao đòi hỏi vốn lớn và chất xám cao rất phù hợp với môi trường đầu tư của Bắc Kinh. Ngành dịch vụ có thể cung cấp nhiều việc làm cho lao động của Thành phố. Theo báo cáo của Chính phủ Trung Quốc, năm 2001, cơ cấu kinh tế của Bắc Kinh đã đạt được những chuyển biến quan trọng; mục tiêu chuyển dịch sang cơ cấu kinh tế mới về cơ bản đã đạt được. Sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế của Bắc Kinh được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2: Cơ cấu kinh tế Thành phố Bắc Kinh

Đơn vị: Tỷ nhân dân tệ

Năm Giá trị Tỉ trọng GDP bq đầu người (NDT) Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp (%) Công nghiệp (%) Dịch vụ (%) 1995 8.2 64.42 65.89 5.92 46.51 47.57 12,941 1997 8.54 71.49 101.32 4.71 39.42 55.87 - 1998 8.7 79.08 113.21 4.33 39.35 56.33 18,423 2000 8.997 94.351 144.528 3.63 38.06 58.31 22,460 2001 9.308 103.06 172.197 3.27 36.22 60.51 25,523 Nguồn: [1].

Để phát triển Công nghiệp công nghệ cao và gắn với khoa học, Bắc Kinh đã rất thành công trong việc xây dựng các khu công nghệ khoa học với nhiều mô hình sáng tạo, thích hợp. Khu công viên khoa học và Thành phố “công viên khoa học” Zhongguancun (viết tắt là ZSP) ở Bắc Kinh ra đời vào năm 1988 là một điển hình thành công của chuyển dịch cơ cấu. Khu nghiên cứu khoa học này là một loại trung tâm Công nghiệp đặc biệt, được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau thay thế cho tên gọi “khu khoa học” như khu nghiên cứu, khu công nghệ, trung tâm cải tiến, khu thực nghiệm công nghệ mới và hiện đại vv. Cách đây 20 năm, rất nhiều chỗ trong ZSP ngày nay vẫn là các cánh đồng Nông nghiệp thuộc về ba làng trong khu ngoại ô phía Tây Bắc của Bắc Kinh. Ngày nay, ZSP đã là một ngôi sao sáng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ

thông tin: công nghệ thông tin điện tử-chiếm gần 70% cơ cấu ngành của ZSP và dẫn đầu Công nghệ thông tin ở Trung Quốc. Mục tiêu trong tương lai: Bắc Kinh đang nỗ lực hết sức nâng cao và hoàn thiện hình ảnh của mình, trở thành trung tâm văn hóa và chính trị của Trung Quốc, cũng như xây dựng Thành phố thành thành thị hiện đại của quốc tế với văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ tiến bộ vào loại nhất thế giới. Để đạt được những mục tiêu to lớn này, Bắc Kinh coi công nghệ cao là chìa khóa then chốt của sự phát triển. Phát triển của Bắc Kinh sẽ dựa chủ yếu vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ và một cơ cấu Công nghiệp cân đối. Hiệu quả và lợi nhuận cao cũng là các đặc điểm nổi bật của kinh tế Thành phố. Theo kế hoạch của chính quyền Thành phố Bắc Kinh, năm 2010 GDP của Thành phố sẽ gấp đôi GDP năm 2000, tiến bộ khoa học công nghệ sẽ chiếm 50% tăng trưởng kinh tế và giáo dục cấp ba sẽ được phổ cập. Trong Nông nghiệp, Bắc Kinh chủ trương Nông nghiệp hiệu quả với năng suất cao, chất lượng tốt sẽ là nhân tố chủ đạo. Nông nghiệp sẽ phát triển dựa trên cải tiến kỹ thuật và sản xuất với quy mô lớn; khuyến khích các trang trại đầu tư thâm canh, chuyên môn hóa và HĐH. Phát triển Nông nghiệp Bắc Kinh sẽ được đặt trong kế hoạch tổng thể có sự xem xét kế hoạch phát triển của các vùng lân cận. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp sẽ được điều chỉnh để chuyển ngoại ô Bắc Kinh thành các “giỏ” rau và “túi” gạo của Thành phố đồng thời cũng phát triển Công nghiệp chế biến các sản phẩm Nông nghiệp và các sản phẩm phụ. Mặt khác, Bắc Kinh chủ trương phát triển Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp xuất khẩu và Nông nghiệp du lịch. Trong ngành công nghiệp, Bắc Kinh cũng tiến hành các điều chỉnh để thay đổi phương thức tạo ra tăng trưởng Công nghiệp hiện nay. Phát triển trong tương lai sẽ dựa chủ yếu trên tiến bộ khoa học công nghệ và cải cách mạnh mẽ trong các doanh nghiệp. Cơ cấu Công nghiệp hiện tại được điều chỉnh hướng tới thị trường trong khi các ngành công nghệ cao sẽ được ưu tiên phát triển. Bốn lĩnh vực mới được nhấn mạnh là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và dược phẩm mới, tích hợp quang học, máy móc, điện và vật liệu mới. Công nghiệp tự động, điện tử và máy công cụ tiếp tục được phát triển thành các ngành xương sống của Thành phố. Công nghiệp luyện kim, CN hóa chất và vật liệu xây dựng sẽ được cải tiến để trở thành những ngành cơ sở của Thành phố. Thành phố cũng sẽ trợ cấp để phát triển các sản phẩm Công nghiệp nhẹ và dệt may

cao cấp.

Với những kết quả đã đạt được của Thành phố Bắc Kinh, ta có thể rút ra 3 kinh nghiệm chủ yếu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Một là: trên cơ sở phát triển Công nghiệp và Nông nghiệp, cần chuyển sang phát triển Dịch vụ và Công nghệ cao để phát huy lợi thế về nguồn nhân lực trình độ cao và các lợi thế khác của Thủ đô.

Hai là: Để phát triển Công nghiệp công nghệ cao và gắn với khoa học, Bắc Kinh đã rất thành công trong việc xây dựng các khu công nghệ khoa học với nhiều mô hình sáng tạo, thích hợp.

Ba là: Hiệu quả và lợi nhuận cao là đặc điểm nổi bật của kinh tế Thành phố.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w