Dự báo các phương án phát triển và chuyển dịch cơcấu kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 126 - 130)

e/ Quan điểm 5: Gắn phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo ổn định an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống.

3.2.1.3- Dự báo các phương án phát triển và chuyển dịch cơcấu kinh tế

Để dự báo phương án phát triển có thể ứng dụng mô hìmh sau: Mô hình tăng trưởng dài hạn dùng hệ số ICOR: mô hình tổng quát: (1): Y*- Y*(t-1) = k*( t-1)

(2): Y(t) = C(t) + I(t) (3): I(t) = s *Y*(t) (4): C(t) = (1- s)*Y*(t)

Trong đó: Y* là kết quả sản xuất tương ứng với sử dụng các nhân tố sản xuất theo đúng tiểm năng; Y là kết quả sản xuất thực tế; I là vốn đầu tư; C là tiêu dùng toàn xã hội; k là tỷ lệ xác định quan hệ giữa vốn và kết quả sản xuất; từ k, ta suy ra hệ số ICOR bằng 1/k; s là tỷ lệ giữa tiết kiệm (đầu tư) và sản xuất; 0 <k, s < 1.

Từ 4 phương trình trên, ta có được phương trình thứ (5) như sau:

(5): g = k*s =s/ICOR; trong đó g: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng trưởng). Phương trình này còn được gọi là mô hình Harrod - Domar.

Trên cơ sở vận dụng các mô hình toán, đồng thời kế thừa các kết quả tính toán đến năm 2010 trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thành phố (có tính đến các quan điểm, mục đích, yêu cầu phương án phát triển của cả nước, các vùng kinh

tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam, vùng ĐBSH và của các thành phố lớn khác), đến năm 2010 và 2020 Hà Nội có thể phát triển theo các phương án sau:

Phương án 1: Duy trì vị trí, vai trò của Hà Nội trong tổng thể nền kinh tế của cả nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát triển của các ngành, lĩnh vực vững chắc với sự chủ động và đầu tư vốn ở mức tương đối cao.

-Theo phương án này nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2010 của Hà Nội từ 10,5-11%/năm; trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân của thời kỳ 2001 - 2005 khoảng 11,2 %/năm và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thời kỳ 2006 - 2010 là 10,5 - 11%/năm. Giai đoạn 2011 - 2020 đạt khoảng 10 - 10,5%.

Bảng 29: Dự báo nhịp độ tăng trưởng GDP (PA I)

Đơn vị: %/năm 2001-2005 2006-2010 2001-2010 2011-2020 GDP 11,2 10,5 - 11 10,5 - 11 10 -10,5 +GDP Công nghiệp 13 - 13,5 12- 13 12-12,5 10 - 11 + GDP Dịch vụ 10,3 10,5-11 10 -11 11 - 12 + GDP Nông nghiệp 2,6 1,5 - 2 2 -2,3 2- 3

Nguồn: Tính toán từ Quy hoạch phát triển KT-XH của Hà Nội

Theo phương án này, tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội cả thời kỳ 2001 - 2010 khoảng 234 nghìn tỷ đồng; thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 350 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn chủ động trong nước đạt mức trên 70%. Đây là phương án "an toàn" trong điều kiện nền kinh tế thế giới và khu vực còn nhiều biến động; khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài thấp dưới 30% tổng vốn đầu tư xã hội.

Với phương án tăng trưởng này, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội như sau:

Bảng 30: Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Phương án I)

Đơn vị: %

Theo GDP (giá hiện hành)

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0

Công nghiệp 37 41,5 43 42

Dịch vụ 60 56,5 55,8 57,3

Nông nghiệp 3 2 1,2 0,7

Nguồn: Tính toán từ Quy hoạch phát triển KT-XH của Hà Nội

Tuy nhiên theo phương án này thì: vị trí vai trò của Hà Nội so với cả nước không được thể hiện rõ, Hà Nội chỉ tăng trưởng gấp khoảng 1,2 lần so với cả nước.

Phương án II: Nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của nền kinh tế Thủ đô trong tổng thể nền kinh tế của cả nước như Nghị quyết 15 - NQ/TW, ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001 - 2010, Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội số 29/2000/PL - UBTVQH khoá X: Xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội là trọng điểm trong chiến lược phát triển chung của cả nước đang trên đường CNH, HĐH, xứng đáng là Thủ đô anh hùng của một nước có 100 triệu dân, có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á và thế giới.

Theo phương án II dự kiến trong giai đoạn 2010 - 2020 GDP tăng trưởng bình quân đạt khoảng 11% trở lên. Đây là phương án tăng trưởng cao trên cơ sở phát triển các ngành kinh tế có trình độ cao, hàm lượng chất xám cao, có bước phát triển đột phá về khu vực phía Bắc sông Hồng và hội nhập kinh tế quốc tế vững chắc. Việc duy trì bình quân trong 20 năm liền tốc độ tăng trưởng trên 11% sẽ tạo ra bước phát triển ngoạn mục cho Thủ đô Hà Nội và tạo điều kiện phát triển cho các vùng. Tuy nhiên, để đạt được sự phát triển này vững chắc, đòi hỏi Thành phố Hà Nội phải liên tục đổi mới và có nhiều nỗ lực cao độ.

Bảng 31: Dự báo nhịp độ tăng trưởng GDP (PA II)

Đơn vị: %/năm 2001 -2005 2006 -2010 2001 –2010 2011 - 2020 GDP 11,2 11 - 12 11 – 12 Trên 11 + Công nghiệp 13 - 13,5 13 - 14 13-14 11,5-12 + Dịch vụ 10,3 10,5-11,5 10,5 –11 14 - 15 + Nông nghiệp 2,6 1 - 1,5 2 - 2,3 3- 4

Với phương án II chuyển dịch cơ cấu kinh tế như sau:

Bảng 32: Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Phương án II)

Đơn vị: %

Theo GDP (giá hiện hành)

2000 2005 2010 2020

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0

Công nghiệp 37 41,5 43 41,5

Dịch vụ 60 56,5 55,8 58

Nông nghiệp 3 2 1,2 0,5

Nguồn: Tác giả tính toán từ Quy hoạch Phát triển KT-XH của Hà Nội

Để thực hiện được phương án này, nhu cầu vốn đầu tư của cả nền kinh tế cả thời kỳ 2001 - 2010 khoảng 350 -370 nghìn tỷ đồng, trong đó thời kỳ 2001 - 2005 khoảng 120 nghìn tỷ đồng; thời kỳ 2006-2010 khoảng 240 nghìn-250 nghìn tỷ đồng. Thời kì 2011 - 2020 khoảng 400 nghìn tỷ đồng.

Lựa chọn phương án phát triển:

Trên cơ sở tính toán các phương án phát triển thể hiện quan điểm và mục tiêu phát triển như đã trình bày trong giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội có thể chọn phương án II để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì lý do chủ yếu sau:

- Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo phương án II sẽ tạo cho Hà Nội đạt được mục tiêu nhịp độ tăng trưởng GDP cao hơn. GDP/người năm 2020 gấp khoảng 2,6 lần năm 2010 và gấp khoảng 6,5 lần năm 2000.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Dịch vụ-Công nghiệp-Nông nghiệp, thực hiện phát triển bền vững; thể hiện rõ hơn vị trí, vai trò đi đầu, là động lực thúc đẩy, lôi kéo các vùng khác trong cả nước phát triển.

Trong trường hợp xuất hiện những thời cơ và khả năng đột phá lớn thì Hà Nội có thể phát triển với mức tăng trưởng GDP bình quân năm cả thời kỳ 2011 - 2020 khoảng trên 11%/năm. Phương án này có thể thực hiện khi có những cơ chế, chính sách đặc thù, ưu tiên cho phát triển Thủ đô; đặc biệt là khả năng kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước nhằm lấp đầy các khu Công nghiệp tập trung ở Hà Nội (đến 70-80%) và phát huy vai trò của các ngành dịch vụ sử dụng công nghệ cao, thông tin hiện đại ngang tầm với các thành phố lớn khác trong khu vực. Tuy nhiên, đây là phương án phát triển "nóng", ít thấy

phổ biến đối với một Thủ đô tăng trưởng liên tục 13% trong 10 năm, đặc biệt đối với Việt Nam khi vấn đề phát triển bền vững và giảm khoảng cách chênh lệch quá lớn giữa các vùng đang được đặt ra như một yêu cầu cấp bách.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 126 - 130)