-Định hướng phát triển và chuyển dịch cơcấu ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 146 - 150)

e/ Quan điểm 5: Gắn phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo ổn định an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống.

3.2.2.3 -Định hướng phát triển và chuyển dịch cơcấu ngành nông nghiệp

Sau những lần thay đổi địa giới hành chính, phát triển Công nghiệp và đô thị hóa, ngành Nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2- 3% GDP của Thành phố. Tuy nhiên lĩnh vực Nông nghiệp và nông thôn hiện nay vẫn chiếm hơn một nửa dân số và lao động; các huyện ngoại thành có diện tích đất đai trên 50% diện tích của Thành phố. Đó là những

nguồn lực đặc biệt rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng cao của Thành phố. Mặt khác, trong quá trình đô thị hóa của bất cứ quốc gia và đô thị nào trên thế giới, việc duy trì một tỷ lệ nhất định diện tích ngoại ô, duy trì một tỷ lệ hợp lý diện tích cây xanh là yêu cầu tất yếu cho sự phát triển đô thị. Do đó, sự phát triển của ngành Nông nghiệp chẳng những có vai trò quan trọng của một nền Nông nghiệp truyền thống như cung cấp lương thực, thực phẩm, cung cấp nguồn lao động còn dồi dào trong thời kỳ đầu của qúa trình CNH, đô thị hóa, HĐH cho nền kinh tế mà Nông nghiệp Thủ đô còn có vai trò cân bằng môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững, bảo đảm vành đai xanh cần thiết cho đô thị. Đó chính là cơ sở khoa học và thực tiễn của cơ cấu kinh tế Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp Thủ đô.

Với đặc điểm, tính chất và vị trí như vậy, trong những năm tới, định hướng phát triển ngành nông nghiệp Thủ đô như sau:

Quan điểm phát triển:

- Phát triển Nông nghiệp Thành phố Hà Nội ổn định lâu dài theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát triển Nông nghiệp gắn với yêu cầu xây dựng môi trường sinh thái, bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa thành thị với nông thôn; bảo đảm phát triển bền vững.

- Chuyển dịch từ sản xuất Nông nghiệp thuần túy sang phát triển nền Nông nghiệp đô thị -sinh thái - tổng hợp theo hướng kết hợp với Dịch vụ và Công nghiệp; kết hợp phát triển chuyên môn hóa theo sản phẩm, với phát triển tổng hợp theo ngành, theo nghề, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất Nông nghiệp.

- Phát triển Nông nghiệp phù hợp với chiến lược phát triển chung của Thủ đô; phù hợp với chiến lược phát triển Nông nghiệp của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng Đồng bằng Sông Hồng và hội nhập kinh tế quốc tế.

Các mục tiêu phát triển:

- Phát triển nền Nông nghiệp Thủ đô theo hướng Nông nghiệp - đô thị- sinh thái. Hình thành các vùng sản xuất Nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao, an toàn, ổn định

- Nâng cao hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất. Đến năm 2010, phấn đấu giá trị kinh tế (giá trị sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, dịch vụ tổng hợp) trên 1 ha đất canh tác đạt 80 triệu đồng (theo giá năm 2004) và đến năm 2020 đạt 300 triệu .

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng bình quân trong giai đoạn 2001 - 2005 là 2 - 2,5%, giai đoạn 2006 - 2010 là 1-1,5 %/ năm; giai đoạn 2011 - 2020 là 3-4%. Phấn đấu đến năm 2010 đạt giá trị sản xuất gấp 1,6 lần năm 2000; năm 2020 đạt giá trị sản xuất gấp 1,5 lần năm 2010.

Định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp:

* Định hướng xác định vùng ổn định phát triển Nông nghiệp: Căn cứ vào quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự báo chuyển đất Nông nghiệp sang các mục đích khác, định hướng vùng ổn định phát triển Nông nghiệp đến năm 2010 và 2020 của Thành phố như sau:

+ Đến năm 2010: Dự kiến vùng sản xuất Nông nghiệp thuộc Huyện Từ Liêm khoảng 1950 ha - 2100 ha, chiếm 40% diện tích đất Nông nghiệp toàn huyện bao gồm 8 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Tây Tựu, Tây Mỗ, Đại Mỗ. Sản phẩm chính trong khu vực này là: chăn nuôi lợn, gia cầm tại 2 xã: Tây Mỗ, Đại Mỗ; sản xuất rau, quả, hoa tại 6 xã còn lại.

+ Dự kiến vùng sản xuất Nông nghiệp thuộc Huyện Thanh Trì khoảng 2500 ha - 2600 ha, chiếm 80% diện tích đất Nông nghiệp toàn huyện, gồm 12 xã: Hữu Hòa, Tân Triều, Ngọc Hồi, Liên Ninh, Vĩnh Quỳnh, Ngũ Hiệp, Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc, Tả Thanh Oai, Đại Áng, Đông Mỹ. Sản phẩm chính khu vực này là: Chăn nuôi lợn, gia cầm lúa và mô hình Nông nghiệp sinh thái du lịch tại 3 xã: Tả Thanh Oai, Đại Áng, Đông Mỹ. Rau, ngô, đậu, chăn nuôi bò thịt và mô hình Nông nghiệp sinh thái du lịch tại xã Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc. Sản xuất lúa, rau, chăn nuôi lợn tại Hữu Hòa, Tân Triều, Ngọc Hồi, Liên Ninh, Vĩnh Quỳnh, Ngũ Hiệp.

+ Dự kiến vùng sản xuất Nông nghiệp thuộc Huyện Gia Lâm khoảng 4500 ha - 4700ha, chiếm 72% diện tích đất Nông nghiệp toàn huyện bao gồm 14 xã: Phù Đổng, Trung Màu, Yên Thường, Ninh Hiệp, Kim Sơn, Lệ Chi, Dương Quang, Dương Xá, Đông Dư, Đình Xuyên, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Văn Đức. Sản phẩm chính trong khu vực này là: chăn nuôi lợn, bò sữa, bò thịt, trồng ngô, đỗ tương tại xã Phù Đổng, Trung Màu, Yên Thường, Ninh Hiệp. Sản xuất rau, hoa, chăn nuôi lợn tại Kim Sơn, Lệ Chi, Dương Quang, Dương Xá, Đông Dư, Đình Xuyên. Sản xuất rau an toàn, chăn nuôi lợn, gia cầm, mô hình Nông nghiệp sinh thái du lịch tại Kim Lan, Văn Đức. Trồng hoa,

cây cảnh, Nông nghiệp sinh thái du lịch tại Đa Tốn, Kiêu Kỵ.

Dự kiến vùng sản xuất Nông nghiệp thuộc huyện Đông Anh khoảng 6200 ha – 6400 ha, chiếm 65% diện tích đất Nông nghiệp toàn huyện, gồm 15 xã: Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên Khê, Kim Chung, Thụy Lâm, Vân Hà, Liên Hà, Vân Nội, Đại Mạch, Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Tầm Xá, Đông Hội, Mai Lâm, Dục Tú. Sản phẩm chính trong khu vực này là: bò sữa, bò thịt, lợn tại Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên Khê, Đại Mạch, Vĩnh Ngọc. Rau, hoa tại Vân Nội, Kim Chung. Sản xuất lúa, rau an toàn, chăn nuôi lợn, gia cầm tại: Hải Bối, Tầm Xá, Đông Hội, Mai Lâm, Dục Tú.

+ Dự kiến vùng Nông nghiệp thuộc Huyện Sóc sơn khoảng 8100 ha - 8300 ha, chiếm 70% diện tích đất Nông nghiệp toàn huyện bao gồm 17 trong tổng số 26 xã: Bắc Sơn, Nam Sơn, Trung Giã, Tân Hưng, Tân Minh, Minh Trí, Minh Phú, Hiền Ninh, Tân Dân, Thanh Xuân, Phú Cường, Xuân Giang, Việt Long, Kim Lũ, Đông Xuân, Xuân Thu. Sản phẩm chính trong khu vực này là: Bò sữa, bò thịt, lợn, trồng lúa, ngô, cây ăn quả tại: Trung Giã, Tân Hưng, Tân Minh, Minh Trí, Minh Thú, Hiền Ninh, Tân Dân, Thanh Xuân, Phú Cường. Sản xuất rau, hoa, lúa, thủy sản tại: Xuân Giang, Việt Long, Kim Lũ, Đông Xuân. Sản xuất rau an toàn tại Xuân Thu. Khu vực nông lâm nghiệp sinh thái tại Bắc Sơn, Nam Sơn.

+ Đến năm 2020: Tại Huyện Từ Liêm sản xuất Nông nghiệp ổn định trên 4 xã khoảng 1000 - 1100 ha (giảm khoảng 50% so với năm 2010); sản phẩm chủ yếu là hoa, rau tại Tây Tựu, Thượng Cát; sản xuất lúa, chăn nuôi lợn và gia cầm ở Tây Mỗ và Đại mỗ. Tại Huyện Thanh Trì vùng sản xuất Nông nghiệp ổn định dự kiến khoảng 1300 - 1400 ha. Sản phẩm chính: chăn nuôi lợn, gia cầm, lúa, thủy sản và mô hình Nông nghiệp sinh thái du lịch tại xã: Tả Thanh Oai, Đại Áng, Đông Mỹ. Rau, ngô, đậu, đỗ, chăn nuôi bò thịt và mô hình Nông nghiệp sinh thái du lịch tại xã Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc. Sản xuất lúa, rau và chăn nuôi lợn tại Hữu Hòa.

+ Vùng sản xuất Nông nghiệp thuộc Huyện Gia Lâm khoảng 3500 ha - 3600 ha, chiếm 57% diện tích đất Nông nghiệp toàn huyện. Sản phẩm chính của Vùng tập trung này là: chăn nuôi lợn, bò sữa, bò thịt, trồng ngô, đỗ tương tại xã Phù Đổng, Trung Màu, Yên Thường. Sản xuất rau, hoa, chăn nuôi lợn tại Kim Sơn, Lệ Chi, Dương Quang. Rau an toàn, chăn nuôi lợn, gia cầm, mô hình Nông nghiệp sinh thái du lịch tại Kim Lan, Văn

Đức. Trồng hoa, cây cảnh, Nông nghiệp sinh thái du lịch tại Đa Tốn và Kiêu Kỵ.

Vùng sản xuất Nông nghiệp tập trung thuộc Huyện Đông Anh khoảng 4500 ha - 4600 ha, chiếm 45% diện tích đất Nông nghiệp toàn huyện. Sản phẩm chính trong khu vực này là: Bò sữa, bò thịt, lợn tại Bắc Hồng, Đại Mạch, Vĩnh Ngọc. Rau, hoa tại Vân Nội. Sản xuất lúa, rau an toàn, chăn nuôi lợn, gia cầm tại: Đông Hội, Mai Lâm, Dục Tú.

Vùng Nông nghiệp thuộc Huyện Sóc sơn khoảng 6400 ha - 6500 ha, chiếm 50% diện tích đất Nông nghiệp toàn huyện. Sản phẩm chính trong khu vực này là: bò sữa, bò thịt, lợn, trồng lúa, ngô, cây ăn quả tại: Minh Phú, Hiền Ninh, Tân Dân, Thanh Xuân, Phú Cường. Sản xuất rau, hoa, lúa, thủy sản tại: Xuân Giang, Việt Long, Kim Lũ, Đông Xuân. Rau an toàn tại Xuân Thu; nông lâm nghiệp sinh thái ở Bắc Sơn.

Bảng 40: Dự báo giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp Hà Nội

Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2020 Toàn ngành: 1.312 1.877 2.251 4.270 - Trồng trọt 763,4 922 1019 1.500 - Chăn nuôi 506,8 759 948 1350 - Thủy sản 135 204 400 -DV Nông nghiệp 30,1 46 68 1000 - Lâm nghiệp 11,7 14 10,7 20 Cơ cấu: % 100 100 100 100 - Trồng trọt 58,2 49,1 45,27 35,1 - Chăn nuôi 38,63 40,4 42,15 31,6 - Thủy sản 7,2 3,02 9,3 -DV Nông nghiệp 2,3 2,5 9,1 23,4 - Lâm nghiệp 0,9 0,8 0,48 0,4

Nguồn: Tác giả tính toán từ Quy hoạch Phát triển KT-XH của Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 146 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w