Đánh giá chung về chuyển dịch cơcấu kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 108 - 114)

d) Những thay đổi trong nội bộ ngành nông nghiệp

2.3- Đánh giá chung về chuyển dịch cơcấu kinh tế.

Quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hà Nội trong thời gian qua, đặc biệt là trong những năm đổi mới cho ta một số kết luận sau:

+ Lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Hà Nội hàng ngàn năm đã để lại cho Thành phố những di sản vô giá, tiềm năng to lớn và lợi thế để phát triển trở thành một trung tâm có uy tín và vị thế trong khu vực và quốc tế.

+ Trước khi được giải phóng, Thành phố Hà Nội chỉ là Thành phố tiêu dùng của bộ máy chính quyền cai trị. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất chủ yếu vẫn là Nông nghiệp, tiểu thủ Công nghiệp, Dịch vụ buôn bán nhỏ và Dịch vụ tiêu dùng phục vụ tầng lớp công chức, quan lại và người có thu nhập cao. Nền kinh tế vẫn là sản xuất hàng hoá ở trình độ thấp.

+ Sau giải phóng, Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, Thủ đô có bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc. Chỉ sau khoảng 15 năm, Hà Nội trở thành trung tâm hàng đầu của Miền Bắc và cả nước về Công nghiệp, trong đó Công nghiệp nặng đã có bước phát triển, bước đầu thực hiện việc cung cấp tư liệu sản xuất, trang bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế của Hà Nội và miền Bắc. Cơ cấu kinh tế Thành phố Hà Nội đã chuyển sang cơ cấu Công nghiệp - Nông nghiệp. Cùng với phát triển kinh tế, nhiều khu đô thị, dân cư mới đã hình thành, hạ tầng kỹ thuật đô thị và xã hội từng bước phát triển làm thay đổi diện mạo và quy mô Thành phố. Tuy nhiên do tập trung quá cao về Công nghiệp nặng, do duy trì quá lâu cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp và do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, Thành phố Hà Nội rơi vào khủng hoảng thiếu trầm trọng trong những năm 80 của thế kỷ 20 và nguy cơ tụt hậu.

+ Thực hiện sự nghiệp đổi mới, Thành phố Hà Nội có bước phát triển ngoạn mục. Sau 20 năm đổi mới, kinh tế Hà Nội đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất từ

trước đến nay, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1990-2004 khoảng 11,3%/năm so với tốc độ tăng bình quân 7,5% của cả nước; giá trị tuyệt đối của trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa năm 2004 khoảng 56.000 tỷ đồng, năm 2005 dự kiến khoảng trên 64.000 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người năm 2004 là 1.159 USD. [12]. Năm 2005 ước đạt khoảng 1350USD. Trong ba bộ phận cấu thành GDP của Hà Nội, ngành công nghiệp, xây dựng là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất, cao hơn 29% so với tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ và gấp 3,5 lần so với tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ trọng của Công nghiệp, xây dựng trong GDP của Hà Nội tăng mạnh trong thời gian vừa qua. Như vậy, sau 20 phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, xoá bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện mở cửa theo hướng hội nhập, Hà Nội đã ra khỏi tình trạng khủng hoảng thiếu; kinh tế tăng trưởng liên tục và ổn định; thị trường hàng hoá khá phong phú; cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ cơ cấu Công nghiệp – Nông nghiệp sang cơ cấu Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp và tiếp tục chuyển sang cơ cấu Dịch vụ – Công nghiệp – Nông nghiệp. Trong nội ngành đã chuyển mạnh từ sản xuất tư liệu sản xuất sang hàng tiêu dùng và cung cấp hàng hóa Dịch vụ theo yêu cầu thị trường. Năm 2004 cơ cấu GDP của Thủ đô là Dịch vụ: 57,49%, Công nghiệp 40,41%, Nông nghiệp 2,1%. Với mức tăng trưởng trên, mặc dù Hà Nội có dân số chỉ bằng 3% của cả nước, diện tích bằng 0,2% diện tích cả nước, nhưng đã tạo ra trung bình gần 10% GDP tăng thêm của cả nước trong thời kỳ 1991- 2004. Đóng góp của Hà Nội xét trên một số chỉ tiêu chủ yếu là tương đối cao, đứng thứ 2 trong số 64 tỉnh, Thành phố của Việt Nam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 26: So sánh giữa Hà Nội và một số Thành phố lớn khác của cả nước, năm 2004

Chỉ tiêu Đơnvị NộiHà TPHCM NẵngĐà PhòngHải Đóng góp GDP cả nước % 8,43 21,85 2,64 3,46

Hệ số tốc độ tăng trưởng GDP so với cả nước Lần 1,45 1,51 1,72 1,48 GDP/người so với trung bình cả nước % 2,09 2,5 1,44 1,15 Tỷ lệ đóng góp vào giá trị sản xuất Công nghiệp

cả nước % 10 29 1,3 5,16

Tỷ lệ đóng góp vào thu ngân sách Nhà nước của

cả nước % 18,2 36,2 5,2 1,8

Nguồn: Tác giả tính toán từ Niên giám thống kê Hà Nội.

Trong năm 2004, Hà Nội đóng góp vào GDP nhiều gấp 3,3 lần Hải Phòng, và gấp hơn 6 lần Đà Nẵng, tỷ lệ đóng góp vào giá trị sản xuất Công nghiệp của Hà Nội cũng nhiều gấp 3,3 lần Hải Phòng và hơn 6 lần so với Đà Nẵng, giá trị xuất khẩu của Hà Nội cũng cao hơn 3 lần và gần 7 lần so với giá trị xuất khẩu mà Hải Phòng và Đà Nẵng đạt được. Những con số trên cho thấy, Hà Nội sau 20 năm cải cách đã có bước phát triển to lớn, không chỉ là một trung tâm thương mại và giao dịch lớn mà còn là trung tâm công nghiệp của cả vùng đồng bằng Bắc Bộ và của cả nước.

+ Những hạn chế và yếu kém: Tuy đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế xã hội, song quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội có những mặt hạn chế và yếu kém sau đây:

Trong giai đoạn 1954 - 1985: Cơ cấu kinh tế của Hà Nội vẫn chủ yếu là cơ cấu sản xuất Công - Nông nghiệp; chưa có sự gắn kết hữu cơ giữa sản xuất - phân phối, trao đổi - tiêu dùng. Các dịch vụ tiêu biểu cho một Thành phố hiện đại như: mạng lưới giao thông công cộng, cấp nước, bưu chính viễn thông, thông tin chưa phát triển. Ngành công nghiệp phát triển chưa đồng bộ, kỹ thuật lạc hậu, thiếu những ngành tiêu biểu cho xu hướng hiện đại. Nông nghiệp ngoại thành cả về kinh tế và kỹ thuật đều không thực hiện được nhiệm vụ đặt ra cho thời kỳ này là cung cấp lương thực, vành đai thực phẩm, nguyên liệu cho Công nghiệp xuất khẩu. Cả Công nghiệp và Nông nghiệp Hà Nội còn xa mới đáp ứng được nhu cầu. Khoảng cách rất lớn giữa cơ cấu tiêu dùng xã hội và cơ cấu kinh tế của Hà Nội là rất rõ rệt và là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự không ổn định và tiềm ẩn khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn này.

Trong thời kỳ đổi mới, nếu chỉ nhìn vào quan hệ tỷ lệ về GDP thì cơ cấu kinh tế của Thành phố Hà Nội tương tự như cơ cấu của nền kinh tế khá phát triển. Tuy nhiên, xem xét cụ thể cơ cấu từng ngành và mối quan hệ của chúng trong tổng thể kinh tế xã hội Thủ đô thì cơ cấu kinh tế này vẫn là cơ cấu của nền kinh tế kém phát triển đang trong quá trình CNH. Tốc độ tăng của ngành dịch vụ còn thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung; Dịch vụ chưa hoàn toàn tách ra khỏi sản xuất Nông nghiệp và Công nghiệp; sự phát triển

của các ngành công nghiệp chủ lực, các ngành dịch vụ nền tảng còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô.

+ Những yếu kém, hạn chế trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về khách quan, chúng ta thấy: Khi bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế cả nước nói chung và kinh tế Thủ đô nói riêng đang ở trình độ phát triển thấp, Hà Nội vẫn là Thủ đô nghèo; trong quá trình đổi mới, chúng ta chưa lường hết được những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới; nội dung, mô hình CNH-HĐH còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Về chủ quan: nguyên nhân quan trọng của những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô thời gian qua là các giải pháp và cơ chế, chính sách cụ thể từ Trung ương đến Thành phố chưa tương xứng với chủ trương, định hướng và mục tiêu đặt ra cho CDCCKT Thủ đô. Việc xây dựng, đặc biệt là triển khai trên thực tế các cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển các ngành chủ lực vừa yếu, vừa thiếu lại vừa mang dậm dấu ấn chủ quan, nóng vội, duy ý chí nên chưa tạo động lực thực sự và chưa tạo được sự đột phá trong phát triển các ngành, sản phẩm. Hà Nội chưa tận dụng được lợi thế để phát huy tiềm năng và thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư của nước ngoài; trình độ quản lý của cán bộ, tay nghề của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH. Tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 44% và đặc biệt thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật cao sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các DN; các DN chưa thực sự tích cực và mạnh dạn trong đầu tư đổi mới trang thiết bị, tìm và đưa vào áp dụng công nghệ tiên tiến; cơ chế phối hợp quản lý Nhà nước giữa TW và ĐP trong phát triển kinh tế ở 1 số lĩnh vực còn chưa rõ ràng, hiệu quả chưa cao. Quan hệ hợp tác giữa các địa phương trong vùng chưa vững chắc.

+ Từ những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong CDCCKT Thủ đô theo hướng CNH-HĐH, đặc biệt qua 20 năm đổi mới, gắn với các chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, có thể khẳng định: Chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế quản lý kế hoạch tập trung bao cấp, hiện vật, sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN là hoàn toàn đúng, phù hợp tình hình, điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời phù hợp quy luật phát triển kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa.

Đối với Thủ đô Hà Nội, tính đặc thù rõ nét là quá trình CNH, đô thị hóa, HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phát huy được thế mạnh của một Thủ đô ngàn năm lịch sử, đồng thời gắn với thực tiễn nền kinh tế thị trường của một đô thị đang trong quá trình phát triển nhanh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải xuất phát từ chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát huy các lợi thế so sánh, xây dựng nền tảng sản xuất vật chất vững mạnh đồng thời kết hợp với phát triển các ngành dịch vụ bao gồm các ngành dịch vụ truyền thống có tiềm năng, các ngành dịch vụ nền tảng của nền kinh tế hiện đại và các ngành dịch vụ đô thị; gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế với xây dựng Thủ đô Hà Nội thành một Thành phố văn minh, hiện đại. Quá trình đô thị hoá, chuyển đổi mục đích, chức năng một số tư liệu sản xuất, đặc biệt là đất đai có ảnh hưởng rất quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá. Tuy nhiên để bảo đảm phát triển bền vững phải có bước đi thích hợp, tránh phá đi làm lại gây lãng phí. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chú ý cả số lượng và chất lượng. Trình độ phát triển không đồng đều giữa các doanh nghiệp, doanh nhân cùng với những yếu kém trong quản lý làm cho chất lượng cơ cấu kinh tế Thủ đô còn hạn chế, chưa vững chắc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Với những nội dung phân tích trong chương 2, luận án tập trung nghiên cứu và có những đóng góp mới trên các mặt sau:

Bằng phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp, luận án đã trình bày khái quát cơ cấu kinh tế của thủ đô Hà Nội trước khi đổi mới và trong thời kỳ đổi mới. Đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế của Hà Nội trước năm 1954 là cơ cấu tiểu thủ công nghiệp - nông nghiệp - thương nghiệp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp thống trị. Từ năm 1954 đến 1986, cơ cấu kinh tế của Thành phố Hà Nội được chuyển dịch theo mô hình CNH tập trung cao độ. Hà Nội đã có bước đột phá quan trọng trong việc phát triển công nghiệp, tạo ra những ngành công nghiệp nặng quan trọng, nền tảng cho nền kinh tế để hình thành cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp. Trong thời kỳ đổi mới, Thành phố Hà Nội đã nhanh chóng chuyển từ ưu tiên cao cho công nghiệp nặng sang phát triển

công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu dựa trên cơ sở khai thác các lợi thế, tiềm năng. Hà Nội đã thực hiện sáng tạo chủ trương phát triển nhiều thành phần kinh tế, chuyển đổi cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang phát triển theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ công nghiệp - nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp và từng bước chuyển sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp đã đem lại những kết quả ấn tượng của nền kinh tế Thủ đô. Việc phân tích một cách hệ thống cơ cấu kinh tế Hà nội qua các thời kì là điểm mới của luận án. Hầu hết các công trình nghiên cứu hiện tại mới chỉ tập trung trong một số năm hoặc trong những năm đổi mới. Việc phân tích đó tạo cơ sở đánh giá, lí giải khoa học hơn về sự phát triển tiệm tiến, ít có bước đột phá mạnh trong quá trình phát triển của Hà nội.

Với sự phân tích sâu sắc quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, chuyển dịch trong nội bộ ngành gắn với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và chuyển dịch cơ cấu vùng, luận án đã khái quát những thành tựu, hạn chế và nguyên của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô. Trên cơ sở đó, luận án đã đánh giá và rút ra những kết luận quan trọng về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thủ đô. Đó làchuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phát huy được thế mạnh của một Thủ đô có lịch sử hàng ngàn năm, đồng thời phải gắn với nhu cầu của thị trường, phải đảm bảo tính quy luật khách quan, tính kế thừa lịch sử, tránh chủ quan, nóng vội duy ý chí. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải xuất phát từ chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát huy các lợi thế so sánh, xây dựng nền tảng sản xuất vật chất vững mạnh đồng thời kết hợp với phát triển các ngành dịch vụ; gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế với xây dựng Thủ đô Hà Nội thành một Thành phố văn minh, hiện đại.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 108 - 114)