Cơcấu vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 77 - 84)

1- CN mở rộng 54,2 34,9 39,2 40,25 40,252- Nông lâm, thuỷ sản 1,1 1,3 1,8 1,86 1,87 2- Nông lâm, thuỷ sản 1,1 1,3 1,8 1,86 1,87 3- Dịch vụ 44,8 63,9 59,0 57,89 57,9

B. Hệ số ICOR 4,05 4,31 3,86 3,4 3,42

1- CN mở rộng 4,90 4,57 2,42 3,42 3,352- Nông lâm, thuỷ sản 5,00 24,50 7,76 9,94 4,6 2- Nông lâm, thuỷ sản 5,00 24,50 7,76 9,94 4,6 3- Dịch vụ 3,49 4,09 6,23 3,32 3,44

Nguồn: [12] và Sở KH&ĐT Hà Nội

Bảng số liệu trên cho thấy, trong năm 1996, vốn đầu tư cho lĩnh vực Nông nghiệp chỉ chiếm 1,1% tổng vốn đầu tư thì đến 2005, tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp trong tổng vốn đầu tư đã tăng lên 1,87%. Tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành dịch vụ còn có xu hướng tăng mạnh hơn từ 44,8% năm 1996 (bình quân 1996 - 2000 là 42,2%) lên 63% năm 2000 nhưng lại giảm xuống còn gần 58% năm 2005. Ngược lại với xu hướng của Dịch vụ và Nông nghiệp: vốn đầu tư trong ngành công nghiệp giảm từ 54,2% năm 1996 xuống 34,9% năm 2000, xong lại tăng đều đặn lên 40,25% năm 2005. Tuy nhiên, vốn đầu tư chuyển dịch như vậy là chưa hợp lý khi ta xem xét đến hiệu quả đầu tư vào ba ngành này. Có nhiều thước đo phản ánh hiệu quả đầu tư, ở đây chỉ xin đề cập đến hệ số ICOR. Hệ số ICOR là hệ số phản ánh lượng vốn đầu tư cần thiết để tăng thêm 1 đơn vị GDP; như vậy hệ số ICOR càng cao thì có nghĩa là để tăng thêm một đơn vị GDP

phải tăng thêm một lượng vốn đầu tư càng lớn, nghĩa là hiệu quả đầu tư không cao. Đối với tất cả các nước, ICOR tăng là một xu hướng tất yếu, nó đi liền với và phản ánh sự tiến bộ kỹ thuật. Tuy nhiên ICOR tăng quá nhanh lại luôn luôn là điều không bình thường và đáng lo ngại trong quá trình phát triển của mọi nền kinh tế. Đối với thực tế phát triển của nước ta nói chung cũng như Hà Nội nói riêng, cho dù xu hướng tăng nhanh của ICOR, giảm hiệu năng tạo ra giá trị mới của vốn có những lý do khách quan và xác đáng nhưng bản thân thực trạng này cũng chứa đựng một cảnh báo gay gắt: trong điều kiện còn nghèo vốn, trình độ phát triển thấp, nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại giảm nhanh. Điều này chứng tỏ chất lượng đầu tư và năng lực cạnh tranh của các ngành của Hà Nội đang gặp những vấn đề nghiêm trọng.

Từ bảng trên có thể thấy, ngành nông nghiệp là ngành có hệ số ICOR cao nhất trong 3 ngành, thậm chí năm 2001 hệ số ICOR của ngành nông nghiệp là 24,5, nghĩa là 245 tỷ đồng đầu tư vào ngành nông nghiệp chỉ tạo ra 10 tỷ đồng giá trị tăng thêm của tổng sản phẩm quốc nội của Hà Nội. Như vậy, có thể thấy hiệu quả đầu tư vào ngành nông nghiệp là rất thấp. Có thể thấy một xu hướng là hệ số ICOR của hai ngành nông nghiệp và Dịch vụ đã tăng lên trong khi đó hệ số ICOR của ngành công nghiệp lại có xu hướng giảm đi, thể hiện rõ trong thời gian từ 1996-2003. Như vậy, có thể thấy, hiệu quả của vốn đầu tư trong ngành công nghiệp Hà Nội trong những năm gần đây là cao hơn và vốn đầu tư vào ngành công nghiệp của Hà Nội chủ yếu đầu tư vào những lĩnh vực có thể tạo ra giá trị gia tăng tương đối nhanh. Hiệu quả đầu tư vào ngành dịch vụ và đặc biệt là ngành nông nghiệp là thấp, vốn đầu tư vào những lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng chậm (máy móc thiết bị, nhà cửa, nhà hàng, khách sạn, cơ sở hạ tầng, thủy lợi v.v.).

Cơ cấu lao động: Khi xem xét sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế, cũng cần thiết xem xét sự thay đổi về cơ cấu lao động của các ngành trong nền kinh tế. Sự chuyển đổi về quy mô của các ngành, cũng như các công ty và các xí nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bổ và sắp xếp lại lực lượng lao động trên địa bàn Thành phố. Cũng như nguồn số liệu về đầu tư, số liệu về lao động còn nhiều hạn chế vì vậy một số kết quả dưới đây dù chưa toàn diện song cũng phản ánh sự thay đổi về cơ cấu lao động các ngành kinh tế của Hà Nội trong một giai đoạn nhất định. Theo bảng này, cơ cấu lao động

việc làm trong Thành phố chuyển dịch theo hướng tăng dần số lao động làm việc trong hai ngành dịch vụ và Công nghiệp (mở rộng), giảm số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. Nếu như năm 1995, ngành nông nghiệp tạo ra 31.69% việc làm cho lao động của Hà Nội thì đến năm 2000 con số này là 21,45%, hết năm 2002, ngành nông nghiệp chỉ còn tạo ra 16,98% việc làm cho lao động của Hà Nội. Ngành dịch vụ là ngành sử dụng nhiều lao động nhất trong số 3 ngành, năm 1995 ngành dịch vụ tạo ra 45% trong tổng số việc làm ở Thủ đô nhưng đến hết năm 2002, ngành dịch vụ đã chiếm 54,4% số lao động có việc làm ở Hà Nội, gấp 3,2 lần số việc làm do ngành nông nghiệp tạo ra và gấp 1,9 lần của ngành công nghiệp (mở rộng). Lao động làm việc trong ngành công nghiệp (mở rộng) có tăng nhưng tốc độ tăng còn chậm, năm 2002 số lao động làm việc trong ngành công nghiệp (mở rộng) chỉ tăng 4,1% so với năm 2001. Năm 2004, số lao động trong ngành Công nghiệp mở rộng tăng 4,8% so với năm 2003.

Bảng 9: Cơ cấu lao động theo ngành và năng suất lao động

Chỉ tiêu 1995 2000 2001 2002 2003 2004 A-TỔNG SỐ LĐ ( người ) 1,045,000 1,114,936 1,153,026 1,191,490 - - CN mở rộng 242.934 299.697 327.669 366.651 436.131 457.278 Công nghiệp 172.304 205.697 211.112 220.481 269..271 272.974 Xây dựng 70.630 104.000 116.557 146.170 166.860 184.304 Nông nghiệp 331.187 239..209 213.035 202.295 - - Dịch vụ 470.879 576.030 612.322 648.113 - - B-Năng suất LĐ (triệu đồng/người ) 11,5 17,94 19,08 20,47 - - CN mở rộng 15,25 23,95 23,93 26,08 23,9 25,75 Công nghiệp 15,31 26,79 26,45 29,.2 28,54 31,74 Xây dựng 15,1 18,6 19,36 20,37 16,41 16,89 Nông nghiệp 1,94 3,.24 3,69 3,97 - - Dịch vụ 16,3 20,91 21,85 22,68 - -

Nguồn: [12] và Sở KH&ĐT Hà Nội

Trong ba ngành, ngành công nghiệp là ngành có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất. Ngành công nghiệp hiện tại đã vượt qua ngành dịch vụ để trở thành ngành có năng suất lao động cao nhất trong 3 ngành. Năm 1995, năng suất lao động của ngành công nghiệp (mở rộng) còn thấp hơn năng suất lao động trong ngành dịch vụ khoảng 6%, nhưng hiện nay năng suất lao động của ngành công nghiệp (mở rộng) đã cao hơn ngành dịch vụ 15%. Mặc dù năng suất lao động có tăng lên ở ngành nông nghiệp nhưng vẫn còn ở mức rất thấp, chưa đến 4%. Năng suất lao động tăng lên trong ngành nông nghiệp chủ yếu là do lực lượng lao động trong ngành này đã được chuyển bớt sang ngành dịch vụ và Công nghiệp, thực tế trong suốt những năm vừa qua, GDP do ngành nông nghiệp tạo ra chỉ tăng rất thấp. Tuy lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp có chiều hướng giảm đi từ năm 1990 cho đến nay nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Thực tế ngành nông nghiệp chỉ tạo ra 3,29% GDP vào năm 2002 nhưng lại sử dụng đến 17% lực lượng lao động đang làm việc trên địa bàn Thành phố, ngành công nghiệp (mở rộng) tạo ra 36,465% GDP và sử dụng 28,63% lao động và ngành dịch vụ tạo ra 58,22% GDP, sử dụng 54,4% lực lượng lao động đang làm việc ở Hà Nội.

b/Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp trong những năm đổi mới

Trong nội bộ ngành công nghiệp, xem xét phân ngành trên 3 lĩnh vực: Công nghiệp khai thác, Công nghiệp chế biến, Công nghiệp điện nước, xây dựng thì cơ cấu nội ngành là khá ổn định, không có sự thay đổi; từ năm 1990 đến năm 2004 tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành: Công nghiệp chế biến chiếm vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trung bình chiếm khoảng 60% GDP Công nghiệp); sau đó là các ngành xây dựng (trung bình chiếm khoảng 27% GDP Công nghiệp), Công nghiệp điện nước (chiếm gần 10% GDP Công nghiệp). Chiếm tỷ trọng thấp nhất trong GDP Công nghiệp mở rộng của Hà Nội là ngành khai thác, năm 2004, GDP do ngành khai thác tạo ra bằng 1,54% GDP Công nghiệp Hà Nội, chỉ bằng 2,5% GDP do ngành chế biến tạo ra. Mặc dù hàng năm, ngành công nghiệp khai thác có giá trị đóng góp vào GDP Công nghiệp tăng về giá trị tuyệt đối nhưng nhìn chung, tỷ trọng của ngành công nghiệp khai thác trong GDP Công nghiệp của Hà Nội có xu hướng giảm.

Bảng 10: Cơ cấu nội ngành GDP Công nghiệp mở rộng của Hà Nội

(Giá cố định 1994)

Chỉ tiêu 1990 1995 2000 2002 2003 2004 GDP CN mở rộng 1.946 3.704 7.178 8.894 10.422 11.777 Công nghiệp 1.403 2.638 5.243 6.438 7.684 8.664 - CN khai thác 7.42 71.60 115.88 126.36 159 181 - CN chế biến 1,245.57 2,327.89 4,385.80 5,404.16 6.467 7.328 -CN điện nước 150.65 238.16 741.45 907.46 1.058 1.156 Xây dựng 543 1066 1.935 2.456 2.738 3.113 Cơ cấu 100% 100% 100% 100% 100% 100% - CN khai thác 0,38 1,93 1,61 1,42 1,36 1,54 - CN chế biến 63,99 62,85 61,10 60,76 61,92 62,22 -CN điện nước 7,74 6,43 10,33 10,20 9,65 9,82 - Xây dựng 27,89 28,79 26,96 27,62 27,07 26,42

Nguồn: Tác giả tính toán từ niên giám thống kê Hà Nội

Tuy nhiên, hai ngành công nghiệp khai thác và Công nghiệp điện nước lại là hai ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 1990-2004 với tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là 67,8%/năm và 21,6%/năm trong khi hai ngành công nghiệp chế biến và xây dựng có tốc độ tăng trưởng chỉ là 15,5%/ năm và 15,6%/năm. Sở dĩ hai ngành công nghiệp khai thác và Công nghiệp điện nước có tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là ngành công nghiệp khai thác, là do giá trị tuyệt đối GDP của ngành công nghiệp khai thác (cũng như Công nghiệp điện nước) trong GDP Công nghiệp vào năm 1990 là rất thấp (hơn 7 tỷ VND với ngành công nghiệp khai thác và hơn 150 tỷ VND với ngành công nghiệp điện nước, lần lượt chỉ bằng 0,6% và 12% GDP của ngành công nghiệp chế biến). Năm 1995, GDP của ngành công nghiệp khai thác tăng mạnh ở mức 71,6 tỷ VND là nguyên nhân chủ yếu khiến tốc độ tăng trưởng của ngành khai thác tăng cao nhất trong cả thời kỳ 1990-2004. Thực tế, giai đoạn sau từ năm 1995-2004, tốc độ tăng trưởng của ngành khai thác chỉ đạt khoảng 10,5%/năm, thậm chí hai năm 2001, 2002 tốc độ tăng trưởng của ngành là rất thấp tương ứng là 2,6% và 6,3%; do vậy tỷ trọng của ngành công nghiệp khai thác trong GDP Công nghiệp cũng không có sự thay đổi lớn. Điều tương tự cũng xảy ra với ngành công nghiệp điện nước trong suốt thời kỳ vừa qua. Điều này cho thấy, ở trong cơ cấu kinh tế ngành của Hà Nội, xu hướng nỗ lực gia tăng xuất khẩu tài nguyên là không đáng ngại như vấn đề gặp phải trong cơ cấu kinh tế của cả nước.

Xem xét năm nhóm ngành công nghiệp chủ lực của Hà Nội có thể thấy:

Trong giai đoạn từ 1991-2004, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trung bình của 5 nhóm ngành công nghiệp chủ lực là 19,31%, cao hơn tốc độ tăng trưởng trung binh của toàn ngành công nghiệp khoảng 8%. Trong năm nhóm ngành công nghiệp chủ lực, nhóm ngành cơ kim khí và điện, điện tử, công nghệ thông tin là có tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình quân lần lượt là 25,23%/năm và 21,67%/năm. Cả ba nhóm ngành còn lại: dệt may, da giày; chế biến thực phẩm và SX VLXD đều có tốc độ tăng trưởng chưa cao, thấp hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của toàn ngành (ngành dệt may có tốc độ tăng trưởng trung bình chỉ bằng 71% tốc độ tăng trưởng trung bình của toàn ngành).

Bảng 11: Tốc độ tăng giá trị sản xuất năm nhóm ngành chủ lực của Hà Nội

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 1991-1995 1996-2000 2001-2004 1991-2004 Toàn ngành CN 16,29 13,67 24,63 24,61 15,81 19,08 15,36 19,58 17,88 5 nhóm ngành CN chủ lực 20,54 13,96 24,36 21,46 19,27 21,56 16,78 19,7 19,31 Điện, điện tử, CNTT 10,69 19,34 15,06 22,24 9,9 27,55 20,33 16,3 21,67 Cơ kim khí 40,19 12,2 40,19 25,55 26,13 31,34 19,1 25,63 25,23 Dệt may, da giày 17,83 13,97 16,85 22,49 18,36 9,3 11,86 17,88 12,61 Chế biến TP 6,92 8,95 18,21 13,15 26,82 26,47 9,87 16,59 17,51 SX VLXD 14,49 13,85 16,5 9,45 8,85 14,06 20,18 12,12 15,64 Các ngành CN khác 6,4 12,9 23,99 34,4 7,48 16,64 12,05 19,25 14,99

Nguồn: Tác giả tính toán từ Niên giám thống kê Hà Nội

Trung bình trong 15 năm từ 1990-2004, năm nhóm ngành chủ lực của Công nghiệp Hà Nội chiếm khoảng 70% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp Hà Nội. Sau 15 năm, nhóm ngành cơ, kim khí đã có bước phát triển mạnh mẽ: năm 1990 chỉ chiếm 11.5% GTSX Công nghiệp Hà Nội, đến năm 2004 đã có GTSX bằng 30.37% GTSX

Công nghiệp Hà Nội, là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ngược lại, nhóm ngành dệt may, da giầy từ vị trí là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu Công nghiệp Hà Nội năm 1990, đến năm 2004 đã tụt xuống thứ ba, chỉ chiếm khoảng 11% GTSX Công nghiệp Hà Nội. Như vậy, trong khoảng thời gian 15 năm qua, cơ cấu này đã có xu hướng chuyển dịch theo hướng: tăng dần tỷ trọng của nhóm ngành điện, điện tử, công nghệ thông tin và cơ kim khí, giảm mạnh tỷ trọng của nhóm ngành dệt may, da giầy và chế biến thực phẩm, nhóm ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng sản phi kim.

Bảng 12: Chuyển dịch cơ cấu sản xuất của năm nhóm ngành chủ lực (%) Chỉ tiêu 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 Toàn ngành CN 100 100 100 100 100 100 100 5 nhóm ngành CN chủ lực 63,86 64,12 68,75 70,85 70,2 68,31 72,79 Điện, điện tử, CNTT 10,13 14,44 18,7 18,35 18,96 17,14 17,9 Cơ, kim khí 11,5 18,63 25,55 26,14 29,17 28,32 30,37 Dệt may, da giày 25,77 15,88 11,16 12,94 10,45 11,2 11,69 Chế biến TP 8,49 11 7,91 7,62 6,69 6,99 7,67 SX VLXD 7,96 5,17 5,43 5,8 4,93 4,67 5,24 Các ngành CN khác 36,14 34,88 31,25 29,15 29,8 31,69 27,21

Nguồn: Tác giả tính toán từ Niên giám Thống kê Hà Nội

Về năng lực cạnh tranh

Để thấy rõ hơn chất lượng của quá trình chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp, ta có thể nghiên cứu thêm về năng lực cạnh tranh. Kết quả điều tra, nghiên cứu năm 2003 cho thấy: các nhóm sản phẩm là sứ vệ sinh, bia, bánh kẹo có khả năng cạnh tranh khá, các nhóm sản phẩm quạt và máy thu hình có khả năng cạnh tranh trung bình, các nhóm máy cắt gọt kim loại, động cơ điện và diezen có khả năng cạnh tranh yếu, các nhóm sản phẩm xe đạp, thuốc kháng sinh, giày da, dệt may có khả năng cạnh tranh nếu được hỗ trợ. Như vậy trong 5 nhóm ngành chủ lực của Hà Nội thì chỉ có ngành chế biến thực phẩm (sản xuất bánh kẹo, bia) là có sức cạnh tranh khá, còn lại là trung bình và yếu. Chưa có sản phẩm Công nghiệp nào ở Hà Nội được đánh giá là có sức cạnh tranh cao.

Hà Nội có lợi thế hơn so với Thành phố Hồ Chí Minh trong việc sản xuất những nhóm sản phẩm là: động cơ điện (sản lượng sản xuất chiếm 96,9% so với cả nước, trong khi TP HCM sản xuất 1,3% sản lượng của cả nước), quạt các loại (62,35% so với 4,9%), sứ dân dụng (36,1% so với 2,6%), xe đạp hoàn chỉnh (13,9% so với 4,1%), và bánh kẹo các loại (21% so với 5%). Trong những nhóm sản phẩm lợi thế hơn này của Hà Nội so với TPHCM thì có 2 nhóm là sản phẩm điện và chế biến thực phẩm (bánh kẹo) là có lợi thế hơn so với TPHCM. Về mặt chất lượng sản phẩm thì các nhóm sản phẩm như máy cắt gọt kim loại, máy thu hình, xe đạp hoàn chỉnh là có chất lượng cao trong khi các sản phẩm như: động cơ điện và diezen, quạt các loại, giầy da, dệt may, bia, bánh kẹo là có chất lượng trung bình. Như vậy, ở một số lĩnh vực, các ngành công nghiệp chủ lực của Hà Nội đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng được người tiêu dùng trong và ngoài

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w