-Định hướng phát triển các ngành dịch vụ:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 130 - 137)

e/ Quan điểm 5: Gắn phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo ổn định an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống.

3.2.2.1 -Định hướng phát triển các ngành dịch vụ:

Với vị thế của Thủ đô, ngành Dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm qua chất lượng, trình độ của các ngành dịch vụ còn ở mức thấp; các ngành dịch vụ chưa có vai trò chủ lực, dẫn dắt sự phát triển của kinh tế Thủ đô. Do đó, dù các ngành dịch vụ đã chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, song cơ cấu kinh tế Hà Nội vẫn là Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Vì vậy để phát triển và chuyển dịch sang cơ cấu kinh tế Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp cần phải phát triển Dịch vụ với tốc độ cao hơn, tốc độ tăng trưởng GDP từ 1,1 - 1,3 lần, đồng thời nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, phát triển các ngành dịch vụ hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập. Pháp lệnh Thủ đô đã xác định: Phát triển đa dạng và nâng cao trình độ, chất lượng các ngành dịch vụ, tập trung đầu tư phát triển dịch vụ thông tin, du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, bảo hiểm, hàng không, bưu chính, viễn thông và các dịch vụ khác; xây dựng Thủ đô trở thành trung tâm hàng hóa bán buôn, xuất nhập khẩu, trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu ở phía Bắc và có vai trò quan trọng của cả nước.

Định hướng phát triển các ngành dịch vụ nền tảng của nền kinh tế hiện đại và các ngành dịch vụ truyền thống có tiềm năng, thế mạnh như sau:

- Phát triển dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ trình độ cao, nhất là những dịch vụ mang tính liên ngành và nền tảng của nền kinh tế hiện đại, những ngành dịch vụ truyền thống có thế mạnh của Thủ đô, những ngành dịch vụ đô thị gắn liền với quá trình đô thị hóa theo hướng văn minh hiện đại vừa là nội dung ưu tiên, vừa là con đường quyết định để đẩy mạnh tốc độ phát triển dịch vụ và phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững.

- Xã hội hóa quá trình phát triển dịch vụ theo cơ chế thị trường là phương thức tốt nhất để đầu tư, tạo đột phá phát triển dịch vụ theo hướng vừa tuần tự, vừa đi tắt đón đầu

và nâng cấp chất lượng; kết hợp nâng cao chất lượng các dịch vụ đáp ứng nhu cầu dân sinh, nhu cầu sản xuất kinh doanh đã có, đồng thời khuyến khích đầu tư phát triển dịch vụ mới. Ưu tiên phát triển những dịch vụ mà Hà Nội có lợi thế hơn, đáp ứng vị thế Thủ đô và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa phát triển dịch vụ với đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu lành mạnh của nhân dân, tăng cường vai trò cầu nối của Dịch vụ và sự liên kết giữa Công nghiệp - Nông nghiệp, giữa các đơn vị, thành phần kinh tế, các cấp vĩ mô và vi mô, trong và ngoài Thành phố, trong nước và quốc tế. Phát triển dịch vụ chất lượng cao, trình độ cao đi đôi với yêu cầu tăng cường an ninh quốc phòng và an toàn xã hội.

Định hướng phát triển các ngành dịch vụ chủ yếu của Thủ đô Hà Nội:

Để trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước, dự báo trong giai đoạn 2001 - 2010, dịch vụ phát triển đạt tốc độ bình quân khoảng 10,5 - 11%; giai đoạn 2011 - 2020 đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 14 - 15%. Sau đây là định hướng phát triển những ngành dịch vụ chủ yếu:

* Xây dựng Hà Nội thành trung tâm giao dịch tài chính - tín dụng - tiền tệ hàng đầu cả nước. Phát triển các giao dịch thanh toán, ngân hàng và các dịch vụ tài chính như là những dịch vụ cơ bản phục vụ và hỗ trợ tích cực phát triển các giao dịch trong nước và quốc tế khác trong đời sống kinh tế - xã hội hiện đại. Trên thực tế Hà Nội đang là địa phương tập trung và cung cấp hầu hết các Dịch vụ tài chính ngân hàng hiện có ở nước ta, phục vụ giao dịch đối nội và đối ngoại của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên địa bàn cũng như trong các địa phương khác của cả nước. Tuy nhiên, các dịch vụ và giao dịch này còn nhỏ hẹp về quy mô, chưa đa dạng và đáp ứng hết các nhu cầu thực tế về giao dịch quốc tế của doanh nghiệp.

Do đó trong những năm tới cần phát triển mạnh và mở rộng quy mô cũng như nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính - ngân hàng trên địa bàn Thủ đô. Củng cố, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng Thương mại Quốc doanh, Ngân hàng Cổ phần, phát triển hệ thống tín dụng ngân hàng phục vụ người nghèo, phát huy vai trò các tổ chức tín dụng nhân dân ở nội ngoại thành.

Thực hiện các biện pháp cần thiết để hoàn thiện môi trường tài chính, hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách, tăng cường sử dụng các công cụ, phương pháp phân tích định lượng vào quản lý để nâng cao chất lượng của công tác quản lý ngành. Đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán, các dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ ngân hàng (nhất là dịch vụ chuyển tiền và thanh toán) phục vụ các hoạt động ngoại thương và kinh doanh của doanh nghiệp trong nước tại các thị trường nước ngoài. Cần đẩy mạnh phát triển các giao dịch thanh toán về bất động sản, về đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, cũng như các dịch vụ cung cấp vốn và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn và trong cả nước.

Đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm phục vụ đầu tư và phát triển. Đồng thời, coi trọng mở rộng các loại bảo hiểm dân sinh, trước hết là bảo hiểm xã hội, y tế bắt buộc cho lao động theo hợp đồng ở các HTX và khu vực kinh tế tư nhân

Để thực hiện nhiệm vụ trên, cần quan tâm HĐH cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tăng cường nối mạng quốc tế và nâng cao chất lượng, trình độ các dịch vụ tài chính - ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Phấn đấu đến cuối 2020, Hà Nội trở thành một trong những trung tâm giao dịch tài chính - tiền tệ hàng đầu ở phía Bắc và cả nước, ngày càng có uy tín ở khu vực.

* Xây dựng Hà Nội thành trung tâm hàng đầu về Thương mại

Thương mại Hà Nội đã thực sự chuyển việc mua bán hàng hoá theo cơ chế thị trường. Theo đó giá cả của hầu hết hàng hoá được hình thành trên cơ sở giá trị và quan hệ cung cầu trên thị trường. Phạm vi của thị trường đã chuyển từ trạng thái chia cắt, khép kín theo địa giới hành chính sang hình thức tự do lưu thông với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Tuy nhiên, số lượng các chủ thể tham gia kinh doanh thương mại phát triển nhanh, song còn nặng tính tự phát. Hoạt động thương mại còn nhỏ lẻ, phân tán. Chưa thực sự thiết lập được mối quan hệ lâu dài giữa cơ sở sản xuất với nhà buôn và giữa các nhà buôn để kiến tạo những dòng lưu chuyển hàng hoá ổn định. Trong những năm tới, định hướng phát triển thương mại của Thủ đô Hà Nội tập trung vào Những vấn đề sau:

nước. Từng bước chủ động tham gia hội nhập và hội nhập có hiệu quả vào các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế. Tạo sự gắn bó hữu cơ giữa Hà Nội với cả nước và với quốc tế, trước mắt là các nước Đông Nam Á, khu vực phía Nam của Trung Quốc.

- Coi xuất khẩu là mũi nhọn, kết hợp giưa xuất khẩu ra thị trường ngoài nước với xuất khẩu tại chỗ để xuất khẩu thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô, đồng thời là đòn bẩy thúc đẩy để phát triển sản xuất và thương mại của Hà Nội; làm cho Hà Nội trở thành đầu mối trung tâm xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ hàng đầu ở Bắc Bộ và cả nước. Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trong những năm tới tham gia đầy đủ vào khu vực mậu dịch tự do (AFTA) và khu vực đầu tư (AIA) của ASEAN, buôn bán với Mỹ, gia nhập WTO,...

- Mở rộng thị trường để thúc đẩy sản xuất trong nước. Đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt, hình thành các kênh lưu thông hàng hoá nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Phát huy vai trò trung tâm phát luồng, khả năng định hướng và điều tiết của thương mại Hà Nội. Tạo điều kiện hình thành các công ty lớn, các tổng công ty hoặc các tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực thương mại có khả năng tích tụ và tập trung vốn để chi phối bán buôn, xuất khẩu và dắt dẫn bán lẻ theo phương thức văn minh, hiện đại đạt trình độ cao và chất lượng cao.

- Phát triển các hình thức thương mại theo hướng văn minh, hiện đại kết hợp với các hình thức và bảo vệ môi trường sinh thái. Xây dựng các trung tâm thương mại, trung tâm giao dịch quốc tế, hệ thống siêu thị bán buôn và bán lẻ, áp dụng kịp thời các tiến bộ về khoa học - công nghệ, đặc biệt là thương mại điện tử vào quản lý kinh doanh. Đồng thời quan tâm củng cố, tôn tạo, mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống chợ, các tuyến phố buôn bán chuyên doanh, các phố chợ. Phát triển mạng lưới thương mại ở nông thôn lấy chợ và các cụm kinh tế thương mại dịch vụ ở thị tứ, thị trấn làm điểm liên kết hệ thống.

- Phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế để phát triển thương mại; phát triển thương nghiệp Nhà nước để đảm bảo vai trò chủ đạo trên những lĩnh vực, địa bàn và mặt hàng quan trọng; phát huy tính năng động, đa dạng của thương nghiệp tư nhân; từng bước thu hút và tạo điều kiện cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tham gia đầy

đủ và toàn diện vào kinh doanh thương mại cả bán buôn và bán lẻ để nhanh chóng nâng cao trình độ và chất lượng dịch vụ thương mại.

- Xây dựng Hà Nội thành trung tâm giao dịch thương mại bán buôn, bán lẻ và nơi phát nguồn hàng tổng hợp lớn nhất cho các địa phương. Hơn nữa, xây dựng Hà Nội thành trung tâm xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn nhất của khu vực miền Bắc và quan trọng hàng đầu của cả nước.

* Xây dựng Hà Nội thành Trung tâm giao dịch thông tin, bưu chính viễn thông và hội nghị quốc tế.

Là Thủ đô, Thành phố Hà Nội rất cần phát triển nhanh mạng lưới thông tin và bưu chính viễn thông để phục vụ nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và quản lý. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ về thông tin, Thông tin và Bưu chính viễn thông còn là dịch vụ nền tảng của nền kinh tế hiện đại, vừa là loại sản phẩm dịch vụ quan trọng có thị trường rộng lớn. Hơn nữa với tư cách là Thủ đô, Hà Nội có điều kiện và cần chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, quy chế, nhân lực để phát triển dịch vụ thông tin, bưu chính viễn thông đáp ứng yêu cầu của trung tâm hội nghị quốc tế lớn trong cả nước và khu vực. Mặt khác, trong thời gian tới rất cần thiết và có đủ điều kiện để xây dựng tại Hà Nội một “Trung tâm Thông tin - Tư vấn hội nhập kinh tế quốc tế” vừa nhằm khai thác và phát triển Dịch vụ thông tin,vừa hỗ trợ các doanh nghiệp đi vào cơ chế thị trường. Hà Nội sẽ là nơi diễn ra các giao dịch mở, phong phú vào bậc nhất giữa các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý với doanh nghiệp và giữa các loại đối tác đa dạng khác về tìm hiểu chính sách, thông tin thị trường, đối tác, cơ hội đầu tư và các tư vấn cần thiết khác liên quan trực tiếp đến hội nhập KTQT và mở rộng thị trường cung cấp - tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, công nghệ, nhân lực, vốn và kỹ năng thị trường, kinh nghiệm quản lý trong kinh doanh hiện đại... nhằm đón bắt và đáp ứng xu thế chủ động hội nhập KTQT và phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại diễn ra trên địa bàn, cả nước và toàn thế giới. Việc nghiên cứu đầy đủ, hệ thống, cập nhật và phổ biến kịp thời, giá rẻ các thông tin về thị trường, về đối tác quan trọng và tiềm năng mà các Thành phố, địa phương và doanh nghiệp trong nước quan tâm là rất hữu ích không chỉ phục vụ trực tiếp hoạt động xây dựng chính sách, điều hành quản lý Nhà nước và kinh doanh của

doanh nghiệp, mà còn là điều kiện cần thiết để tăng sức hấp dẫn của Thủ đô với tư cách là trung tâm giao dịch lớn của cảnước.

* Phát triển Dịch vụ giao thông vận tải và các dịch vụ đô thị

Dịch vụ giao thông vận tải là một trong những loại hình dịch vụ cơ bản của đô thị. Vì vậy cần ưu tiên phát triển hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại và đi trước một bước. Coi trọng phát triển vận tải hành khách công cộng, đa dạng các loại hình vận tải hành khách công cộng; phấn đấu đến năm 2010 đưa vào sử dụng 2 tuyến xe điện thí điểm; nghiên cứu tiếp tục xây dựng các tuyến xe điện khác ở Thủ đô; tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và mức độ tiện dụng của hệ thống xe buýt; sử dụng chủ yếu các biện pháp kinh tế để quản lý và hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.

Các dịch vụ đô thị khác cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của bản thân ngành Dịch vụ và tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế xã hội khác. Trong đó cần quan tâm phát triển các dịch vụ cơ bản phục vụ đời sống dân sinh bức xúc cho đến các dịch vụ tất yếu của một đô thị hiện đại như: Cấp thoát nước, xử lý rác thải, chiếu sáng đô thị, bảo vệ môi trường, vệ sinh đô thị, dịch vụ gia đình. Từ năm 2011, sau kỷ niệm 1000 năm Thăng long - Hà Nội, các dịch vụ đô thị chất lượng cao sẽ có bước phát triển mạnh hơn hẳn so với trước năm 2010 và đóng góp quan trọng vào phát triển ngành dịch vụ chung của Hà Nội

* Xây dựng Hà Nội thành trung tâm giáo dục- đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn của cả nước và khu vực.

Hà Nội (và Việt Nam) có nhiều tiềm năng trí tuệ không thua kém các nước khu vực và thế giới. Nhu cầu giáo dục- đào tạo và nghiên cứu khoa học là hết sức to lớn cả từ phía thị trường trong nước, lẫn thị trường ngoài nước, cả hiện tại lẫn tương lai trong xu hướng đẩy mạnh hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức. Hà Nội lại đang có sẵn mạng lưới các trường học đủ các thành phần, loại hình, cấp độ, quy mô và có truyền thống hiếu học, dạy tốt, học tốt. Do đó phát triển Thủ đô thành một trung tâm lớn của cả nước và khu vực về giao dịch và triển khai các hoạt động giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học là tất yếu và triển vọng. Trước mắt, Thành phố tập trung đẩy mạnh xã hội

hóa các hoạt động giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học; xây dựng và HĐH các trung tâm, các trường, các mô hình đào tạo, đặc biệt là khối phổ thông trung học chất lượng cao; các lớp đào tạo nhân lực trình độ cao, đào tạo "thần đồng", các tài năng trong mọi lĩnh vực khoa học - công nghệ, thể dục - thể thao; các trung tâm tư vấn và dịch vụ quốc tế về giáo dục, chuyển giao công nghệ, các chương trình và hoạt động đào tạo và đào tạo lại công chức, cán bộ quản lý, doanh nhân và lao động kỹ thuật. Cần đặc biệt

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 (Trang 130 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w