e/ Quan điểm 5: Gắn phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo ổn định an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống.
3.3. 5 Đẩy mạnh sự hình thành và phát triển đồng bộ hệ thống thị trường; coi trọng thị trường trong nước, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
trọng thị trường trong nước, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế vững chắc, hiệu quả.
Như phần trình bày trong chương 1, thị trường là nhân tố khách quan tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cả hai phương diện: Một mặt, thị trường thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động để tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch; Mặt khác, thị trường thông qua quy luật cạnh tranh và các quy luật khác cùng với các phạm trù của kinh tế thị trường thúc đẩy doanh nghiệp tìm nơi đầu tư có lợi đã thực hiện việc điều tiết, phân phối các yếu tố của quá trình tái sản xuất giữa các ngành, các vùng, do đó tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi địa phương vùng lãnh thổ hay quốc gia. Điều quan trọng cần xem xét là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua tác động của cơ chế thị trường là kết quả chuyển dịch được thực hiện trong thời gian dài, có khi phải trải qua hàng chục năm. Quá trình đó càng kéo dài hơn trong điều kiện những quốc gia có nền kinh tế lạc hậu, kinh tế thị trường chưa phát triển. Để rút ngắn thời gian này, đặc biệt đối với Việt Nam cũng như Thành phố Hà Nội cần thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển. Có nhiều quan điểm và
phương pháp tiếp cận để đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, dù đứng trên quan điểm tiếp cận nào, cũng cần đánh giá đúng đặc điểm thực trạng của kinh tế thị trường. Ở Thành phố Hà Nội, đặc điểm nổi bật là sự tồn tại đồng thời các trình độ khác nhau của kinh tế thị trường. Đó là kinh tế hàng hóa trong giai đoạn giản đơn hay còn gọi là sản xuất hàng hóa giản đơn; kinh tế hàng hóa trong giai đoạn tự do cạnh tranh và kinh tế thị trường hiện đại. Kinh tế hàng hóa giản đơn tồn tại ở các khu vực xa Thành phố, sản xuất Nông nghiệp là chủ yếu như ở huyện Sóc Sơn, các xã vùng xa thuộc huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì. Tại các khu vực này, hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội chưa phát triển, sản xuất Nông nghiệp và thủ Công nghiệp là chủ yếu. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh đang phát triển phổ biến tại Thành phố, các khu vực ven đô, các thị xã, thị trấn, huyện lỵ hoặc thị tứ. Do quá trình CNH, đô thị hóa và những kết quả ban đầu của cơ chế mới kinh tế hàng hóa tự do cạnh tranh đã khá phát triển. Hàng hóa trên thị trường phong phú, do nhiều nguồn cung cấp, chất lượng đa dạng, giá cả được hình thành chủ yếu theo cơ chế thị trường, sự can thiệp của Nhà nước trong chừng mực nhất định nhằm ổn định và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế thị trường hiện đại cũng đã xuất hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội do quá trình mở cửa, hội nhập. Đó là các quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa tại các trung tâm thương mại, các siêu thị, các khu vực trung tâm buôn bán của Thành phố. Những quan hệ giao dịch hiện đại, hàng hóa hiện đại đã và đang từng bước hình thành và phát triển. Đặc biệt một số loại thị trường gắn liến với kinh tế thị trường hiện đại như thị trường Dịch vụ, thị trường Công nghệ, thương mại đầu tư... đã và đang hình thành, phát triển. Sự tồn tại, đan xen lẫn nhau của ba mức độ thị trường trên địa bàn, đan xen ngay trong cùng một thị trường và thậm chí ngay trong cùng một chủ thể là nét đặc thù rõ rệt của kinh tế thị trường Thủ đô. Do đó, để thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường Hà Nội trong quan hệ với các địa phương và vùng, cần quan tâm các nhóm giải pháp cụ thể sau:
Trước hết, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục làm thay đổi nhận thức sâu sắc về phát triển kinh tế thị trường trong mọi tầng lớp dân cư, trong mọi tổ chức, trong mọi doanh nghiệp. Cần khắc phục tư tưởng bao cấp, tư tưởng sản xuất tự cung tự cấp, tư tưởng sùng bái vật chất đã ăn sâu trong ý thức của người dân để chuyển sang phát triển sản xuất hàng hóa.
Thứ hai, cần khuyến khích mạnh mẽ phát triển các thành phần kinh tế, giải quyết thỏa đáng vấn đề sở hữu, đặc biệt là quyền sử dụng đất đai. Đẩy mạnh thực hiện Luật doanh nghiệp và tiến tới thực hiện một Luật doanh nghiệp cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Bảo đảm bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thị trường trên cơ sở luật pháp minh bạch.
Thứ ba, cần tạo điều kiện để hình thành và phát triển đồng bộ các loại hình thị trường cho quá trình phát triển. Thực hiện khôi phục, mở mang các chợ nông thôn ở các vùng xa xôi gắn với chuyển đổi cơ cấu sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nhà nước ưu tiên đầu tư hỗ trợ phát triển hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, thông tin...để nhanh chóng khắc phục khoảng cách về không gian địa lý. Mặt khác, cần thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời các thị trường gắn với nền kinh tế thị trường hiện đại như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ, thị trường bất động sản...; Nhà nước và Thành phố cần xây dựng khuôn khổ pháp lý để bảo đảm các loại thị trường này nhanh chóng vận hành thông suốt, bảo đảm tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư thông qua hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật.
Một vấn đề quan trọng để phát triển kinh tế thị trường là cần nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao khả năng thâm nhập, mở rộng và “chiếm lĩnh thị trường” của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, trong vùng, cả nước và thị trường quốc tế. Doanh nghiệp, doanh nhân là chủ thể đích thực của thị trường. Nhà nước là người tạo cơ chế, sân chơi, là trọng tài để thị trường hoạt động lành mạnh. Do đó các doanh nghiệp vừa phải nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa cung cấp ra thị trường, vừa phải nâng cao khả năng, trình độ hiểu biết về thị trường.
3.3.6 -Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách thúc đẩyphát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với Thủ đô: