Xét nghiệm: công thức máu bạch cầu tăng.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 116 - 118)

- Nội soi: tai + mũi xoang.

- XQuang: Schuller, nếu diễn biến phức tạp: đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, liệt VII ngoại biên, hoặc không đáp ứng điều trị sẽ chụp CT-Scanner xương đá để xác chẩn và theo dõi biến chứng viêm não màng não.

- Đo thính lực: giảm nghe từ 20Db – 40Db.

- Cấy mủ: khi tai chảy mủ hoặc dịch mũi xoang khi tai ứ mủ.

II. CHẨN ĐOÁN

- Lâm sàng: Cơ năng + Thực thể + Cận lâm sàng.

III. ĐIỀU TRỊ

- Chích rạch màng nhĩ (Giai đoạn viêm nung mủ). - Dùng kháng sinh uống hoặc tiêm theo kết quả KSĐ.

3.1. Kháng sinh chọn lựa đầu tiên

- Amoxicilline + A.Clavulanic 625mg/10kg/24 giờ, uống chia 3 lần hoặc tiêm TM, hoặc:

- Cefuroxime 250mg/10kg/24 giờ, uống chia 2 lần, hoặc tiêm TM. Khi có kết quả kháng sinh đồ sẽ điều chỉnh kháng sinh.

3.2. Nhỏ tai khi màng nhĩ có thủng

Dung dịch(DD) Otofa 3lần/ngày, lần 3 giọt, hoặc: DD Ciprofloxacine 0,3%, 3lần/ngày, lần 3 giọt.

3.3. Nhỏ tai khi màng nhĩ không thủng

DD Otipax nhỏ tai 4lần/ngày, lần 3 giọt.

- Các thuốc chống viêm, chống dị ứng, giảm đau.

3.4. Điều trị nguyên nhân gây viêm tai giữa

Bệnh lý vòm - VA, bệnh lý mũi xoang…

- Thông vòi tai, đặt ống thông vòi khi có viêm tắc vòi tai.

VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH

I. TRIỆU CHỨNG 1.1. Cơ năng 1.1. Cơ năng

- Chảy mủ tai kéo dài trên 3 tháng. - Nghe kém ngày càng tăng, ù tai.

- Đau tai, nhức đầu, chóng mặt có trong đợt hồi viêm.

1.2. Triệu chứng thực thể

- Màng nhĩ thủng rộng, tiêu xương cán búa, đôi khi có polype, chảy tai dịch đục, có thể hôi.

- Có thể có phản ứng vùng chủm, sưng nề sau tai, sụp thành sau ống tai (trong đợt hồi viêm).

II. CHẨN ĐOÁN 2.1. Lâm sàng 2.1. Lâm sàng

- Chảy mủ tai kéo dài trên 3 tháng. - Nghe kém, ù tai.

- Màng nhĩ thủng rộng, đôi khi có polype.

2.2. Cận lâm sàng

- Nội soi mũi xoang và tai.

- Cấy mủ tai và làm kháng sinh đồ. Soi tươi tìm nấm khi nghi nhiễm nấm. - Đo thính lực: khoảng ABG ≥ 40 Db: tổn thương xương con.

- XQuang kinh điển: Schuller: mờ các thông bào chủm hoặc có chỗ tiêu xương. - CT-Scanner: phát hiện rõ vùng xương viêm trong xương chủm; hình ảnh mòn, hủy xương con hoặc Cholesteatome hoặc các bất thường khác như sa màng não…

- MRI: khi viêm tai giữa nghi ngờ có các biến chứng nội sọ: abscess não hoặc nghi ngờ khối Cholesteatome nguyên phát.

III. ĐIỀU TRỊ

3.1. Điều trị nội khoa

3.1.1. Tại chỗ

- Rửa tai hàng ngày bằng dung dịch Povidin; Oxy già… - Dùng các thuốc nhỏ tai phù hợp với kháng sinh đồ.

- Thuốc chọn lựa khi chưa có kháng sinh đồ:

+ Nhỏ tai: Dung dịch Otofa 3lần/ngày, lần 3 giọt.

+ Hoặc: Dung dịch Ciprofloxacine 0,3%, 3lần/ngày, lần 3 giọt.

3.1.2. Toàn thân

- Dùng kháng sinh tiêm hoặc uống theo kết quả kháng sinh đồ.

Thuốc chọn lựa khi chưa có kháng sinh đồ: Kháng sinhchọn lựa đầu tiên: Amoxicilline + A.Clavulanic 625mg/10kg/24 giờ, uống chia 3 lần hoặc TM. Hoặc: Cefuroxime 250mg/10kg/24 giờ, uống chia 2 lần, hoặc tiêm TM. - Trường hợp viêm tai do nấm: theo kết quả soi tìm nấm.

+ Nystatine 500.000ui /5kg/24 giờ chia 2 lần. Hoặc:

+ Ketoconazone 200mg/20kg/24 giờ uống 1 lần vào bữa ăn.

3.2. Điều trị ngoại khoa

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 116 - 118)