- Kê cao chân, làm lại và điều chỉnh CTM, điện giải đồ nếu cần. kháng sinh, truyền dịch, giảm đau, chăm sóc vết thương hằng ngày.
- Đặt nẹp gối bản lề, vận động thụ động 0-30° có thể bắt đầu ngay sau mổ 1 ngày và tăng dần. Vật lý trị liệu bao gồm tập vận động chủ động và thụ động có trợ giúp, tập cơ tứ đầu đẳng trường tránh chịu lực chi gãy.
GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI
I. ĐẠI CƯƠNG
Gãy thân xương đùi được giới hạn từ bờ dưới mấu chuyển lớn đến bờ trên lồi cầu ngoài 5cm. Vì là một xương lớn do vậy dễ gây ra choáng và các biến chứng khác rất nguy hiểm đe dọa tính mạng nên cần xử lý sơ cứu, cấp cứu sớm.
II. CHẨN ĐOÁN 2.1. Lâm sàng 2.1. Lâm sàng
2.1.1. Gãy 1/3 trên thân xương đùi
- Nhìn: Sưng, bầm tím, ngắn chi, lệch trục xoay ngoài, gập góc mở ra sau và vào trong.
- Thăm khám:
+ Sờ: đau chói tại điểm gãy, mất sự liên tục xương, có thể sờ được mặt gãy và tiếng lạo xạo xương nếu gãy xương có mãnh rời.
+ Cử động bất thường của đùi.
+ Đo: chu vi đùi lớn hơn bên lành, chiều dài tương đối và tuyệt đối xương đùi ngắn hơn chân bên lành.
2.1.2. Gãy 1/3 giữa thân xương đùi
- Nhìn: Sưng nề rất to, ngắn chi, trục chi xoay ngoài
- Khám: Ấn đau chói, mất liên tục xương, cử động bất thường
2.1.3. Gãy 1/3 dưới thân xương đùi
- Nhìn: sưng nề 1/3 dưới đùi, có thể sưng nề khớp gối, gập góc mở ra sau và vào trong, ngắn chi, bàn chân xoay ngoài.
- Thăm khám: vòng chi lớn hơn bên lành, ngắn chi, sờ có điểm đau chói, mất liên tục, có thể có tiếng lạo xạo xương, tràn dịch khớp gối, chọc hút máu có váng mỡ.
2.2. Cận lâm sàng
- XQuang: Chụp lấy được 2 khớp, chụp 2 bên để so sánh nếu thấy cần thiết. - Các xét nghiệm bổ trợ khác:
+ CTM.
+ Sinh hóa nước tiểu. + TS-TC.
+ ECG. + Nhóm máu. + Siêu âm tim. + Sinh hóa máu.
III. ĐIỀU TRỊ 3.1. Nguyên tắc 3.1. Nguyên tắc
Đảm bảo thẳng trục chi, lành xương vững, trả lại tầm vận động và chức năng cho bệnh nhân.
3.2. Điều trị
3.2.1. Điều trị bảo tồn
- Bó bột: Chỉ áp dụng cho các trường hợp gãy 1/3 giữa, 1/3 dưới mà chống chỉ định phẫu thuật. Hoặc trong các trường hợp không còn lựa chọn nào khác.
Thời gian cho chỉ định bó bột là trước 8 tuần kể từ lúc gãy.
- Kéo liên tục xuyên qua xương: người già, gãy hở, gãy vụn, gãy bệnh lý, tổng trạng kém hoặc kéo trong thời gian chờ mổ.
Việc kéo được thực hiện qua trung gian một móc kéo với tạ # 1/7 trọng lượng cơ thể, kéo theo trục xương đùi.
3.2.2. Điều trị phẫu thuật
- Kết hợp xương (KHX) bằng khung cố định ngoài: chấn thương mô mềm rộng, dập nát cơ không thể KHX bên trong.
- Kết hợp xương bằng nẹp vít: + Bệnh nhân có ống tủy hẹp.
+ Gãy đầu gần hoặc đầu xa lan rộng đến vùng mấu chuyển hoặc hành xương. + Gãy phối hợp với tổn thương mạch máu, gãy cổ thân cùng bên.
- Đóng đinh nội tủy:
+ Gãy nhiều mảnh, gãy vụn, hai tầng.
+ Gãy liên quan đến còi xương, loãng xương. + Gãy xương bệnh lí, gãy xương mất xương. + Gãy xương đùi 2 bên mà bệnh nhân béo phì.
3.3. Chăm sóc hậu phẫu
Kháng sinh, giảm đau, chống viêm, thay băng chăm sóc vết thương hằng ngày, kê cao chân, kiểm tra công thức máu, điện giải đồ.
Dù điều trị bảo tồn hay phẫu thuật thì phục hồi chức năng cũng đóng vai trò rất quan trọng để trả lại cuộc sống như trước đây cho bệnh nhân.
GÃY TRÊN LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY
I. ĐẠI CƯƠNG
Gãy trên lồi cầu xương cánh tay là loại gãy rất phổ biến ở trẻ em trong đó nam nhiều hơn nữ, lứa tuổi từ 5-12 (đặc biệt ở trẻ 8 tuổi).
II. CHẨN ĐOÁN 2.1. Lâm sàng 2.1. Lâm sàng
- Đau vùng khuỷu, hạn chế hoặc mất vận động tay tổn thương. - Sưng nề, biến dạng.
- Có thể có bầm tím.
- Sờ ba mốc giải phẫu: mỏm khuỷu, mỏm trên lồi cầu trong và mỏm trên lồi cầu ngoài ở vị trí bình thường.
2.2. Cận lâm sàng
- XQuang khuỷu tay ở tư thế thẳng và bên, nên chụp 2 bên để đối chiếu. + Gãy duỗi: Đường gãy thường chéo từ phía trên sau xuống phía trước dưới. + Gãy gấp: Trên phim nghiêng thấy đường gãy chéo từ mặt trước trên xuống mặt sau dưới.
- Các xét nghiệm khác: Siêu âm mạch, DSA nếu nghi ngờ tổn thương mạch, CTM, TS-TC.
III. ĐIỀU TRỊ 3.1. Nguyên tắc 3.1. Nguyên tắc
Nắn phục hồi giải phẫu xương gãy càng sớm càng tốt, đảm bào không di lệch xoay, gập góc.
3.2. Điều trị
- Bảo tồn: nắn bó bột khi gãy độ I, độ II.
+ Kỹ thuật xuyên đinh qua da để cố định rất cần thiết nhưng điều kiện tối thiểu phải có màn tăng sáng (C-Arm- Image Intensifier).
+ Mổ hở xuyên kim: khi nắn kín thất bại, các di lệch khó có tổn thương phần mềm nhiều nên chủ động nắn mở tránh tổn thương phần mềm.
+ Khung cố định ngoài: dùng trong các trường hợp gãy quá nát không thể KHX bằng kim.
+ Kéo qua mỏm khuỷu: trong trường hợp sưng to không thể nắn được hoặc nắn được xong không vững, khi để khuỷu gấp 110° thì chèn mạch máu.