ĐẠI CƯƠNG 1.1 Chủng tộc

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 106 - 108)

1.1. Chủng tộc

Glaucoma góc đóng gặp nhiều ở người châu Á, do cấu trúc đặc biệt phần trước nhãn cầu như: độ cong giác mạc nhỏ, tiền phòng nông, góc tiền phòng hẹp, kích thước TTT khá lớn so với các thành phần nhãn cầu là tiền đề của Glaucoma góc đóng.

1.2. Tuổi – Giới

Thường gặp trên 35 tuổi, tuổi càng cao khả năng Glaucoma càng lớn, ở lứa tuổi 70, nguy cơ gấp 3-4 lần tuổi 40.

Nữ nhiều hơn nam, tuổi mãn kinh, nữ bị nhiều hơn nam 4 lần.

1.3. Yếu tố gia đình

Thể hiện ở mắt có giác mạc nhỏ, tiền phòng nông, góc tiền phòng hẹp, viễn thị sớm hoặc cao so với tuổi, thể trạng thần kinh vận mạch dễ kích thích, dễ cảm xúc, lo âu là tiền đề xuất hiện cơn Glaucoma góc đóng.

II. CHẨN ĐOÁN

2.1. Lâm sàng Glaucoma cấp

2.1.1. Triệu chứng chủ quan

Đột ngột đau nhức dữ dội cả đầu hoặc nửa đầu. Đau nhức như bóp nghẹn vào nhãn cầu, đau lan đỉnh đầu, sang thái dương, đau lan ra gáy. Đau không thể ngồi hoặc đứng được, bệnh nhân phải ôm chặt đầu, quì sấp xuống giường, ở tư thế này cơn đau càng tăng lên. Có những bệnh nhân đau lan cả xuống bụng, buồn nôn hoặc nôn, đi ỉa chảy, biểu hiện như viêm ruột thừa hay trông mệt như phải cảm. Vì vậy, có những trường hợp lầm tưởng là cảm sốt.

Cơn Glaucoma cấp có thể xuất hiện lần đầu, cũng có thể xuất hiện sau những cơn sơ phát trước đó.

2.1.2. Triệu chứng khách quan

- Mi phù nề, mắt đỏ, kết mạc cương tụ mạnh ở rìa và toàn bộ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.

- Giác mạc phù nề, có thể có bọng biểu mô và nếp gấp màng Descemet. Tiền phòng nông, giảm tính chất trong suốt. Đồng tử giãn méo, mất phản xạ, có chỗ bờ đồng tử dính với mặt trước TTT. Mống mắt cương tụ, mất tính chất xốp, tới giai đoạn sau thì thoái hóa mống mắt từng mảng. Bờ đồng tử mất viền sắc tố toàn bộ hoặc từng mảng. TTT mờ đục, có thể rạn bao trước TTT hoặc có bụi sắc tố bám vào mặt trước TTT. Dịch kính phù nề không còn tính chất trong suốt.

- Đáy mắt không xem được hoặc chỉ xem lờ mờ do môi trương trong suốt bị phù nề. Trường hợp xem được đáy mắt có thể thấy trung tâm võng mạc dập, có thể thấy xuất huyết từng đám trên võng mạc, gai thị cương tụ. Nếu không được điều trị, gai thị sẽ teo.

- Nghiệm pháp Herich: áp sát.

- Soi góc tiền phòng: góc đóng toàn bộ chu vi, có thể có chỗ dính. - Nhãn áp sờ tay: nhãn cầu căng cứng. Đo NA 40 – 60 mmHg. - Thị trường thu hẹp hoặc không làm được.

2.1.3. Tiến triển

- Cơn cấp nếu không điều trị tích cực, có thể tạm lui những triệu chứng kịch phát, dần dần đau nhức giảm đi nhưng bệnh tiến triển một cách trầm trọng, cuối cùng dẫn đến mù.

- Cũng có thể sau cơn cấp, NA hạ được nhưng vẫn cao so với bình thường, thị lực phục hồi được phần nào, bệnh tiến triển theo hình thái Glaucoma góc đóng bán cấp hoặc mạn tính.

2.2. Lâm sàng Glaucoma bán cấp

2.2.1. Triệu chứng cơ năng

- Thỉnh thoảng xuất hiện những cơn nhức mắt, nhức đầu thoáng qua, kèm theo nhìn mờ như qua màng sương, nhìn đèn có quầng xanh đỏ. Qua cơn, thị lực trở lại bình thường.

- Cơn đau nhức như vậy tăng dần về tầng suất, mức độ, dần dần thị lực ngày càng giảm. Cuối cùng bệnh nhân đến khám vì nhìn mờ hoặc bệnh cảnh giống cơn cấp nhưng mức độ ít dữ dội như cơn cấp.

2.2.2. Triệu chứng thực thể

Kết mạc cương tụ nhẹ, giác mạc phù nhẹ, tiền phòng nông. Đồng tử giãn trung bình 4-5mm, méo, phản xạ kém. Mống mắt có đám thoái hóa màu trắng, viền sắc tố bờ đồng tử mất. TTT, dịch kính thường phù. Đáy mắt thường có lõm teo gai. Thị trường tổn thương tùy giai đoạn bệnh. Nhãn áp đo cao. Soi góc tiền phòng đóng.

2.3. Lâm sàng Glaucoma góc đóng mạn tính

2.3.1. Triệu chứng cơ năng

Không đau nhức hoặc đau nhức ít. Thị lực giảm, bệnh nhân đến khám vì thị lực giảm, tình cờ phát hiện ra bệnh. Phần lớn người bệnh đã bị mù một mắt.

2.3.2. Triệu chứng thực thể

Kết mạc không cương tụ, giác mạc trong, tiền phòng nông. Đồng tử có kích thước hình dạng thường không đổi, phản xạ ít nhạy. Khi chức năng đã mất, đồng tử thường giãn nhẹ, mất phản xạ ánh sáng. Nhãn áp cao, gai thị teo lõm, góc tiền phòng đóng.

2.4. Lâm sàng Glaucoma góc đóng không có nghẽn đồng tử

Mống mắt phẳng do vị trí bám của chu vi mống mắt vào thể mi. Hình thái này ít có nghẽn đồng tử. Tiền phòng trung tâm sâu hơn so với góc hẹp khác, thường thấy ở bệnh nhân cận thị. Khi đồng tử giãn, chân mống mắt sẽ dồn lên bít vào vùng bè. Sau điều trị cắt mống mắt chu biên, vẫn xảy ra đóng góc nếu đồng tử giãn. Trường hợp đó bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc co đồng tử.

2.5. Cận lâm sàng

Các xét nghiệm tiền phẫu: CTM, Ts-Tc, đường máu, tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu toàn phần, XQ tim phổi, ECG.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)