ĐIỀU TRỊ 3.1 Điều trị chung

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 31 - 33)

3.1. Điều trị chung

- Điều trị tốt nhất tăng ALNS là giải quyết nguyên nhân gây tăng ALNS, bao gồm: lấy máu tụ, lấy u não…

- Hồi sức nội khoa: đánh giá khả năng cung cấp oxy, huyết áp và đánh giá tưới máu mô. Hạn chế hạ huyết áp vì làm giảm tưới máu mô có thể gây ra phản ứng co mạch. Cho nên mục tiêu là duy trì CPP > 60mmHg.

- Điều trị khẩn cấp bao gồm:

+ Nâng cao đầu, tăng thông khí duy trì PaCO2 từ 26-30mmHg và Mannitol 20% (1-1,5 g/kg ).

+ Thực hiện đo ALNS và có thể đồng thời dẫn lưu não thất ra ngoài trong một số trường hợp thích hợp.

+ Dịch truyền: duy trì áp lực thẩm thấu máu từ 195-305mOsm/L. + An thần.

+ Kiểm soát huyết áp: duy trì CPP > 60mmHg. Cần phải điều trị hạ huyết áp khi CPP > 120mmHg và ICP > 20mmHg.

+ Hạ sốt: sốt làm gia tăng nhu cầu chuyển hóa của não làm gia tăng CBF và ICP.

+ Phòng ngừa động kinh: động kinh làm tăng ALNS. Những tổn thương ở vỏ não trên lều hoặc các tổn thương liên quan đến vỏ não có nguy cơ gây động kinh cao.

+ Mục tiêu là kiểm soát ICP < 20mmHg và CPP từ 60-70mmHg.

3.2. Một số điều trị chuyên biệt

- Sử dụng Mannitol 20%:

+ Liều tấn công khởi đầu 1kg/kg, liều lặp lại 0,25-0,5g/kg mỗi 6 giờ. + Hiệu quả điều trị trong vài phút, đạt đỉnh sau 1 giờ.

+ Chú ý theo dõi điện giải, chức năng thận và huyết áp trong quá trình sử dụng vì sử dụng Mannitol 20% có thể gây ra tác dụng dội ngược làm tăng ALNS, hoại tử ống thận gây suy thận và tụt huyết áp.

- Muối ưu trương NaCl 3%:

+ Liều 3-5ml/kg, truyền tĩnh mạch nhanh trong 20 phút hay khoảng 200 giọt/phút.

+ Chỉ định tốt trong các trường hợp chống chỉ định với Mannitol 20%.

+ Chống chỉ định: khi Na+ < 130mEq/L và > 160mEq/L, nồng độ thẩm thấu máu > 340mOsm/L.

- Một số lợi tiểu khác: Furosemide 0,5-1mg/kg tiêm tĩnh mạch.

- Corticoid: không có vai trò trong chấn thương sọ não, cũng như trong nhồi máu não và xuất huyết não. Tuy nhiên, có vai trò trong u não và nhiễm khuẩn thần kinh trung ương.

- Tăng thông khí: sử dụng thông khí nhân tạo giảm PaCO2 từ 26-30mmHg có thể hạ ALNS nhanh chóng do cơ chế co mạch não, cứ giảm 1mmHg PaCO2 giảm 3% CBF. Tăng thông khí có giá trị trong 24 giờ vì có thể gây ra kiềm hô hấp, chỉ sử dụng trong giai đoạn khẩn cấp tăng ALNS. Không dự phòng tăng thông khí khi không có bằng chứng tăng ALNS.

- Barbiturat: làm giảm chuyển hóa của nhu mô não và giảm CBF. Liều sử dụng ban đầu 5-20mg/kg tiêm tĩnh mạch sau đó 1-4mg/kg mỗi giờ. Một số tác dụng không mong muốn như hạ huyết áp, khó đánh giá chức năng thần kinh ảnh hưởng đến tri giác cho nên cần phải theo dõi chính xác ALNS, huyết động và thường xuyên theo dõi điện não khi sử dụng. Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc khác như Benzo-Diazepines, Propofol…

- Hạ thân nhiệt: mục tiêu hạ thân nhiệt 32-34 0C.

- Dẫn lưu dịch não tủy khi có não úng thủy, thực hiện đặt sensor ICP vào não thất kết hợp vừa theo dõi ICP và dẫn lưu dịch. Lưu lượng lấy từ 1-2ml/phút trong 2-3 phút.

- Mở sọ giảm áp: có khả năng kiểm soát ICP nhanh, tuy nhiên cần phải lựa chọn chính xác trong một số trường hợp cụ thể như nhồi máu não hoặc chấn thương sọ não.

BỆNH HIRSCHSPRUNGI. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

- Là tình trạng vắng bẩm sinh các tế bào hạch thần kinh của các đám rối cơ ruột từ cơ thắt trong làm mất dẫn truyền nhu động ở đoạn ruột bệnh lý gây ứ phân và hơi ở phía trên.

- Thường gặp nhất là ở trực tràng và đại tràng sigma (75-80 %). - Tần suất: 1/5.000 trẻ sinh sống, 70-80 % là trẻ nam.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 31 - 33)