XÉT NGHIỆM TIỀN PHẪU

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 57 - 61)

- Công thức máu, TS TC, nhóm máu –Rh: Bạch cầu tăng, nhất là bạch cầu đa nhân trung tính.

- Cấy máu, kháng sinh đồ: trường hợp nghi ngờ có nhiễm khuẩn huyết. - Tốc độ lắng máu (VSS) cao.

- CRP (C Reactive Proteine) tăng. - Chức năng đông máu toàn bộ.

- Urê, Creatinin, điện giải đồ, Glucose, Protid máu - SGOT, SGPT.

- Soi tươi dịch niệu đạo, nhuộm Gram.

- Nước tiểu toàn phần, cấy nước tiểu, kháng sinh đồ:

+ NKTN được chẩn đoán khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu ≥ 105/ml hoặc có nhiều bạch cầu với số lượng ≥ 104 /ml.

+ Chọn lựa kháng sinh điều trị. - Điện tim (ECG).

- Siêu âm bụng tổng quát: phát hiện sỏi cản quang và không cản quang, độ giãn đài bể thận và kích thước sỏi, các bệnh lí bẩm sinh của hệ tiết niệu.

- XQuang tim phổi thẳng.

- XQuang hệ niệu không chuẩn bị: phát hiện sỏi cản quang trong hệ tiết niệu - Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV): Đánh giá chức năng thận, độ giãn đài bể thận, mức độ bế tắc, đặc biệt cho thấy các dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu kèm theo.

- Chụp niệu đạo-bàng quang ngược dòng (UPR): chụp niệu đạo-bàng quang ngược dòng nên được làm xa đợt cấp.

- Chụp niệu đạo ngược dòng để phát hiện ra hẹp niệu đạo, rò niệu đạo, niệu quản cắm lạc chỗ... Đặc biệt ở những phụ nữ trẻ hay bị viêm thận - bể thận cấp tái phát thì cần chụp bàng quang ngược dòng để phát hiện trào ngược bàng quang-niệu quản.

- Chụp CT-Scanner bụng.

Trước các trường hợp viêm thận-bể thận cấp có tiến triển không thuận lợi (sốt kéo dài, đau thắt lưng tăng lên), nghi ngờ tổn thương nhu mô chuyển sang áp xe, cần chụp CT-Scanner niệu có tiêm thuốc cản quang để đánh giá chính xác tổn thương.

IV. ĐIỀU TRỊ

4.1. Điều trị nội khoa

- Điều trị kháng sinh: dựa vào các yếu tố sau

+ Loại vi khuẩn gây bệnh: dựa vào kết quả soi tươi hoặc cấy nước tiểu hoặc cấy máu.

+ Cơ quan bị bệnh.

+ Tình trạng bệnh: diễn tiến tối cấp, cấp tính hay mạn tính, có thể dùng đường uống, tiêm truyền…và phối hợp kháng sinh.

+ Cơ địa người bệnh: trẻ em, phụ nữ có thai, người già, các bệnh lí khác kèm theo: suy giảm chức năng gan, thận…

- Giảm đau, hạ sốt, kháng viêm. - Giãn cơ.

- Bồi phụ nước điện giải.

- Lợi tiểu dùng trong trường hợp không có bế tắc đường niệu.

4.2. Điều trị ngoại khoa

- Giải quyết nguyên nhân gây bế tắc đường niệu như: mổ lấy sỏi; giải phóng chít hẹp; dẫn lưu thận, bàng quang; giải phóng bế tắc đường tiểu dưới.

- Dẫn lưu các ổ mủ.

- Giải quyết nguyên nhân trào ngược đường tiểu như cắm lại niệu quản. - Điều trị bàng quang thần kinh…

ĐIỀU TRỊ SỎI TIẾT NIỆUA. SỎI THẬN A. SỎI THẬN

I. ĐẠI CƯƠNG

Sỏi thận được hình thành từ thận. Sỏi thận gây nhiều biến chứng có thể gây suy thận có trường hợp dẫn đến tử vong.

II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

- Hỏi tiền sử bệnh nhân, có thể phát hiện đái ra sỏi, bệnh nhân có nhiều cơn đau quặn thận, đái ra máu, đái đục.

- Khám vùng thắt lưng giúp phát hiện thận to, căng và đau tức.

III. XÉT NGHIỆM TIỀN PHẪU

- Công thức máu, Ts-Tc, nhóm máu - Rh. - Chức năng đông máu toàn bộ.

- Urê, Creatinin, điện giải đồ, Glucose máu, Protid, SGOT, SGPT. - Phosphat, Acid uric trong máu.

- Nước tiểu toàn phần, cấy nước tiểu, kháng sinh đồ. - ECG (Điện tim).

- XQuang tim phổi thẳng.

- Chụp KUB: để phát hiện sỏi cản quang (trên 90% trường hợp), vị trí sỏi.

- Siêu âm bụng tổng quát: phát hiện sỏi cản quang và không cản quang, độ giãn đài bể thận và kích thước sỏi.

- Chụp UIV: Đánh giá chức năng thận, độ giãn đài bể thận, mức độ bế tắc hoàn toàn hay một phần, đặc biệt cho thấy các dị tật bẩm sinh kèm theo

IV. ĐIỀU TRỊ

4.1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa bao gồm các biện pháp phòng bệnh và sử dụng các thuốc để tránh sỏi tái phát.

- Bệnh nhân cần uống nước đầy đủ, đảm bảo bài tiết 1 lít rưỡi nước tiểu hằng ngày.

- Vận động nâng cao thể trạng.

- Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu đặc biệt với nữ giới hoặc trường hợp có dị tật bẩm sinh, bàng quang thần kinh ở trẻ nhỏ.

- Để tránh tái phát sỏi, cần điều chỉnh nguồn thức ăn uống và sử dụng một số thuốc riêng biệt:

+ Đối với sỏi Calci:

Hạn chế thức ăn chứa nhiều Calci, trong các bệnh cảnh cường Calci niệu do tăng hấp thu ở ruột. Tuy nhiên trong các trường hợp cường Calci niệu khác, có thể dùng 800mg/mỗi ngày, để hạn chế tái hấp thu Oxalat ở ruột. Ngoài ra, không nên ăn nhiều thức ăn mặn, chứa nhiều protein và oxalat. Các thuốc lợi tiểu (Hydrochlorothiazid) có tác dụng hạn chế bài tiết calci trong cường calci niệu không rõ nguyên nhân.

+ Đối với sỏi amoni magie-phosphat:

Cần điều chỉnh pH nước tiểu để tránh kiềm. Sử dụng các kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn theo kháng sinh đồ.

+ Đối với sỏi acid uric:

Hạn chế thức ăn chứa nhiều purin và protein. Thuốc được dùng là Allopurinol nhằm hạn chế bài tiết acid uric qua nước tiểu.

+ Đối với sỏi cystin:

Cần tăng cường lợi tiểu (uống 2-3 lít nước mỗi ngày), điều chỉnh pH nước tiểu xấp xỉ 7. Thuốc được dùng là D – Penicillamin.

4.2. Điều trị ngoại khoa

4.2.1. Tán sỏi ngoài cơ thể

Tán sỏi ngoài cơ thể là một phương pháp ít gây hoặc không gây sang chấn, được áp dụng khá rộng rãi trong những năm gần đây.

a. Chỉ định

Sỏi thận kích thước ≤ 2cm.

b. Chống chỉ định Chống chỉ định tuyệt đối: Chống chỉ định tuyệt đối:

- Chít hẹp niệu quản dưới sỏi.

- Nhiễm khuẩn niệu, nhiễm khuẩn huyết.

- Có rối loạn đông máu chưa được điều trị ổn định.

Chống chỉ định tương đối:

- Bệnh lý toàn thân chưa được điều trị ổn định như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, tâm thần kinh….

- Có thai, dị dạng cột sống.

- Dị dạng hệ tiết niệu (thận đôi, thận lạc chỗ, thận móng ngựa, hẹp khúc nối bể thận niệu quản, niệu quản đôi…).

4.2.2. Phẫu thuật mở

Chỉ định: phẫu thuật mở lấy sỏi được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Sỏi nhiễm khuẩn gây ứ nước hoặc ứ mủ thận. - Sỏi thận hoặc đường tiết niệu bị dị dạng.

- Sỏi thận bệnh lý hoặc bị biến chứng như u thận, lao thận, chảy máu thận, v.v.. - Sỏi trên bệnh lý toàn thân như tăng huyết áp, bệnh lý về máu đặc biệt bệnh chảy máu.

- Xử trí các tai biến hoặc sau thất bại của các phương pháp lấy sỏi qua da hoặc tán sỏi ngoài cơ thể.

B. SỎI NIỆU QUẢN

I. ĐẠI CƯƠNG

- Phần lớn sỏi niệu quản do sỏi thận rơi xuống (80% các trường hợp).

- Một số sỏi sinh ra tại chỗ do niệu quản dị dạng: phình to, niệu quản tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ.

II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

- Cơn đau quặn thận: đau từng cơn đau lan xuống bộ phận sinh dục ngoài. - Đái ra máu.

- Đái rắt, đái buốt.

- Dấu chạm thận (+) khi thận to.

III. XÉT NGHIỆM TIỀN PHẪU

- Công thức máu, Ts-Tc, nhóm máu –Rh. - Chức năng đông máu toàn bộ

- Urê, creatinin, điện giải đồ, Glucose máu, protid, SGOT, SGPT. - Phosphat, acid uric trong máu.

- Nước tiểu toàn phần, cấy nước tiểu, kháng sinh đồ. - ECG.

- Siêu âm bụng tổng quát. - XQuang tim phổi thẳng.

- XQuang hệ niệu không chuẩn bị. - XQuang hệ niệu có chuẩn bị.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 57 - 61)