ĐIỀU TRỊ 3.1 Nội khoa

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 111 - 116)

3.1. Nội khoa

- Thuốc giãn đồng tử liệt thể mi: làm mắt dễ chịu hơn khi có viêm mống mắt. - Các Steroid: tra tại chỗ và toàn thân: làm giảm viêm mống mắt, giúp ổn định cục máu đông tránh nguy cơ chảy máu trở lại.

- Các thuốc tiêu sợi Fibrin: như Aminocaproid acid, Tranexamic acid có tác dụng chống chảy máu tái phát.

- Thuốc hạ nhãn áp khi có kèm theo tăng nhãn áp mắt.

3.2. Phẫu thuật

Chỉ định phẫu thuật:

- Nhãn áp: nhãn áp >50mmHg, bệnh nhân có thể chịu đựng trong 5 ngày điều trị nội khoa. NA > 35mmHg, bệnh nhân có thể chịu đựng trong 7 ngày mà không sợ tổn hại thị thần kinh. Nên can thiệp sớm nếu bệnh nhân có tiền sử chảy máu kéo dài hoặc tổn thương thị thần kinh trước đó.

- Thấm máu giác mạc: có chỉ định lấy máu tiền phòng ngay. Nếu máu toàn bộ hoặc gần toàn bộ tiền phòng mà NA > 25 mmHg thì can thiệp sớm trước 5 ngày. Can thiệp sớm ở bệnh nhân có tiền sử dễ rối loạn nội mô giác mạc.

- Cục máu lâu ngày mà không tiêu: Nếu cục máu tồn tại quá 10 ngày mà không tiêu, có nguy cơ dính góc tiền phòng thì phẫu thuật. Nếu máu chiếm toàn bộ tiền phòng mà không tiến triển sau 5 ngày thì phẫu thuật.

VIÊM LOÉT GIÁC MẠC DO VI KHUẨNI. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

Là bệnh giác mạc phổ biến ở nước ta do đặc điểm khí hậu nóng ẩm, vệ sinh môi trường kém và hiểu biết của nhân dân về chăm sóc mắt còn hạn chế.

Một số vi khuẩn như bạch cầu, liên cầu, lậu cầu có khả năng xâm nhập vào nhu mô qua hàng rào biêu mô lành lặn.

Các loại vi khuẩn khác chỉ có thể gây viêm loét giác mạc khi biểu mô mất tính toàn vẹn do nhiều nguyên nhân như: chấn thương, loạn dưỡng bọng biểu mô giác mạc, liệt VII ngoại biên gây hở.

II. CHẨN ĐOÁN

2.1. Viêm loét do trực khuẩn mủ xanh

- Gặp sau chấn thương nông nghiệp như: lá lúa, cành cây, cọng rơm quẹt vào mắt.

- Tiến triển nhanh sau thời gian ủ bệnh từ 1-2 ngày với đặc điểm xuất tiết mủ nhầy bẩn, màu trắng vàng, giác mạc thẩm lậu tỏa lan và ổ loét ở giữa và áp xe vòng ở chu vi cách ổ loét 1 vòng giác mạc trong hơn. Bệnh tiến triển nhanh, trường hợp tối cấp có thể hoại tử toàn bộ và thủng giác mạc sau 48 giờ.

2.2. Viêm loét giác mạc do tụ cầu hoặc liên cầu

- Thường có hình ảnh là những ổ viêm loét hoặc áp xe tròn hoặc bầu dục, màu trắng vàng với mật độ đậm đặc trong nhu mô, trong khi giác mạc xung quanh ổ loét còn trong và không thẩm lậu.

III. ĐIỀU TRỊ

3.1. Thuốc kháng sinh

- Khi chưa có xét nghiệm: chọn kháng sinh phổ rộng Gr (-) và cả Gr (+) như nhóm Fluoroquinolon hoặc phối hợp nhóm Aminoglycosid với thuốc nhóm Cephalosporin.

3.2. Cách sử dụng thuốc

- Đường tra thuốc trực tiếp mắt có vai trò quyết định vì thuốc dùng đường toàn thân khó qua được hàng rào máu - thủy dịch để vào giác mạc. Thuốc dùng toàn thân khi tổn thương gần rìa và có nguy cơ lan ra củng mạc, vào màng bồ đào và nội nhãn.

- Cần đổi kháng sinh khi có kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ hoặc sau điều trị 3-5 ngày mà không có hiệu quả, bệnh càng nặng thêm.

3.3. Liều lượng thuốc

- Giai đoạn cấp: tra 1 giờ/lần, trong 5 ngày đầu. Khi thuyên giảm tra 2-3 giờ/lần, sau gần ổn định tra 4 lần/ngày.

- Chú ý khi tra thuốc kéo dài có thể gây ngộ độc biểu mô kết giác mạc.

3.4. Thuốc liệt cơ thể mi

- Atropin 1%-4% để làm giãn đồng tử, chống dính sau và giảm đau nhức do kích thích thể mi.

3.5. Steroids

- Chống chỉ định trong viêm loét giác mạc.

3.6. Thuốc tăng cường dinh dưỡng giúp hàn gắn tổn thương và biểu mô hóa

- Các Vitamin có tác động đến quá trình chuyển hóa ở giác mạc như Vitamin A, C, B2, B5, B12. Nên dùng tích cực khi quá trình viêm nhiễm bắt đầu thoái lui để thúc đẩy quá trình hồi phục.

VIÊM LOÉT GIÁC MẠC DO NẤM

I. ĐẠI CƯƠNG

- Thường xuất hiện sau vi chấn thương: do bụi, cành cây, lá lúa…chọc vào mắt. Diễn biến âm ỉ, kích thích ít và kéo dài, bùng lên dữ dội khi bệnh nhân sử dụng Corticoids.

- Một số loại nấm thường gặp trên giác mạc: Aspergillus hoặc Fusarium, Cephalosporum…

II. CHẨN ĐOÁN

2.1. Triệu chứng cơ năng

Đau nhức mắt, cộm xốn như có dị vật, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.

2.2. Triệu chứng thực thể

Lâm sàng điển hình là ổ loét tròn hoặc hình oval màu trắng hoặc hơi vàng có bờ ranh giới khá rõ, đáy phẳng và chứa chất hoại tử khô, đôi khi tạo thành vảy hơi gồ lên trên bề mặt giác mạc.

Một số trường hợp khác ổ loét lại có bờ không rõ nét được bao quanh bằng những đám thẩm lậu lởn vởn như lông tơ liên kết lại với nhau trong nhu mô. Đôi khi gặp bệnh nhân với loét giac mạc nông nhưng dưới đó là ổ apxe đặc chiếm hết bề dày nhu mô và tiến triển vào tiền phòng. Mủ tiền phòng tăng giảm thất thường cũng là một đặc tính của viêm loét giác mạc do nấm.

III. ĐIỀU TRỊ

3.1. Kháng sinh chống nấm

- Tra tại mắt: Natamycin, Ketoconazol, Fuconazol…tra mắt trong giai đoạn đầu 8-10 lần/ngày và có thể kéo dài 6 tuần.

- Thuốc dùng toàn thân: Ketoconazol hoặc Itraconazol uống trong ít nhất 3 tuần.

3.2. Giãn đồng tử

- Atropin 0,5%-1% với mục đích chống dính sau, giảm xuất tiết và giảm đau do co thắt thể mi.

3.3. Dinh dưỡng giác mạc

- Khi ổ loét có dấu hiệu thoái lui và biểu mô bắt đầu hàn gắn dần từ bờ ngoài ổ loét, các thuốc tăng cường dinh dưỡng giác mạc như: Vitamin A, B2, B5, nước mắt nhân tạo… cần sử dụng để nhanh liền sẹo.

3.4. Ghép giác mạc

THOÁI HÓA HOÀNG ĐIỂM Ở NGƯỜI CAO TUỔII. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

- Ở người cao tuổi: màng Bruch bị dày lên, có những ổ đọng calci và các chất thải do tế bào biểu mô sắc tố bị phân hủy gây ra thoái hóa hyaline (Drusen). Khi màng Bruch và biểu mô sắc tố bị phân hủy nặng hơn thì nó không còn giữ vai trò rào chắn nữa - dịch thấm sẽ từ mao mạch hắc mạc vào lớp biểu mô sắc tố gây bong biểu mô sắc tố và vào lớp biểu mô thần kinh gây bong biểu mô thần kinh.

- Khi màng Bruch bị đứt - mao mạch hắc mạc sẽ phát triển qua đó vào lớp biểu mô thần kinh - đó là tân mạch dưới võng mạc.

- Tiến triển tự nhiên sẽ hủy diệt dần toàn bộ vùng hoàng điểm bởi các đợt xuất huyết tái phát, để lại một sẹo xơ rộng ở vùng hoàng điểm (còn gọi là thoái hóa đĩa).

- Đôi khi tổ chức xơ quá dày, nhô vào dịch kính gây hình ảnh giả u (Junius- Kuhnt), bệnh thường tiến triển sang mắt thứ 2 sau 3 đến 5 năm.

II. LÂM SÀNG

2.1. Thoái hóa hoàng điểm dạng teo

Thường tổn thương 2 mắt, đối xứng.

2.1.1. Lâm sàng

- Thị lực giảm từ từ, đến mức độ mất thị lực trung tâm. - Giảm thị lực nhìn gần, có ám điểm trung tâm tuyệt đối. - Hầu như không có hiện tượng nhìn biến dạng vật.

2.1.2. Huỳnh quang

Hình ảnh đáy mắt chia làm 2 loại:

- Loại thứ nhất: có một mảng tổn thương ở trung tâm màu nhạt hơn võng mạc xung quanh, hình tròn hoặc hình bầu dục, đó là mảng teo biểu mô sắc tố, qua đó có thể nhìn thấy được những thân mạch máu hắc mạc.

Chụp huỳnh quang:

+ Ở thì sớm: thấy rõ mạch máu hắc mạc trong vùng tổn thương.

+ Ở thì sau: tăng huỳnh quang nhanh toàn bộ vùng teo biểu mô sắc tố (hiệu quả cửa sổ).

- Loại thứ hai: có thể kèm theo thoái hóa Drusen.

Trên huỳnh quang sẽ thấy nhiều mảng nhỏ tăng huỳnh quang rải rác đến tận chu biên võng mạc.

Một vài trường hợp có thể có biến chứng tân mạch dưới võng mạc.

2.2. Thoái hóa hoàng điểm dạng xuất tiết

Là những thoái hóa có tân mạch dưới võng mạc tiến triển.

Người ta phân loại dựa vào lâm sàng và dựa chủ yếu trên huỳnh quang. Tùy thuộc vào sự có mặt của các dấu hiệu:

- Tân mạch nhìn thấy được. - Tân mạch không nhìn thấy được.

- Bong biểu mô sắc tố.

2.2.1. Hình thái tân mạch nhìn thấy được hay gặp trên những người tuổi cao hơn

Thị lực giảm nhanh với hội chứng hoàng điểm.

Khám lâm sàng: Thấy võng mạc vùng hậu cực phù trắng, sâu.

- Có xuất huyết nông thành một vòng tròn hoặc thành một vành ở bờ của tân mạch. Xuất huyết sâu thường cho hình ảnh một khối đội võng mạc màu đen sẫm dễ nhầm với khối u.

- Có xuất tiết màu vàng nhiều hoặc ít. Giai đoạn sau thành hình vòng quanh một vùng tân mạch nhìn thấy được.

- Phù hoàng điểm dạng nang. - Drusen.

- Teo biểu mô sắc tố.

- Chụp mạch huỳnh quang là khám nghiệm cần thiết để chẩn đoán và có hướng điều trị.

Sẽ thấy tăng huỳnh quang rất sớm ngay từ thì hắc mạc. Những biểu hiện của nhánh tân mạch này có thể là dạng lưới hoặc như một vòng bánh xe. Giai đoạn sau tăng huỳnh quang mạnh và nhanh trên toàn bộ màng tân mạch và thấm huỳnh quang ra tổ chức xung quanh ở thì muộn.

Những dấu hiệu tăng huỳnh quang khác có thể kèm theo như Drusen, hiệu quả cửa sổ của teo biểu mô sắc tố.

2.2.2. Hình thái tân mạch không nhìn thấy được

- Thường gặp ở những người > 50 tuổi. - Có hội chứng hoàng điểm.

- Về mặt lâm sàng có thể giống hình thái trên nhưng dấu hiệu trên huỳnh quang thường không thể hiện rõ tân mạch ở thì sớm mà chỉ rõ sự lấp đầy huỳnh quang ở thì muộn.

Giai đoạn hiện nay, để bộc lộ những tân mạch loại này, người ta sử dụng chất Vert-indocyanin và dùng ánh sáng hồng ngoại để nhìn rõ được cấu trúc dưới biểu mô sắc tố.

Kỹ thuật chụp này có thể cho phép chẩn đoán xác định và khu trú những tân mạch không nhìn thấy được, nói đúng hơn là những tân mạch bị che lấp bởi máu, chất xuất tiết và lớp biểu mô sắc tố.

III. ĐIỀU TRỊ 3.1. Nội khoa 3.1. Nội khoa

Thuốc hạn chế tổn thương các mao mạch hắc mạc và tăng cường nuôi dưỡng hoàng điểm có rất ít hiệu quả.

3.2. Ngoại khoa

Dùng laser quang đông tân mạch dưới võng mạc ở xa Fovea. Kết quả còn rất ít. - Những nghiên cứu gần đây nhất là sử dụng chất: Triamcinolon,…với liệu pháp laser quang đông đã cho kết quả khả quang hơn.

- Một số tác giả khác dùng phương pháp phẫu thuật ở hoàng điểm để lấy đi những màng tân mạch này.

VIÊM TAI GIỮA

VIÊM TAI GIỮA CẤP

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)