CHẨN ĐOÁN 2.l Lâm sàng

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 83 - 85)

2.l. Lâm sàng

Trên lâm sàng thường gặp tuyến giáp to, có biểu hiện một hoặc nhiều nhân, u cứng, bờ rõ, bề mặt nhẵn hay gồ ghề di động theo nhịp nuốt. Có thể 1 hoặc 2 bên thuỳ hoặc ở vùng eo giáp. Khi u lớn có biểu hiện:

- Khối u cứng, cố định trước cổ. - Khàn tiếng, có thể khó thở. - Khó nuốt do chèn ép. - Đỏ da, sùi loét, cháy máu.

Hạch: Đa số hạch cùng bên, vùng cảnh thấp, thượng đòn có khi có hạch góc hàm, cổ đối bên. Một số ít có hạch trước khi tìm thấy u nguyên phát.

2.2. Cận lâm sàng

Tế bào học: chọc hút bằng kim nhỏ tại u và hạch. Sinh thiết: xác định mô bệnh học.

Siêu âm tuyến giáp: Giúp phân biệt u đặc hay u nang.

Định lượng FT3, FT4 và TSH để chẩn đoán phân biệt Basedow.

Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ: Có thể đánh giá chính xác hơn vị trí u nguyên phát cũng như mức độ xâm lấn của u.

2.3. Đánh giá giai đoạn

Xếp loại theo TNM (UICC-2002)

Tất cả ung thư không biệt hoá đều xếp vào giai đoạn 4. Không xếp loại theo TNM.

U nguyên phát (T)

- Tx: Không đánh giá được u nguyên phát - To: Không có u nguyên phát

- T1: U ≤ 1cm, còn giới hạn ở tuyến giáp

- T2: 1 < U ≤ 4cm. Còn giới hạn trong tuyến giáp. - T3: U có đường kính > 4cm, giới hạn trong tuyến giáp. - T4: U có kích thước bất kỳ nhưng xâm lấn vỏ bao tuyến giáp

Chú ý: Từ T1 đến T4 có thể phân chia ra (a: u đơn độc, b: u đa ổ) (lấy u có đường kính lớn nhất để đánh giá T).

Hạch vùng (N): Bao gồm hạch cổ và hạch trung thất trên.

- Nx: Không xác định được hạch vùng - No: Không di căn tới hạch vùng - N1: Di căn hạch vùng

- N1a: Di căn hạch cổ cùng bên

- N1b: Di căn hạch cổ 2 bên hoặc cổ ở trường giữa hoặc hạch cổ đối bên hoặc hạch trung thất trên.

Di căn xa (M)

- Mo: Không có di căn xa. - M1: Di căn xa.

Xếp giai đoạn bệnh: Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ 2002.

- Thể nhú và nang

+ Giai đoạn I : T1, No, M0 + Giai đoạn II : T2,3, N0, M0

+ Giai đoạn III : T4, N0, M0, bất kỳ N, N1, M0 + Giai đoạn IV : Bất kỳ T, bất kỳ N, M1

- Thể tủy:

+ Giai đoạn I : T1, No, M0 + Giai đoạn II : T2,3,4, N0, M0 + Giai đoạn III : Bất kỳ T, N1, M0 + Giai đoạn IV : Bất kỳ T, bất kỳ N, M1

Thể không biệt hoá (Tất cả những trường hợp đều ở giai đoạn IV).

III. ĐIỀU TRỊ

Điều trị UTTGT nên dựa vào từng thể loại mô bệnh học cụ thể.

3.1. Thể giải phẫu bệnh loại biệt hoá

- Phẫu thuật: Phẫu thuật đóng vai trò quyết định trong điều trị UTTGT thể biệt hoá. Phẫu thuật thường là cắt tuyến giáp toàn phần.

- Đối với hạch cổ khi đã có di căn thì vét hạch.

- Điều trị nội tiết sau phẫu thuật: Thông thường dùng liều hàng ngày từ 200 - 250g Levothyroxin (T4). Tuy nhiên liều đáp ứng tối đa phụ thuộc vào từng cá thể.

- Điều trị tia xạ: Thường điều trị bằng I131 (RAI - RadiDactive - iodine). Trước khi điều trị bằng RAI, bệnh nhân phải được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.

- Liều RAI thường từ 50-150 mCi tuỳ theo kích thước và mức độ xâm lấn của u.

3.2. UTTGT thể tủy

Thường có di căn hạch vùng từ giai đoạn rất sớm. Do vậy nên cắt bỏ tuyến giáp toàn phần và vét hạch cổ. Điều trị tia xạ tại chỗ được chỉ định sau phẫu thuật và trong 1 số trường hợp nhằm mục đích giảm nhẹ bệnh.

3.3. UTTGT thể không biệt hoá

Hầu hết các trường hợp UTTGT thể không biệt hóa đều không thể phẫu thuật được ở thời điểm chẩn đoán. Điều trị bằng hóa chất đơn thuần hoặc hóa chất với tia xạ thường được chỉ định.

IV. TIÊN LƯỢNG VÀ THEO DÕI 4.1. Tiên lượng 4.1. Tiên lượng

- Thể nhú sống sau 5 năm là: 80 - 90%. - Thể nang sống sau 5 năm là: 50-70%. - Thể tuỷ sống sau 5 năm là: 40%.

4.2. Theo dõi

- Khám tại chỗ: Phát hiện tái phát và di căn hạch cổ 2 bên. - Chụp XQuang phổi phát hiện di căn.

- Định lượng hormon tuyến giáp để phát hiện tái phát. Đối với bệnh nhân đã được cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ, lượng hormon tuyến giáp sẽ giảm xuống. Khi hormon tuyến giáp tăng trở lại, gợi ý tới bệnh tái phát.

- Xạ hình I131 để đánh giá tái phát và di căn.

UNG THƯ VÚ I. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

Ung thư vú (UTV) là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, theo thống kê giai đoạn 2001-2004 tỷ lệ mắc UTV ở các tỉnh phía Bắc là 19,6/100.000 dân, đứng đầu trong các ung thư ở nữ và ở phía Nam, tỷ lệ này là 16,3/100.000 dân, đứng thứ hai sau ung thư cổ tử cung.

II. CHẨN ĐOÁN 2.1. Lâm sàng 2.1. Lâm sàng

- Bệnh nhân thường đến khám vì sờ thấy u nhỏ ở vú, không đau. Khám thấy khối u mật độ chắc, ranh giới không rõ.

- Đôi khi bệnh nhân thấy đau tại vú có u. - Một số trường hợp có tiết dịch núm vú.

- Giai đoạn muộn khối u lớn dính cơ ngực, dính da, đỏ da, vỡ loét hoặc biểu hiện như viêm.

- Hạch nách cùng bên thường to, chắc, có thể di động hoặc cố định. - Ở giai đoạn muộn hơn có thể thấy hạch thượng đòn cùng bên cứng chắc.

Khi bệnh nhân đến muộn có thể đã có di căn xa cùng với u vú. Tuỳ vị trí di căn mà biểu hiện với các triệu chứng và dấu hiệu khác nhau: Ho hoặc khó thở, tràn dịch màng phổi, đau xương khi có di căn xương v.v.

2.2. Cận lâm sàng

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 83 - 85)