- Tổn thương động mạch:
+ Vết thương đứt rời: hai đầu co lại dễ tạo huyết khối nên tự cầm máu, mạch chi dưới tổn thương không bắt được.
+ Vết thương bên: chảy máu nhiều, khó cầm nếu vết thương lớn hơn ½ chu vi mạch máu. Trong trường hợp vết thương nhỏ (dưới 1/3 chu vi mạch máu), có thể tự cầm máu và tạo khối giả phình về sau.
2.2. Chấn thương động mạch
- Nguyên nhân:
+ Trực tiếp: gãy xương (gãy mâm chày, đầu dưới xương đùi…) + Gián tiếp: các vật tù rơi, chọc vào thành mạch.
- Tổn thương động mạch:
+ Dập một đoạn động mạch + huyết khối bên trong… + Dập + đứt rời một đoạn động mạch.
+ Dập một bên thành mạch.
+ Co thắt thành động mạch do đầu xương gãy đè vào.
- Tổn thương phần mềm xung quanh gây phá huỷ hệ thống tuần hoàn phụ.
2.3. Các thương tổn phối hợp
- Tổn thương tĩnh mạch tuỳ hành phối hợp. - Tổn thương thần kinh đi kèm động mạch.
- Chấn thương động mạch: có thể kèm tổn thương cơ quan khác, có khi gây sốc làm nặng thêm tình trạng thiếu máu chi do tổn thương động mạch.
III. CHẨN ĐOÁN
Chủ yếu dựa vào lâm sàng có dấu hiệu thiếu máu chi cấp tính phía dưới tổn thương. Siêu âm Doppler, chụp mạch máu cần thiết trong một số trường hợp.
3.1. Chẩn đoán vết thương động mạch
- Cơ năng:
+ Bị đâm, đạn bắn.
+ Tê bì, giảm hoặc mất cảm giác đầu chi. + Giảm hoặc mất vận động đầu chi. - Toàn thân:
+ Da xanh, niêm mạc nhợt, HA hạ nếu mất máu nhiều.
+ Nếu đến muộn 24- 48 giờ, hay đã hoại tử chi sẽ có dấu hiệu nhiễm độc: lơ mơ, mạch nhanh, HA tụt, da xanh, niêm nhợt, tiểu ít.
- Tại chỗ:
+ Vết thương thường nằm trên đường đi của mạch máu lớn. + Vết thương đang chảy máu.
+ Nếu vết thương đã cầm: có khối máu tụ quanh vết thương, có thể đập theo nhịp tim.
- Chi phía dưới: có hội chứng thiếu máu chi cấp tính: + Da nhợt.
+ Chi lạnh.
+ Mạch ngoại biên giảm hoặc mất. + Giảm hoặc mất cảm giác.
+ Giảm hoặc mất vận động. + Phù nề và đau bắp cơ.
- Thiếu máu không phục hồi: mảng tím đen hay hoại tử, nổi bóng nước, cứng khớp hoặc hoại tử nhiễm khuẩn gây nhiễm độc toàn thân rất nặng
3.2. Chẩn đoán chấn thương động mạch
- Cơ năng:
+ Chấn thương trực tiếp vào đường đi mạch máu hoặc do gãy xương. + Bệnh nhân than đau, giảm hoặc mất cảm giác chi.
- Toàn thân: có dấu hiệu của gãy xương và chấn thương khác, sốc chấn thương. Nếu đến muộn: có dấu hiệu nhiễm khuẩn và hoại tử chi.
- Tại chỗ:
+ Dập cơ, phần mềm, tụ máu nơi chấn thương. + Dấu hiệu gãy xương, sưng nề, biến dạng, lệch trục. - Chi phía dưới: có hội chứng thiếu máu chi cấp tính.
3.3. Cận lâm sàng
- Siêu âm Doppler: có giá trị trong chẩn đoán cao, nhanh và tiện lợi. - Chụp mạch máu: giá trị chẩn đoán rất cao, nhưng mất thời gian.
IV. ĐIỀU TRỊ
4.1. Vết thương động mạch
4.1.1. Điều trị ngoại khoa
- Thắt động mạch rất hạn chế, chỉ thực hiện khi BN đến muộn (tuần hoàn phụ tốt), vết thương nhiễm khuẩn.
- Phục hồi lưu thông mạch máu: khâu nối trực tiếp hoặc ghép mạch (tĩnh mạch hiển lớn tự thân đảo chiều).
- Khâu nối tĩnh mạch và thần kinh phối hợp.
- Mở cân giải áp nếu có dấu hiệu phù nề - đau bắp cơ.
4.1.2. Sau mổ
Kháng đông: Heparin TM 100 – 200 UI/kg/24giờ, trong 24 – 48 giờ đầu, sau đó có thể thay thế Fraxiprine TDD hay Aspégic uống từ 1 – 2 tuần.
4.1.3. Biến chứng
- Nhiễm khuẩn vết thương, bục miệng nối: thắt mạch + điều trị nhiễm khuẩn. - Tắc miệng nối: ít xảy ra, cần theo dõi tình trạng chi mỗi ngày.
- Suy thận cấp: khi BN đến muộn, biểu hiện lơ mơ, tiểu ít, XN ure, Creatinine tăng. Chỉ định cắt cụt chi sớm khi lâm sàng + cận lâm sàng không cải thiện.
4.2. Chấn thương động mạch
4.2.1. Điều trị ngoại khoa
- Mổ cố định xương gãy trước.
- Cắt đoạn động mạch dập, khâu trực tiếp phục hồi động mạch hoặc ghép 1 đoạn tĩnh mạch hiển đảo chiều.
- Khâu nối tĩnh mạch và thần kinh phối hợp.
- Mở cân giải áp nếu có dấu hiệu sưng nề và đau bắp cơ.
4.2.2. Sau mổ
Kháng đông: duy trì Heparin như trên trong 24-48 giờ, sau đó thay thế Fraxiprine TDD hay Aspégic.
4.2.3. Biến chứng
- Nhiễm khuẩn vết thương: mở rộng vết thương, thay băng và săn sóc mỗi ngày. Nếu bục miệng nối: thắt động mạch + điều trị nhiễm khuẩn. Nếu hoại tử nhóm cơ: mổ cắt lọc.
- Tắc miệng nối: hay gặp hơn trong chấn thương mạch máu.
- Suy thận cấp: hay gặp hơn trong chấn thương mạch máu, biểu hiện lơ mơ, tiểu ít, xét nghiệm ure, Creatinine tăng. Chỉ định cắt cụt chi sớm nếu lâm sàng + cận lâm sàng không cải thiện.
4.3. Chỉ định cắt cụt chi
- Sốc không phục hồi khi hồi sức.
- Chấn thương phối hợp nặng (chi, bụng, ngực…).
- Những dấu hiệu thiếu máu cấp tính đã lâu, không còn khả năng phục hồi chi: nốt bỏng, cứng khớp, mất hoàn toàn cảm giác, vận động chi…
- Vết thương tại chỗ nặng: kèm gãy xương, vết thương thần kinh, tĩnh mạch và dập nát phần mềm.
V. TÁI KHÁM
ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC I. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG
Đứt dây chằng chéo trước là loại tổn thương thường gặp trong chấn thương khớp gối. Nguyên nhân thường do chấn thương thể thao, tai nạn giao thông và tai nạn sinh hoạt làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.
II. CHẨN ĐOÁN 2.1. Lâm sàng 2.1. Lâm sàng
- Sưng và đau vùng gối. - Lỏng gối.
- Teo cơ.
Các nghiệm pháp giúp chẩn đoán: dấu hiệu Ngăn kéo trước, dấu hiệu Lachman, dấu hiệu Pivot shift.
2.2. Cận lâm sàng
- XQuang khớp gối. - MRI khớp gối.