VIII. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
- Tái khám định kỳ sau 1, 3, 6, 9 tháng. Kiểm tra: CEA, siêu âm bụng tổng quát, chức năng gan thận.
- Sau 1 năm sẽ tái khám mỗi 6 tháng.
- Sau một năm cần nội soi đại tràng để xem có tái phát ngay miệng nối không.
CHẤN THƯƠNG NGỰC
I. ĐẠI CƯƠNG
Chấn thương ngực (CTN) là nguyên nhân gây tử vong cao, chiếm 25% trong các trường hợp chấn thương. Có 70% các trường hợp là chấn thương ngực kín, đa số là do tai nạn giao thông, ¼ các trường hợp này cần nhập viện theo dõi.
II. PHÂN LOẠI
CTN chia thành chấn thương ngực kín và vết thương thấu ngực.
- Chấn thương ngực kín (CTNK): một dạng tổn thương ở thành ngực hoặc các tạng trong lồng ngực do vật tù đập mạnh vào ngực hoặc do chấn động.
- Vết thương thấu ngực (VTTN): khoang màng phổi thông thương với bên ngoài. VTTN chia thành 2 loại: vết thương ngực kín và vết thương ngực hở.
III. CHẨN ĐOÁN
Xác định nguyên nhân chấn thương là vấn đề rất quan trọng.
3.1. Lâm sàng
Có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, thường gặp là: - Đau ngực, khó thở, ho máu, …
- Hội chứng suy hô hấp. - Hội chứng sốc mất máu. - Hồi chứng chèn ép tim cấp.
- Tràn khí dưới da, KQ lệch, lồng ngực cử động bất thường. - Hội chứng 3 giảm, 2 giảm.
- Tiếng phì phò nơi vết thương. - Vị trí, hướng vết thương ngực.
3.2. Cận lâm sàng
- XQuang ngực: có giá trị rất thiết thực, giúp xác định tràn khí, tràn dịch màng phổi, gãy xương, dập phổi, trung thất rộng…
- Siêu âm cấp cứu: tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim…
- CT-Scanner ngực cản quang: đóng vai trò quan trọng trong những trường hợp khó: tổn thương mạch máu lớn, thoát vị hoành…
- Xét nghiệm khác: nội soi khí phế quản, chụp thực quản cản quang, siêu âm tim, chụp mạch máu…