4.1. Phẫu thuật
4.1.1. Bướu nông giai đoạn sớm Ta, T1 a. Bướu có độ biệt hóa cao (G1) a. Bướu có độ biệt hóa cao (G1)
Nếu đã chắc lấy hết bướu thì có thể theo dõi, soi bàng quang mỗi 3 tháng trong 2 năm, mỗi 6 tháng trong 3 năm và mỗi năm sau đó.
Nếu có nhiều bướu thì nên hóa trị bơm bàng quang: theo cơ chế miễn nhiễm như BCG hay theo cơ chế diệt bào như Mitomycin C, Adriamycin.
b. Nếu bướu nông nhưng độ biệt hóa kém (G2,G3)
Đa số các tác giả đều chọn phương pháp hóa trị bơm bàng quang sớm (15 ngày sau cắt đốt nội soi).
4.1.2. Bướu thâm nhiễm
a. Bướu đơn độc, chỉ thâm nhiễm cơ nông
- Cắt đốt nội soi cố lấy hết bướu sau đó hóa trị bơm bàng quang.
- Một số tác giả khác chọn phương pháp mổ mở cắt xuyên thành bàng quang cách chân bướu 1cm, nếu cần cắt cả lỗ niệu quản và cắm lại niệu quản, với điều kiện che chắn kỹ lưỡng, không cho gieo rắc bướu ra ngoài, đốt cách chân bướu ít nhất 2cm,
bơm rửa bàng quang với nước nóng, nạo hạch chậu bịt ít nhất là phía bên bướu, sau đó dựa vào kết quả giải phẫu bệnh. Nếu:
- Hạch âm tính, có thể theo dõi và cho hóa trị bơm bàng quang.
- Hạch dương tính hay giải phẫu bệnh nghi có tế bào bướu thâm nhiễm thần kinh, mạch máu: trong trường hợp này nên hóa trị đường toàn thân (phát đồ MVAC, CisCA, CMV), nếu có kết hợp xạ trị thì càng tốt.
Một số tác giả khác chỉ định mạnh hơn khi bướu thâm nhiễm tới lớp cơ kể cả cơ nông: cắt toàn bộ bàng quang và nạo hạch, sau đó làm bàng quang thay thế và dựa vào kết quả giải phẫu bệnh để hóa trị toàn thân hay không. Các tác giả này quan niệm bướu là bệnh lý niệu mạc, nên cần phải lấy hết bàng quang. Đây là một phương pháp tốt về tỉ lệ tái phát nhưng để lại nhiều di chứng như bất lực, chức năng bàng quang thay thế cũng không bằng bàng quang thật.
b. Nhiều bướu, thâm nhiễm nhiều qua khỏi cơ sâu
Đây là loại bướu có độ ác tính cao, tỉ lệ tái phát cao, dễ di căn xa. Nếu còn ở giai đoạn phẫu thuật, lý tưởng nhất là phẫu thuật triệt để.
- Ở nam: cắt bỏ bàng quang, tiến liệt tuyến, túi tinh, niệu đạo, nạo hạch chậu. - Ở nữ đoạn chậu trước: cắt bỏ bàng quang, niệu đạo, thành trước âm đạo, tử cung, buồng trứng, nạo hạch chậu.
Sau đó làm chuyển lưu nước tiểu:
- Không kiểm soát: đưa 2 niệu quản ra da (kiểu lộn tay áo, ngày nay thường dùng kiểu quai) hoặc phẫu thuật Bricker.
- Có kiểm soát: phẫu thuật CAMEY I, CAMEY II, COFFEY, túi KOCK Sau đó tiếp tục cho hóa trị toàn thân và phối hợp xạ trị.
4.1.3. Giai đoạn có di căn xa
Bướu di căn xa dính vào các cơ quan ngoài vùng chậu mang lại tiên lượng rất xấu dưới 5% bệnh nhân sống sót sau 5 năm. Hóa trị liệu và điều trị nâng đỡ được chỉ định nhằm làm giảm nhẹ triệu chứng.
4.2. Hóa trị
4.2.1. Hoá trị bướu bàng quang nông
a. Phương pháp miễn nhiễm - BCG (Bacllus Calmette-Guérin)
Mục tiêu của phương pháp là chống tái phát và điều trị những tổn thương vi thể của ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
Thuốc được bơm vào bàng quang. Bắt đầu cho thuốc 3 tuần sau phẫu thuật hoặc cắt đốt nội soi.
Liều dùng là 150 mg (2 ống BCG 75 mg của viện Pasteur) hòa trong 60 ml huyết thanh mặn đẳng tương, bơm vào bàng quang.
b. Những trường hợp kháng BCG
Khoảng 30% bệnh nhân không đáp ứng liệu pháp BCG sau nhiều lần bơm. Interferon alpha 2b có thể có đáp ứng tới 40% bệnh nhân, bao gồm những người không đáp ứng với bơm BCG vào bàng quang. Bơm vào bàng quang, 100 triệu đơn vị Interferon alpha 2b được trộn với 30-50 ml dung dịch sinh lý và giữ ở bàng quang
trong 2 giờ. Bơm mỗi tuần một lần trong 12 tuần và sau đó mỗi tháng một lần trong 1 năm.
c. Hóa trị bằng hóa chất
4.2.2. Hoá trị bướu bàng quang thể thâm nhiễm
Hóa trị đường truyền tĩnh mạch.
4.3. Xạ trị
Có thể xạ trị đơn thuần hoặc phối hợp với phẫu thuật theo các phương thức: - Tia xạ đơn thuần.
- Phẫu thuật rồi xạ trị. - Tia xạ rồi phẫu thuật. - Tia xạ + phẫu thuật + tia xạ.
4.4. Các phương pháp khác: nhiệt liệu pháp hay dùng Laser để đốt u.