+ Chít hẹp niệu quản dưới sỏi.
+ Nhiễm khuẩn niệu, nhiễm khuẩn huyết.
+ Có rối loạn đông máu chưa được điều trị ổn định.
+ Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng hoặc bệnh toàn thân nặng. - Chống chỉ định tương đối:
+ Bệnh lý toàn thân chưa được điều trị ổn định như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, tâm thần kinh….
+ Có thai, dị dạng cột sống.
+ Dị dạng hệ tiết niệu (thận đôi, thận lạc chỗ, thận móng ngựa, hẹp khúc nối bể thận niệu quản, niệu quản đôi…)
+ Sỏi niệu quản 1/3 giữa (do định vị sỏi khó, lẫn với xương).
4.2.2. Tán sỏi nội soi ngược dòng a. Nội soi niệu quản kéo sỏi a. Nội soi niệu quản kéo sỏi
Chỉ định: Thủ thuật này thường áp dụng cho sỏi niệu quản 1/3 dưới có đường kính nhỏ, trung bình 5-7mm. Đây là một phương pháp nhẹ nhàng, không phải cắt da và cơ, không để sẹo vết mổ trên cơ thể. Có làm nhiều lần trên cả hai bên cùng một lúc
b. Tán sỏi nội soi niệu quản ngược dòng Chỉ định Chỉ định
- Kích thước viên sỏi < 1,5 cm. - Niệu quản dưới sỏi không hẹp.
(Đối với máy tán sỏi bằng laser có thể tán sỏi với kích thước > 1,5cm, niệu quản hẹp)
Chống chỉ định
- Nhiễm khuẩn niệu chưa được điều trị ổn định. - Hẹp niệu quản dưới sỏi, hẹp niệu đạo.
4.2.3. Mở rộng miệng niệu quản lấy sỏi qua nội soi: Trường hợp sỏi ở miệng niệu
4.2.4. Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc a. Chỉ định a. Chỉ định
- Sỏi niệu quản 1/3 trên (từ khúc nối bể thận – niệu quản tới bờ trên xương cùng (L2 – L5)) xác định trên KUB và UIV.
- Kích thước sỏi > 10mm.
- Không có chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể hoặc tán sỏi ngoài cơ thể thất bại. - Sỏi dính vào niệu quản lâu ngày (> 2 tháng trên KUB), thận ứ nước ( ≥ Độ II)
b. Chống chỉ định
- Bệnh nhân không hợp tác. - Đang có rối loạn đông cầm máu.
- Có bệnh lý nội khoa đi kèm không đáp ứng được yêu cầu gây mê. - Đã phẫu thuật vùng hông lưng cùng bên.
- Đang nhiễm khuẩn đường tiết niệu do sỏi chưa điều trị ổn định.
4.2.5. Phẫu thuật mở
Chỉ định:
- Sỏi niệu quản kèm thận ứ nước nhiễm khuẩn - Sỏi niệu quản gây vô niệu, suy thận cấp
- Sỏi niệu quản kèm dị dạng bẩm sinh đường niệu cần phải tạo hình.
- Sỏi niệu quản đã điều trị bằng tán sỏi nội soi ngược dòng hoặc phẫu thuật nội soi sau phúc mạc nhưng thất bại.
C. SỎI BÀNG QUANG
I. ĐẠI CƯƠNG
Sỏi bàng quang ngoài những đặc điểm chung của sỏi hệ tiết niệu còn có những đặc điểm riêng vì thường gặp ở nam giới và liên quan đến sự ứ đọng nước tiểu do chướng ngại ở cổ bàng quang hay niệu đạo.
II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
- Đái buốt, đái rắt hoặc đái ra máu cuối bãi, có khi tắc đái giữa dòng. - Thăm khám trực tràng, âm đạo có thể sờ thấy được sỏi
III. XÉT NGHIỆM TIỀN PHẪU
- Công thức máu, TS TC, nhóm máu-Rh. - Chức năng đông máu toàn bộ.
- Urê, creatinin, điện giải đồ, Glucose máu, protid. - Phosphat, acid uric trong máu.
- Nước tiểu toàn phần, cấy nước tiểu, kháng sinh đồ. - ECG.
- Siêu âm bụng tổng quát. - XQuang tim phổi thẳng.
- XQuang hệ niệu không chuẩn bị.
- CT-Scanner bụng: phát hiện sỏi không cản quang.
III. ĐIỀU TRỊ
- Mổ bàng quang lấy sỏi:
+ Sỏi kích thước > 2cm, có nhiễm khuẩn.
+ Giải quyết các bệnh lý là nguyên nhân gây ra sỏi: túi thừa bàng quang, hẹp niệu đạo, tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt.
- Tán sỏi bàng quang: Sỏi kích thước ≤ 2cm.