ĐIỀU TRỊ 3.1 Thái độ điều trị

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 100)

3.1. Thái độ điều trị

Tùy thuộc tổng trạng thai phụ, tuổi thai và tình trạng thai nhi.

3.2. Điều trị

3.2.1. Nhau bong non thể nặng, ảnh hưởng đến tổng trạng của mẹ

- Mổ lấy thai cấp cứu và nên mổ đường dọc giữa. - Thắt động mạch tử cung dự phòng.

- Nếu có tình trạng băng huyết, xử trí theo phác đồ băng huyết.

- Quyết định cắt tử cung hay không tùy thuộc vào tổng trạng mẹ, PARA, tuổi mẹ.

3.2.2. Nhau bong non thể nhẹ

Tuổi thai > 34 tuần:

- Nếu tiên lượng sinh trong vòng 01 giờ: cho bấm ối, sanh ngã âm đạo. - Nếu tiên lượng chuyển dạ thuận lợi: bấm ối, tăng go nếu cần.

- Nếu chuyển dạ không thuận lợi: mổ lấy thai.

Tuổi thai ≤ 34 tuần:

- Dùng thuốc hỗ trợ phổi: Betamethasone 12 mg × 24 giờ, hiệu quả nhất sau 24 giờ, theo dõi sát tình trạng mẹ và thai.

- Trong thời gian theo dõi, nếu diễn tiến xấu thì nên mổ lấy thai.

- Sau khi hỗ trợ phổi, nếu tổng trạng mẹ ổn định, tim thai tốt thì có thể kết thúc chuyển dạ bằng tăng go tử cung phối hợp thuốc mềm cổ tử cung. Mổ lấy thai khi không thuận lợi.

3.2.3. Trường hợp thai chết

- Nếu tổng trạng mẹ ảnh hưởng: mổ lấy thai.

- Tổng trạng mẹ ổn định: bấm ối, tăng go theo dõi sanh ngã âm đạo. - Điều trị nội khoa tích cực khi có rối loạn đông máu.

SA DÂY RỐN

I. CHẨN ĐOÁN

- Sa dây rốn: Dây rốn nằm trước ngôi thai khi màng ối vỡ, dây rốn sa trong âm đạo, có khi sa hẳn ra ngoài âm hộ.

- Sa dây rốn trong bọc ối: Dây rốn nằm ở bên hoặc dưới ngôi thai khi màng ối còn nguyên.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 100)