TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 56 - 57)

2.1. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên (hoặc cao)

Là trạng thái nhiễm khuẩn ở thận cho tới miệng niệu quản, mà chủ yếu là ở nhu mô thận và đài bể thận, còn gọi là viêm thận - bể thận. Trong thể cấp tính với các triệu chứng điển hình như sau:

- Toàn trạng: buồn nôn, nôn, gầy sút, mất ngủ... - Sốt cao 39 – 40 0C, rét run, mạch nhanh. - Đau thắt lưng.

- Đái đục, đái máu, đái buốt, đái rắt.

- Khi nhiễm khuẩn xảy ra ở đường tiết niệu bị tắc nghẽn (do sỏi, chít hẹp niệu quản...) bệnh nhân có cơn đau quặn thận.

- Khám lâm sàng có thể thấy đau nhiều vùng hố thắt lưng, phản ứng cơ thắt lưng (+), thận lớn đau.

2.2. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới (hoặc thấp)

Là tình trạng nhiễm khuẩn của bàng quang niệu đạo kể cả bộ phận sinh dục của nam giới (tiền liệt tuyến, tinh hoàn). Có thể gặp các hình thái sau: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, viêm tinh hoàn cấp, viêm mào tinh cấp...

- Viêm bàng quang cấp tính thường không có sốt. Ngược lại viêm tiền liệt tuyến và tinh hoàn thì thường có sốt, 39 0C.

- Toàn trạng ít thay đổi

- Nổi bật là các triệu chứng kích thích bàng quang: đái buốt, đái rắt, đau tức hạ vị. Nước tiểu đục, có mủ hoặc có máu.

- Viêm mào tinh - tinh hoàn cấp tinh hoàn sưng to và rất đau. Nhiều trường hợp nhầm lẫn với xoắn thừng tinh.

- Khám lâm sàng thấy đau ở hạ vị khi ấn, có khi phát hiện thấy cầu bàng quang mạn tính (ứ đọng nước tiểu trong viêm bàng quang mạn tính), thăm trực tràng thấy tiền liệt tuyến to đau (viêm tiền liệt tuyến cấp); tinh hoàn một bên sưng nóng đỏ (viêm tinh hoàn mào tinh cấp).

Ngoài hai thể bệnh trên, có nhiều trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu không có biểu hiện lâm sàng, chỉ phát hiện được khi cấy nước tiểu có vi khuẩn.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI SẢN (Trang 56 - 57)